Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 - Tất cả các môn

Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 lớp 7 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 đầy đủ các môn học: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Tiếng Anh,..... Các đề thi được VnDoc tổng hợp để các em học sinh nắm được bố cục đề thi cho từng môn học sách mới. Bộ đề thi có kèm file tải từng môn, mời các bạn truy cập vào từng môn để tải về

Các đề thi lớp 7 sách Chân trời sáng tạo bao gồm đáp án và bảng ma trận.

Link tải đáp án từng đề thi chi tiết:

1. Đề thi giữa kì 2 Tiếng Anh 7 Chân trời sáng tạo

Đề thi Tiếng Anh lớp 7 giữa học kì 2 Right On

Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

B. USE OF ENGLISH

Choose the best option (A, B, C or D) to complete the following sentences.

1. My brother has got a________. He can take photos from the air.

A. tablet B. drone C. games console D. headset

2. I’ve got________MP3 player. I usually use it for listening to music.

A. a B. an C. the D. X

3. There are several things I want to learning, but the first thing that comes_____mind is swimming.

A. on B. in C. of D. to

4. My uncle is a____________. He repairs cars.

A. pilot B. mechanic C. game designer D. photographer

A. mission B. IT technician C. engineer D. alien

7. It took the firefighters several hours to__________the fires.

A. get out B. put out C. put off D. get off

8. I want to be a___________in the future because I want to fly planes around the world.

A. mechanic B. photographer C. games designer D. pilot

9. You________always check your oil, water and tyres before taking your car on a long trip.

A. can B. should C. have to D. will

10. My favorite video game________is Mario. He is the main hero of the Mushroom Kingdom.

A. elf B. character C. actor D.

11. I’m crazy______Sonic, a character in a platform game.

A. on B. about C. in D. to

14. My father always saves important documents to a__________.

A. mouse B. router C. keyboard D. USB flash drive

15. There's no sound coming out of the _________. It doesn’t work.

A. mouse B. speaker C. tower D. USB flash drive

16. Township is a____. It attempts to copy various activities from real life in the form of a game.

A. simulation game B. problem-solving game C. strategy game D. platform game

17. We should use_____________ energy sources.

A. environmental-friendly B. environmentally-friendly

C. environmental-friend D. environmentally-friend

18. My sister often goes to this__________ to buy some stamps and send her letters.

A. cinema B. chemist’s C. post office D. clothes shop

20. A________is a journey sea to visit different places on a holiday.

A. cruise B. car journey C. road trip D. helicopter tour

21. Yesterday, visitors crossed the lake by ________.

A. tram B. bus C. train D. canoe

22. You can buy a magazine at the____________.

A. florist’s B. pet shop C. newsagent’s D. butcher’s

23. The motorbike is the most popular ___________in Vietnam.

A. mean of transport B. means of transport

C. mean of communication D. means of communication

Choose the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation.

24. A. rescue B. behave C. repair D. respect

25. A. designer B. engineer C. technician D. mechanic

Choose the correct option A, B, C, or D to indicate the sentence that best completes each of the following exchanges.

26. Mr. Quynh is helping Lucy login to her school’s webpage.

- Mr. Quynh: “First, you type in your name and your password. Then click Enter.”

- Lucy: “____________”

A. Is everything OK? B. You’re welcome. C. What’s next? D. When can you help me?

Choose the word that has the CLOSET meaning to the word in bold.

27. I think this droid’s worst shortcoming is talking a lot.

A. fault B. benefit C. trouble D. advantage

28. The bookshop is on your right opposite the supermarket.

A. behind B. across from C. in front of D. among

Part 2. Give correct forms or tenses of the verbs in the bracket.

1. You should …………………(take) the bus - it's the easiest way to get there.

2. I don’t know how…………………..(sail) a boat.

3. The train to Hue…………………….(start) at 7a.m.

4. -Do you fancy……………………..(hang) out this evening? -That would be nice.

Part 3. Write the correct of the words in brackets.

1. Surfing and playing games on the Internet can quickly become very………..……..(ADDICT)

2. Kon Tum Wooden Church is one of tourist………….………in Kon Tum. (ATTRACT)

3. Be sure you are following top ten……….…………rules when surfing the web. (SAFE)

4. This is the most…………………….website I have ever visited. (USE)

C. READING

Part I. Read the passage then do the tasks below.

HOW TO USE SMARTPHONES IN A RIGHT WAY

These days, a lot of individuals use their smartphones. But not everyone is aware of how to use them effectively. Firstly, make sure that your smartphone has anti-virus software to protect it from dangerous viruses on the Internet. Remember to update the software and let it scan your phone regularly. Secondly, when you use your phone to check emails, do not open emails from people you don't know because they can contain viruses. Also, do not give your personal information through these emails, like your full name or phone number. Next, when you create an account to log in to websites, you need to choose a strong username and password so that hackers cannot easily know them. You must keep them secret, too and sign out the websites when you finish. Finally, using phones to shop online is really convenient for everyone, but it's also dangerous. If you click on fake shopping websites, you may lose your money. Try to be aware of the advertisements that give you products at low prices because they might try to steal your bank account information.

a. Answer the questions.

1. What should people install to protect their smartphones?

…………………………………..………………………………

2. Should we open mails from strangers?

…………………………………..………………………………

3. What do we need to choose when creating an account?

…………………………………..………………………………

4. Why do we try to be aware of the advertisements for low-cost products?

…………………………………..………………………………

b. Complete the following sentences with ONE suitable word from the passage above.

5. Although it is really convenient, using phones to shop online is not………………..

6. You may lose your…………………if you click on fake shopping websites.

Part II. Read the email from Rachel. Choose the best option (A, B, C, or D).

Hi Mark,

How are things? Today, we visited the Great Wall of China. Amazingly, it's over 2,000 years old and over 20,000 km long. The Great Wall is made (7) ………..of stones and bricks, and it's (8)……………… wall in the world. There are many towers along the wall where you can get a (9)…………….. view.

Next week, we are visiting the Taj Mahal, a UNESCO World Heritage Site in Agra, India. It's the most beautiful mausoleum in the world. Shah Jahan built it for his beloved wife, Mumtaz Mahal, in 1653. It covers an area of 17 hectares and is 73 metres (10)……………. Millions of people visit this site every year. I think it's one of the most impressive landmarks in the world.

See you when I get back.

Talk to you soon.

Rachel

7. A. of

B. from

C. in

D. to

8. A. longer

B. the longest

C. longest

D. long

9. A. much great

B. great

C. greatest

D. more great

10. A. tall

B. weight

C. length

D. high

D. WRITING (2,5 points)

Part I. Use the given words or phrases to make complete sentences.

1. I/ prefer/ travel/ plane/ because/ it/ fastest way/ travel long distances.

………………………………………………………………………………………………

2. My brother/ decide/ take part/ the talk show/ teenagers.

………………………………………………………………………………………………

3. You must/ keep/ password/ sign out/ websites/ you finish.

………………………………………………………………………………………………

4. The internet/ give/ many venues/ children/ study languages.

………………………………………………………………………………………………

Part 2. Rewrite the following sentences without changing the meaning.

1. They decided to walk to the department store.

They decided to go to ………………………………………………

2. It is necessary for you to book a hotel in advance.

You have…………………………………………………………

3. His bag is not the same as mine.

His bag is……………………………………………………..

4. My hobby is reading books and my sister’s hobby is also reading book

My hobby ……………………………………….my sister’s hobby.

5. He would like to meet people and see new place, so he often travels around the world.

He enjoys…………………………………………, so he often travels around the world.

6. My sister’s dream is becoming a teacher of English when she grows up.

My sisters wants………………………………………………………………

7. It’s the rule to stop at the red light when participating in traffic.

You……………………………………………………………………..

8. I advise you not to spend more time on the Internet.

You should……………………………………………………………………

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Thay tỉ số 1,25 : 3,45 bằng tỉ số giữa các số nguyên ta được

A. 12,5 : 34,5;

B. 29 : 65;

C. 25 : 69;

D. 1 : 3.

Câu 2. Biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k = 2. Khi x = –3 thì giá trị của y bằng bao nhiêu?

A. –6;

B. 0;

C. –9;

D. –1.

Câu 3. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = –12 thì y = 8. Khi x = 3 thì y bằng

A. –32;

B. 32;

C. –2;

D. 2.

Câu 4. Cho hình vẽ sau:

Số đo x là

A. 18°;

B. 72°;

C. 36°;

D. Không xác định được.

Câu 5. Hai tam giác bằng nhau là

A. Hai tam giác có ba cặp cạnh tương ứng bằng nhau;

B. Hai tam giác có ba cặp góc tương ứng bằng nhau;

C. Hai tam giác có ba cặp cạnh, ba cặp góc tương ứng bằng nhau;

D. Hai tam giác có hai cạnh bằng nhau.

Câu 6. Một tam giác cân có góc ở đáy bằng 40° thì số đo góc ở đỉnh là

A. 50°;

B. 40°;

C. 140°;

D. 100°.

Câu 7. Cho tam giác MNP có: MN < MP, MD ⊥ NP. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. DN = DP;

B. MN = MP;

C. MD > MN;

D. MD < MP.

Câu 8. Điền vào chỗ trống sau: “Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại … của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó”.

A. Trung trực;

B. Giao điểm;

C. Trọng tâm;

D. Trung điểm.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Tìm số hữu tỉ x trong các tỉ lệ thức sau:

a)\dfrac{x}{6} = \dfrac{{ - 3}}{4};

b)\dfrac{5}{x} = \dfrac{{15}}{{ - 20}}

c) \frac{x + 11}{14 - x} = \frac{2}{3}

Bài 2. (2,0 điểm)

a. Tìm hai số a, b biết rằng 2a = 5b và 3a + 4b = 46

b. Tìm ba số a, b, c biết rằng a : b : c = 2 : 4 : 5 và a + b - c = 3

Bài 3. (1,5 điểm) Trong đợt quyên góp sách ủng hộ các bạn vùng cao, số sách mà ba lớp 7A, 7B, 7C quyên góp được tỉ lệ với ba số 5; 6; 8. Tính số sách cả ba lớp đã quyên góp, biết số sách lớp 7C quyên góp nhiều hơn số sách của lớp 7A quyên góp là 24 quyển.

Bài 4. (3,0 điểm)

Cho tam giác ABC (AB < AC) M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm E sao cho AM = EM.

a. Chứng minh: ΔAMB = ΔMCE

b. Từ A kẻ AH vuông góc với BC. Trên tia đối của tia HA lấy điểm D sao cho HA = HD. Chứng minh: CE = BD

c. Tam giác AMD là tam giác gì? Vì sao?

Xem đáp án tại đây: Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 có đáp án

Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo

PHẦN I – Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.

Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

Câu 3: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Câu 4: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN

Câu 1 (2.0 điểm)

Xác định phép thế trong những đoạn trích sau:

a. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích lũy. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. (Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách)

b. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

c. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

d. Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ.

Câu 2: Hãy viết một bài văn ngắn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ”.

Xem đáp án tại đây: Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án.

Đề thi GDCD 7 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…… là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục”.

A. Bạo lực học đường.

B. Bạo hành trẻ em.

C. Bạo lực gia đình.

D. Tệ nạn xã hội.

Câu 2. Nhân vật nào dưới đây đang thực hiện hành vi bạo lực học đường?

A. Bạn K rủ các bạn khác trong lớp cùng tẩy chay, xa lánh bạn V.

B. Thầy giáo nhắc nhở M không nói chuyện riêng trong giờ học.

C. Bạn H từ chối không cho T chép bài trong giờ kiểm tra Toán.

D. Cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở A cần chăm chỉ, đi học đúng giờ.

Câu 3. Tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của

A. các cơ sở giáo dục và lực lượng công an.

B. các thầy, cô giáo và cha mẹ học sinh.

C. lực lượng công an và cộng đồng xã hội.

D. mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

Câu 4. Theo Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: người từ bao nhiêu tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?

A. Đủ 10 tuổi đến dưới 12 tuổi.

B. Đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi.

C. Đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

D. Đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Câu 5. Bạo lực học đường không gây ra hậu quả nào dưới đây?

A. Nạn nhân bị tổn thương về tâm lí (sự hãi, ám ảnh, trầm cảm,…).

B. Nạn nhân bị tổn hại về sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạnh.

C. Là nguyên nhân chính làm tan vỡ hạnh phúc của các gia đình.

D. Ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội và môi trường xung quanh.

Câu 6. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh không nên thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Nhanh chóng rời khỏi vị trí nguy hiểm.

B. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí.

C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý của mọi người.

D. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

Câu 7. Ý kiến nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?

A. Sự bồng bột, nông nổi là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

B. Bạo lực học đường gây tổn thương về thể chất và tinh thần đối với nạn nhân.

C. Người gây ra bạo lực học đường không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

D. Bạo lực học đường gây ảnh hưởng xấu đến xã hội và môi trường xung quanh.

Câu 8. Mỗi học sinh cần phải làm gì để phòng ngừa bạo lực học đường?

A. Đua đòi, tham gia vào các trò chơi mang tính bạo lực và các tệ nạn xã hội.

B. Sử dụng bạo lực để giải quyết những khúc mắc, xích mích trong nhà trường.

C. Có lối sống lành mạnh, tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.

D. Sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trên ghế nhà trường.

Câu 9. Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tiết kiệm tiền.

B. Chi tiêu tiền.

C. Quản lý tiền.

D. Phung phí tiền.

Câu 10. Nhân vật nào dưới đây đã cách chi tiêu hợp lí?

A. Bạn T tiết kiệm tiền lì xì để mua đồ dùng học tập.

B. Chị K dành 2/3 tháng lương để mua túi xách hàng hiệu.

C. Chú X dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ bóng đá.

D. Bạn V đòi mẹ mua cho nhiều váy áo dù gia đình còn khó khăn.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chi tiêu hợp lí.

B. Tiết kiệm thường xuyên.

C. Tăng nguồn thu.

D. “Tăng xin - giảm mua - tích cực cầm nhầm”.

Câu 12. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chỉ mua những thứ mình cần và phù hợp với khả năng chi trả.

B. Mua lượng thức ăn đủ dùng, khóa vòi nước khi không sử dụng.

C. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm một khoản tiền nhỏ mỗi tháng.

D. Mua mọi thứ mình thích mà không quan tâm đến khả năng chi trả.

Câu 13. Học sinh nên thực hiện hoạt động nào dưới đây để tạo ra nguồn thu nhập?

A. Làm tài xế xe ôm công nghệ.

B. Tự làm các sản phẩm để bán.

C. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.

D. Xin bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của việc quản lý tiền hiệu quả?

A. Giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.

B. Giúp rèn luyện tiết kiệm, dự phòng rủi ro.

C. Giúp ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc đời.

D. Giúp ta có một khoản tiền đầu tư cho tương lai.

Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

A. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.

B. Những người giàu có thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.

C. Chỉ những người keo kiệt, bủn xỉn mới có thói quen quản lí chi tiêu.

D. Muốn tăng thu nhập, học sinh nên nghỉ học, đi làm kiếm tiền.

Câu 16. Sau dịp tết Nguyên đán, T thống kê lại và thấy mình đã nhận được số tiền lì xì là 1 triệu đồng. T muốn mua rất nhiều thứ, từ váy áo, phụ kiện, đồ dùng học tập,… Theo em, T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền lì xì hiện có?

A. Mua những thứ thực sự cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.

B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.

C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.

D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

- Yêu cầu a) Nêu các biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

- Yêu cầu b) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

+ Ý kiến 1. Chế giễu bạn qua mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.

+ Ý kiến 2. Tuyên truyền, phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm nhà trường và xã hội.

+ Ý kiến 3. Khi bắt gặp tình huống bạo lực học đường, chúng ta được phép cổ vũ, vì hành vi này không vi phạm pháp luật, không trực tiếp gây ra bạo lực học đường.

Câu 2 (3,0 điểm): Em hãy nhận xét ngắn gọn về cách tạo thu nhập hoặc sử dụng tiền của các nhân vật trong những tình huống dưới đây:

Tình huống 1: Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, khi biết tin sẽ vào được trường chuyên của tỉnh. T quyết tâm sẽ học tập thật tốt để đạt được học bổng nhằm giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Tình huống 2: Bố mất sớm nên kinh tế gia đình của G rất khó khăn. Ngoài giờ học, G còn đi tìm rau tập tàng và bán cho những người trong xóm để kiếm thêm tiền phụ gia đình

Tình huống 3: K có năng khiếu về bơi lội. Ngoài giờ học trên lớp, K còn tham gia cuộc thi bơi lội dành cho học sinh do huyện M tổ chức và đạt được khá nhiều giải thưởng, K dùng một nửa số tiền thưởng gửi tặng cho các bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn, số tiền còn lại K dành để đóng học phí vào năm học mới.

Xem đáp án: Đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo có đáp án.

Đề thi KHTN 7 giữa học kì 2 CTST

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau và xảy ra hiện tượng như hình vẽ. Mô tả hiện tượng và tên từ cực của hai đầu A, B của thanh nam châm

A. Chúng đẩy nhau, đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.

B. Chúng đẩy nhau, đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.

C. Chúng hút nhau, đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.

D. Chúng hút nhau, đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.

Câu 2: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương tác với nhau như thế nào?

A. Đẩy nhau.

B. Hút nhau.

C. Không hút, không đẩy.

D. Không xác định được.

Câu 3: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:

Cực Bắc của nam châm là

A. Ở 2.

B. Ở 1.

C. Nam châm thử định hướng sai.

D. Không xác định được.

Câu 4: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:

Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?

A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.

B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.

C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.

D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.

Câu 5: Phát triển ở sinh vật là

A. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

B. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh sản, phân chia và phát triển hình thái các cơ quan của cơ thể.

C. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.

D. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của sinh vật.

Câu 6: Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là

A. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô biểu bì.

B. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô phân sinh.

C. sự phân chia của các tế bào thuộc mô biểu bì.

D. sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh.

Câu 7: Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau. Người ta gọi đó là

A. quá trình sinh trưởng và phát triển.

B. vòng đời.

C. sinh trưởng.

D. phát triển.

Câu 8: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là

A. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.

B. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí gần giống với con trưởng thành.

C. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái gần giống với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí rất khác con trưởng thành.

D. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái rất khác với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí gần giống con trưởng thành.

Câu 9: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Vòng đời của tất cả các động vật đều trải qua các giai đoạn giống nhau.

B. Ở động vật, quá trình sinh trưởng sẽ thúc đẩy sự phát triển.

C. Ở động vật, quá trình phát triển tạo tiền đề cho sự sinh trưởng.

D. Giai đoạn phôi của động vật có thể diễn ra trong trứng hoặc trong cơ thể con cái.

Câu 10: Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật là

A. thức ăn.

B. nước.

C. ánh sáng.

D. vật chất di truyền.

Câu 11: Ý nghĩa của sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật là

A. giúp thực vật thích nghi với các điều kiện nhiệt độ khác nhau.

B. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn nước tối ưu nhất.

C. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn ánh sáng tối ưu nhất.

D. giúp các cây ưa sáng sử dụng nguồn không khí loãng trên cao.

Câu 12: Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái về nhiệt độ đó thì

A. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ đạt mức tối đa.

B. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị ảnh hưởng.

C. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ dừng lại lập tức.

D. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ tăng dần đều.

Câu 13: Để tận dụng diện tích canh tác và nguồn ánh sáng trong quá trình gieo trồng người ta đã trồng xen kẽ cây mía và cây bắp cải. Biện pháp này được gọi là

A. xen canh.

B. luân canh.

C. tăng vụ.

D. gối vụ.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật?

A. Thức ăn làm tăng tốc độ của hoạt động cảm ứng ở động vật.

B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể động vật.

C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.

D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 15: Một bạn học sinh thắc mắc, nhà bạn ấy và nhà ông bà nội đã trồng hai cây bưởi, cả hai nhà đều đã chăm sóc rất kĩ lưỡng và thực hiện đúng quy định theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp. Tuy nhiên, quả bưởi của nhà bạn khi thu hoạch chỉ đạt trung bình từ 1 - 1,2 kg/quả. Trong khi đó, quả bưởi của nhà ông bà nội trồng khi thu hoạch đạt trung bình từ 2 - 2,5 kg/quả. Theo em, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên?

A. Giống bưởi mà nhà bạn học sinh và nhà ông bà trồng khác nhau.

B. Tỉ lệ nước được tưới hằng ngày khác nhau.

C. Ánh sáng nhận được hằng ngày khác nhau.

D. Khoáng chất từ đất khác nhau.

Câu 16: Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng

A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi.

B. tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con.

C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển.

D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Có một đoạn dây điện chạy trong nhà, không dùng các dụng cụ đo trực tiếp mắc vào dòng điện, em hãy nêu một cách đơn giản để xác định xem có dòng điện chạy qua dây dẫn hay không?

Câu 2 (2 điểm): Nêu vị trí, vai trò của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên đối với sự sinh trưởng của cây.

Câu 3:

a) (1,5 điểm) Hãy lấy một ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?

b) (0,5 điểm) Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?

Xem đáp án: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Đề thi Công nghệ 7 giữa học kì 2 Chân trời sáng tạo

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Kể tên các phương thức chăn nuôi chính

A. Bán chăn thả

B. Chăn thả

C. Nuôi nhốt (nuôi công nghiệp)

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2. Ngành chăn nuôi cung cấp thực phẩm là:

A. Thịt

B. Trứng

C. Sữa

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Ngành chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ:

A. Lông

B. Sừng

C. Da

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Vai trò của chăn nuôi:

A. Cung cấp phân bón cho nông nghiệp

B. Tăng thu nhập cho nông dân

C. Giải quyết việc làm cho lao động

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Có mấy nghề phổ biến trong chăn nuôi được đề cập?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6. Nghề nào nghiên cứu về giống vật nuôi?

A. Nhà chăn nuôi

B. Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản

C. Bác sĩ thú y

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7. Nghề nào hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản?

A. Nhà chăn nuôi

B. Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản

C. Bác sĩ thú y

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Nghề nào chăm sóc, theo dõi sức khỏe vật nuôi?

A. Nhà chăn nuôi

B. Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản

C. Bác sĩ thú y

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Vật nuôi phổ biến ở nước ta là:

A. Gia súc ăn cỏ

B. Lợn

C. Gia cầm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10. Giống lợn được nuôi ở Việt Nam:

A. Lợn Móng Cái

B. Lợn Landrace

C. Lợn Yorkshire

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Đặc điểm Bò vàng Việt Nam:

A. Lông vàng và mịn, da mỏng

B. Lông loang trắng đen

C. Lông vàng hoặc nâu, vai u

D. Lông, da màu đen xám

Câu 12. Đặc điểm Bò lai Sind:

A. Lông vàng và mịn, da mỏng

B. Lông loang trắng đen

C. Lông vàng hoặc nâu, vai u

D. Lông, da màu đen xám

Câu 13. Việt Nam có mấy phương thức chăn nuôi?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14. Phương thức chăn nuôi chăn thả áp dụng với:

A. Trâu

B. Bò

C. Dê

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15. Đặc điểm phương thức chăn thả:

A. Mức đầu tư thấp

B. Kĩ thuật chăn nuôi đầu tư cao

C. Đầu tư chuồng trại

D. Đầu tư thức ăn

Câu 16. Chăn nuôi chăn thả sử dụng loại thức ăn nào?

A. Thức ăn tự kiếm

B. Thức ăn do con người cung cấp

C. Tự kiếm và con người cung cấp

D. Đáp án khác

Câu 17. Yêu cầu đối với vật nuôi cái sinh sản là lợn?

A. Sinh sản đúng chu kì

B. Đủ sữa nuôi con

C. Thành phần dinh dưỡng tốt

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18. Yêu cầu đối với vật nuôi cái sinh sản là gà?

A. Tăng trọng tốt

B. Có đủ lượng calcium

C. Có đủ chất dinh dưỡng cần thiết

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19. Vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn mang thai cần cung cấp:

A. Protein

B. Chất khoáng

C. Vitamin

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 20. Yêu cầu đối với vật nuôi đực giống là gà:

A. Cơ thể to

B. Mạnh mẽ

C. Không quá béo

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21. Chọn gà giống gồm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 22. Giai đoạn con từ 1 ngày đến 4 tuần tuổi:

A. Ăn tự do cám chế biến phù hợp khả năng tiêu hóa của gà.

B. Trộn thêm lúa, gạo và rau xanh.

C. Gia tăng lượng thức ăn, nước uống bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, rau xanh.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 23. Giai đoạn gà thịt:

A. Ăn tự do cám chế biến phù hợp khả năng tiêu hóa của gà.

B. Trộn thêm lúa, gạo và rau xanh.

C. Gia tăng lượng thức ăn, nước uống bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, rau xanh.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 24. Gà xuất chuồng khi nuôi được:

A. 1 tháng

B. 2 tháng

C. 3,5 – 4,5 tháng

D. 5 tháng

II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Bản thân em phù hợp với lĩnh vực chăn nuôi không? Vì sao?

Câu 2 (2 điểm). Hãy liệt kê những công việc cần làm để nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi?

Xem đáp án: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo.

Đề thi giữa kì 2 Tin học 7 Chân trời sáng tạo

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Trong ô tính, mặc định dữ liệu kiểu kí tự được tự động căn lề phải, dữ liệu kiểu số, kiểu ngày được tự động căn lề trái.

B. Dữ liệu kiểu số có thể là số nguyên, số thập phân, gồm các số từ 0 đến 9 và kí hiệu số âm (-), số dương (+), dấu thập phân.

C. Dữ liệu kí tự có thể gồm các chữ cái, chữ số và các kí hiệu soạn thảo.

D. Mặc định dữ liệu kiểu ngày được nhập vào ô tính theo định dạng là tháng/ngày/năm.

Câu 2. Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?

A. Công thức trong MS Excel được bắt đầu bởi dấu bằng (=), tiếp theo là biểu thức đại số.

B. Trình tự thực hiện các phép toán trong MS Excel tuân thủ đúng theo quy tắc Toán học.

C. Khi nhập công thức cho ô tính ta bắt buộc phải nhập thông qua vùng nhập dữ liệu.

D. Có thể nhập trực tiếp công thức vào ô tính.

Câu 3. Trong bảng tính MS Excel, nguyên nhân các kí tự # được hiển thị thay vì hiển thị đúng dữ liệu trong ô tính, điều này có nghĩa là gì?

A. Chương trình bảng tính bị nhiễm virus.

B. Công thức nhập sau và MS Excel thông báo lỗi.

C. Hàng chứa ô tính đó có độ cao quá thấp nên không hiển thị hết được chữ số.

D. Cột chứa ô tính có độ rộng quá hẹp nên không hiển thị hết được chữ số.

Câu 4. Khi sao chép công thức từ ô tính này sang ô tính khác, ta có thể thao tác:

A. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V rồi sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + C.

B. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C rồi sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + V.

C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X rồi sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + V.

D. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C rồi sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + S.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi sao chép công thức thì vị trí tương đối giữa các ô tính trong công thức và ô tính chứa công thức không thay đổi.

B. Có thể sử dụng lệnh Copy, Paste để sao chép công thức khi ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép đến không liền kề với ô tính chứa công thức.

C. Có thể sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu khi ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép công thức đến không liền kề với ô tính chứa công thức.

D. Khi sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức, nếu dữ liệu trong các ô tính này thay đổi thì phần mềm bảng tính sẽ tự động tính toán lại và ta luôn có kết quả đúng.

Câu 6. Cho bảng tính MS Excel như Hình 5:

Tin học 7 ctst

Nếu sao chép công thức ở ô tính C2 đến ô tính F6 thì công thức tại ô F6 là:

A. D6*E6/5

B. A6*B6/5

C. D2*E2/5

D. A2*B2/5

Câu 7. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Định dạng trang tính giúp trang tính đẹp hơn, dễ đọc hơn.

B. Để định dạng ô tính ta sử dụng nhóm lệnh Home>Cells.

C. Để định dạng ô tính trước tiên cần chọn ô tính cần định dạng.

D. Để định dạng ô tính ta sử dụng nhóm lệnh Home>Font và Home>Alignment.

Câu 8. Trong khi nhập dữ liệu nếu dữ liệu dài, để dữ liệu không bị che khuất hay tràn sang ô bên phải, em sẽ không dùng cách nào trong các cách dưới đây?

A. Thay đổi độ rộng cột của ô tính đó.

B. Nhấn tổ hợp phím Alt + Enter.

C. Sử dụng nút lệnh thiết lập xuống dòng Wrap Text Tin học 7 ctst.

D. Thay đổi chiều cao hàng của ô tính đó.

Câu 9. Nút lệnh Tin học 7 ctst dùng để làm gì?

A. Căn lề giữa dữ liệu trong ô tính.

B. Gộp khối ô tính và căn lề giữa.

C. Gộp khối ô tính, căn lề giữa và định dạng kí tự.

D. Thiết lập xuống dòng cho dữ liệu trong ô tính.

Câu 10. Trong phần mềm MS Excel với một bảng tính đang được mở, kết quả khi gõ tổ hợp Ctrl + P là:

A. Mở một trang tính mới.

B. Lưu trang tính đang mở dưới dạng một tên khác.

C. Mở cửa sổ để lựa chọn các tham số in trang tính.

D. Mở cửa sổ cho phép tìm kiếm thông tin trên trang tính.

Câu 11. Khi nhập công thức =SUM(10,20.0,30.0)/3 vào ô tính bất kì có định dạng mặc định, kết quả nhận được sẽ là:

A. 60

B. 20

C. 20.0

D. #VALUE!

Câu 12. Các ô tính B2, C2, D2, E2 nhận các giá trị lần lượt là: 4; 3; “Tin học”; 1. Tại ô tính F2 ta gõ công thức =COUNT(B2:E2), kết quả nhận được sẽ là:

A. #NAME?

B. #VALUE!

C. 4

D. 3

Câu 13. Phát biểu nào dưới đây là sai về việc sử dụng hàm trong bảng tính?

A. Nhờ các hàm số mà việc tính toán, xử lí dữ liệu được thực hiện đơn giản và thuận tiện hơn.

B. Hàm là công thức được viết sẵn để tính toán, xử lí dữ liệu theo quy tắc và nhất định.

C. Mỗi hàm số được đặt tên riêng và thể hiện ý nghĩa của hàm.

D. Tên hàm phân biệt chữ hoa và chữ thường.

Câu 14. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Tham số của hàm chỉ có thể là địa chỉ ô tính hay địa chỉ khối ô tính.

B. Tham số của hàm có thể là địa chỉ các ô tính.

C. Tham số của hàm có thể là địa chỉ khối ô tính.

D. Tham số của hàm có thể là dữ liệu cụ thể.

Câu 15. Phát biểu nào dưới đây đúng nhất?

A. Chỉ có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng các lệnh Copy, Paste.

B. Chỉ có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill).

C. Có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng các lệnh Copy, Paste hoặc chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill).

D. Không phải làm nào cũng có thể sao chép được.

Câu 16. Câu nào không đúng khi nói về đặc điểm của các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT?

A. Chỉ tính toán trên các ô tính chứa dữ liệu kiểu số.

B. Bỏ qua các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ.

C. Bỏ qua các ô tính trống.

D. Tính toán trên tất các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ hay ô tính trống.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Em hãy nêu các cách sao chép công thức trong phần mềm bảng tính?

Câu 2. (1,5 điểm) Em hãy nêu các thao tác chèn cột (hoặc chèn hàng) và thao tác xóa cột (hoặc xóa hàng) trong bảng tính?

Câu 3. (2 điểm) Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nêu cách viết hàm.

b) Trình bày các bước để nhập hàm trực tiếp vào ô tính?

Câu 4. (1 điểm) Cho trang tính có dữ liệu như Hình sau:

Tin học 7 ctst

Em hãy viết các công thức có sử dụng hàm để tính Tổng mỗi loại; Trung bình; Cao nhất; Thấp nhất đối với số lượng sách môn Toán được quyên góp và Tổng số sách mà lớp 6A quyên góp được?

Xem đáp án: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tin học 7 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ mấy trên thế giới?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2. Nơi hẹp nhất của châu Mĩ là

A. eo đất Pa-na-ma.

B. vịnh Mê-hi-cô.

C. biển Ca-ri-bê.

D. sơn nguyên Mê-hi-cô.

Câu 3. Kiểu khí hậu nào dưới đây chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ?

A. Cận cực.

B. Ôn đới.

C. Cận nhiệt.

D. Nhiệt đới.

Câu 4. Miền núi Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ có nhiều khoáng sản là

A. dầu mỏ, khí đốt, vàng, than, kẽm.

B. than đá, dầu mỏ, khí đốt, uranium.

C. đồng, vàng, dầu mỏ, quặng đa kim.

D. dầu mỏ, khí đốt, uranium, than nâu.

Câu 5. Đô thị ở Bắc Mĩ thưa thớt ở khu vực nào sau đây?

A. Phía bắc Ca-na-đa và khu vực nội địa Bắc Mĩ.

B. Khu vực nội địa Bắc Mĩ và Tây Nam Hoa Kì.

C. Tây Nam Hoa Kì, khu vực Tây Bắc Ca-na-đa.

D. Rìa ven biển Đại Tây Dương, vịnh Mê-hi-cô.

Câu 6. Bắc Mĩ có khoáng sản chủ yếu nào sau đây?

A. Than, đồng, chì, vàng và u-ra-ni-um.

B. Than, đồng, sắt, vàng và khí tự nhiên.

C. Than, đồng, chì, man-ga và dầu mỏ.

D. Than, đồng, sắt, bạc và khí tự nhiên.

Câu 7. Các đồng bằng ở Nam Mĩ xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc lần lượt là

A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.

B. Pam-pa, A-ma-dôn, La Pla-ta

C. La Pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn

D. Pam-pa, La Pla-ta, A-ma-dôn.

Câu 8. Dãy An-đet có khí hậu chủ yếu là

A. hoang mạc.

B. hàn đới.

C. núi cao.

D. ôn đới.

Câu 9. Thành phần nhập cư vào Trung và Nam Mĩ chủ yếu từ

A. Bắc Mĩ, châu Đại Dương, châu Âu.

B. châu Âu, châu Á và châu Nam Cực.

C. châu Âu, châu Phi và châu Á.

D. châu Phi, châu Á và Bắc Mĩ.

Câu 10. Rừng A-ma-dôn ở Nam Mỹ có diện tích khoảng

A. 5,3 triệu km2.

B. 5,2 triệu km2.

C. 5,5 triệu km2.

D. 5,4 triệu km2.

Câu 11. Ở khu vực Trung và Nam Mĩ không có nền văn hóa cổ nổi tiếng nào sau đây?

A. May-a.

B. A-dơ-tech.

C. In-ca.

D. Ai Cập.

Câu 12. Vùng đồng bằng A-ma-dôn có thảm thực vật chủ yếu nào sau đây?

A. Rừng mưa nhiệt đới.

B. Rừng xích đạo ẩm.

C. Cảnh quan rừng thưa.

D. Rừng cận nhiệt đới.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở khu vực Trung và Nam Mỹ?

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Năm 1042, nhà Lý đã cho ban hành bộ luật nào?

A. Hình thư.

B. Hình luật.

C. Luật Hồng Đức.

D. Luật Gia Long.

Câu 2. Công trình kiến trúc nào sau đây không phải là thành tựu của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý?

A. Chùa Diên Hựu.

B. Thành Tây Đô.

C. Hoàng thành Thăng Long.

D. Tháp Báo Thiên.

Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của nhà Lý?

A. “Bế quan tỏa cảng”, không giao lưu với bất kì nước nào.

B. Thần phục và lệ thuộc hoàn toàn vào phong kiến phương Bắc.

C. Tuyệt đối không giao thiệp với chính quyền phong kiến phương Bắc.

D. Hòa hiếu với láng giềng nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.

Câu 4. Việc Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa với quân Tống không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đảm bảo quan hệ ngoại giao hòa hiếu với nhà Tống.

B. Tránh hi sinh, tổn thất xương máu cho binh sĩ hai bên.

C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lại lực lượng.

D. Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân Đại Việt.

Câu 5. Lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Đại Việt dưới thời Trần là

A. quý tộc.

B. nông dân.

C. nô tì.

D. địa chủ.

Câu 6. Hệ quả của việc vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh là gì?

A. Nhà Lý kết thúc năm 216 năm tồn tại, nhà Trần thành lập.

B. Nhà Lý suy yếu nghiêm trọng, họ Trần thâu tóm quyền lực.

C. Nhà Lý phải dựa vào thế lực của họ Trần để duy trì quyền lực.

D. Vua Lý Chiêu Hoàng và Trần Thái Tông cùng trị vì đất nước.

Câu 7. So với nhà Lý, tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì đặc biệt?

A. Thiết lập chế độ Thái thượng hoàng.

B. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế.

C. Không giao chức vụ cao cho người trong hoàng tộc.

D. Đặt lệ không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên.

Câu 8. Trong cả 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII), quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách nào?

A. Tiên phát chế nhân.

B. Đánh điểm, diệt viện.

C. Vườn không nhà trống.

D. Đánh nhanh thắng nhanh.

Câu 9. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285), vua Trần đã giao trọng trách Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến cho vị tướng nào?

A. Trần Khánh Dư.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Quang Khải.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)?

A. Chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Nguyên với các nước Đông Nam Á.

B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

C. Buộc nhà Nguyên phải kiêng nể, thần phục đối với nhà nước Đại Việt.

D. Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông - Nguyên.

Câu 11. Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và chống quân Nguyên thời Trần (1287 - 1288) là gì?

A. Bố trí trận địa mai phục và giành được chiến thắng lớn trên sông Bạch Đằng.

B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho quân địch nhiều khó khăn.

C. Xây dựng phòng tuyến quân sự trên sông Như Nguyệt để chặn đánh giặc.

D. Chủ động tấn công trước để phòng vệ và chặn sức mạnh của quân địch.

Câu 12. Trên lĩnh vực kinh tế - tài chính, Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách cải cách nào dưới đây?

A. Ban hành tiền giấy có tên là “Thái Bình hưng bảo”.

B. Quy định số lượng ruộng đất và nô tì của quan lại, quý tộc.

C. “Bế quan tỏa cảng” không giao thương với bất kì nước nào.

D. Khuyến khích quý tộc mộ dân đi khai hoang để lập điền trang.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác biệt?

b. Phân tích nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh?

Đáp án: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

Đề thi Hoạt động trải nghiệm giữa kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm).

Câu 1. Ý nào sau đây là hoạt động vì cộng đồng?

A. Đưa bạn đến trường mỗi ngày.

B. Hàng ngày tập thể dục đều đặn.

C. Giúp mẹ dọn cỏ trong vườn nhà em.

D. Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.

Câu 2. Chỉ ra hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.

A. Kiểm soát được các khoản chi của bản thân

B. Xếp hàng khi sử dụng các dịch vụ công cộng

C. Làm tình nguyện cho các chương trình khám sức khỏe miễn phí.

D. Tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương

Câu 3. Một trong các nguyên tắc khi tham gia hoạt động trong cộng đồng là

A. tôn trọng sự khác biệt

B. nhẹ nhàng, ân cần hỗ trợ.

C. khen ngợi, tuyên dương.

D. thể hiện mong muốn được người thân, các bạn đồng hành.

Câu 4. “Kì thị dân tộc” là

A. trọng nam khinh nữ, miệt thị, chế nhạo, phân biệt đối xử với người đồng tính…

B. sự phân biệt rõ rệt giữa người giàu - kẻ nghèo.

C. cười nhạo, chế giễu, khinh thường những người làm lao động chân tay, những người neo đơn.

D. có thái độ đùa cợt, xa lánh, cô lập với những người vùng cao, người dân tộc thiểu số.

Câu 5. Khi tham gia các hoạt động ở những nơi tôn nghiêm như chùa chiền, nhà thờ,… em cần

A. ăn mặc hở hang.

B. đi nhẹ nói khẽ.

C. đùa giỡn, chạy nhảy thoải mái.

D. chen ngang đầu hàng để được vào trước.

Câu 6. Chỉ ra ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sức khỏe và đời sống con người

A. Nước thải từ các khu dân cư xung quanh xả trực tiếp xuống sông, hồ.

B. Thiếu nước sinh hoạt, mất điện, dịch bệnh.

C. Tăng cường sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời, gió.

D. Gây ra các hiện tượng như thủng tầng ozone, nóng tên toàn cầu…….

Câu 7. Nhóm nào thuộc “Hoạt động văn hóa” trong cộng đồng?
A. Thiện nguyện, hiến máu
B. Vệ sinh khu vực nơi em ở.

C. Lễ hội quê hương, tham gia biểu diễn văn nghệ cho các hoạt động ở địa phương.

D.Tham gia hoạt động ở các không gian chung: trung tâm thương mại, trường học,...

Câu 8. Đâu là ý tưởng xây dựng cho sản phẩm tuyên truyền bảo vệ môi trường sau chuyến tham quan?

A. Dựng video clip về cảnh quan môi trường ở nơi tham quan.

B. Biểu diễn văn nghệ.

C. Chấp nhận mọi người như vốn có.

D. Chia sẻ với người thân, các bạn về ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 đ)

Câu 9: (2,5đ) Thế nào gọi là “kì thị giới tính” và “kì thị địa vị xã hội”? Nêu ý nghĩa của những việc làm cụ thể thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.

Câu 10: (2đ) Nêu những việc làm phù hợp với em để góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

Câu 11: (1,5đ) Nêu ra vài hiện trạng và nguyên nhân gây thiệt hại môi trường ở khu vực em tham quan.

...........................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi giữa kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 - Tất cả các môn. Để luyện thêm các đề thi khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi giữa kì 2 lớp 7 trên VnDoc nhé. Chúc các em đạt điểm cao trong bài thi sắp tới của mình.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Đề thi học kì 1 lớp 7 , Đề thi học kì 2 lớp 7 ... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau đây:

Nhóm Tài liệu học tập lớp 7

Nhóm Sách Chân trời sáng tạo THCS

Đánh giá bài viết
5 4.900
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 2 lớp 7

    Xem thêm
    Chỉ từ 79.000đ trải nghiệm VnDoc không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên VnDoc với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 - Tất cả các môn