Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều năm 2024

VnDoc giới thiệu Top 4 Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 7 năm học 2023 - 2024 sách Cánh diều. Đề thi Văn 7 giữa học kì 2 được biên soạn chi tiết, kỹ lưỡng, bám sát kiến thức trong SGK, giúp các em ôn luyện hiệu quả trước kỳ thi, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.

Xem thêm:

3. Đề thi Văn giữa kì 2 lớp 7 Cánh diều - Số 3

Ma trận đề thi Văn giữa kì 2 lớp 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. […]

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. […]

Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

[…]

(Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Em hãy cho biết văn bản “Ý nghĩa văn chương ” thuộc loại văn bản nào?

A. Văn bản biểu cảm

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản thông tin

D. Văn bản tự sự

Câu 2. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A.Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

B.Là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

C.Là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

D.Là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

Câu 3. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

Trong câu trên “muôn hình vạn trạng” được gọi tên là gì?

A.Thành ngữ

B. Tục ngữ

C.Ca dao

D.Thơ

Câu 4. Đọc đoạn văn sau:

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết.

Trong đoạn văn trên,những từ được in đậm đã sử dụng phép liên kết nào?

A.Phép thế

B.Phép liên tưởng

C.Phép nối

D. Phép lặp

Câu 5. Đọc câu sau: Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha.

Từ “vị tha” trong câu trên có nghĩa là gì?

A.Yêu thương người

B.Vì người khác

C.Là bao dung

D.Là tha thứ

Câu 6. Các từ ngữ được in đậm trong đoạn trích dưới đây có tác dụng như thế nào trong việc tạo nên sự mạch lạc cho đoạn văn?

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

A. Các từ ngữ giúp miêu tả rõ nét cảm xúc của thi sĩ.

B.Các từ ngữ miêu tả đau thương do tội nghiệp con chim.

C. Các từ ngữ cùng trường liên tưởng tạo nên sự liên kết (phép liên tưởng) giữa các câu văn.

D. Các từ ngữ có tác dụng bộc lộ cảm xúc rõ nét của thi sĩ Ấn Độ.

Câu 7.Em hãy chọn một đáp án đúng nhất về công dụng của văn chương.

A. Là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

B. Hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống.

C. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

D.Giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

Câu 8. Một người xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu. Theo em nguyên nhân là do đâu?

A. Do cái mãnh lực lạ lùng của văn chương.

B.Do ý nghĩa văn chương.

C.Do tác dụng của văn chương

D. Do giàu cảm xúc, lòng trắc ẩn.

Trả lời câu hỏi:

Câu 9. Qua văn bản, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Em hãy lấy dẫn chứng từ một tác phẩm văn học và chỉ ra tình yêu thương được thể hiện trong tác phẩm. (1,0 điểm)

Câu 10. Từ văn bản trên,và qua tiếp nhận những tác phẩm văn học,em hãy nêu hai lợi ích mà văn chương đem lại cho em. (1,0 điểm)

II. VIẾT (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác thải bừa bãi hiện nay ở nước ta .

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 Cánh diều

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

D

0,5

5

B

0,5

6

C

0,5

7

D

0,5

8

A

0,5

9

HS lấy dẫn chứng từ một tác phẩm văn học và chỉ ra tình yêu thương được thể hiện trong tác phẩm.

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày thuyết phục: 1,0 điểm.

- Trình bày chung chung: 0,5 - 0,75 điểm.

- Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm

1,0

10

HS nêu 2 lợi ích mà văn chương đem lại .

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày thuyết phục: 1,0 điểm,kể được 2 lợi ích

- Trình bày chung chung: 0,5 điểm ,kể được 1 lợi ích

- Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm,kể không rõ

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: vứt rác thải bừa bãi.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý:

- Mô tả thực trạng hiện tượng vứt rác bừa bãi; thể hiện thái độ phê phán hiện tượng này.

- Lí giải nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng vứt rác thải bừa bãi.

- Nêu giải pháp để ngăn chặn hiện tượng này.

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

4. Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều số 4

Đề thi Văn giữa kì 2 lớp 7

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

BÒ VÀ ẾCH

Ếch đang ngồi trên một hòn đá giữa ao cùng các anh chị em của mình. Thỉnh thoảng, ếch lại phóng lưỡi ra bắt lấy một con chuồn chuồn bay ngang qua rồi nhai tóp tép. Nó rất thỏa mãn. Khi nó nhìn lên đồng cỏ, một con bò đang ăn cỏ lọt và tầm mắt.

“Con vật kia mới to lớn làm sao chứ”, cô em út của ếch há hốc miệng nhận xét.

“Em nghĩ thế thật à?” – Ếch hỏi. “Anh cũng có thể tự biến thành to lớn như thế”, và nó phình ngực lên hết cỡ.

“Con bò vẫn lớn hơn nhiều” – Cô em út nói.

“Ái chà vậy thì anh sẽ biến thành lớn hơn nữa” – Con ếch ngu ngốc bèn huênh hoang. Và nó phình to ra, phình to ra, dãn hết bộ da cho đến khi nó đã căng hết cỡ.

“Con bò vẫn lớn hơn nhiều” – Cô em út nói bằng giọng lí nhí vì sợ người anh lớn sẽ tức giận.

“Anh có thể biến thành to hơn nữa, thật sự anh có thể làm thế” – Con ếch giận dữ hét lên. Và nó phình ra, phình ra nữa cho tới khi – bụp một tiếng to – nó nổ banh xác! Và đó là kết cục của con ếch.

(Trích Ngụ ngôn Aesop, Fulvio Testa kể lại, Huyền Vũ dịch, NXB Văn học)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại/ tiểu loại nào?

A. Văn bản thơ

B. Văn bản truyện

C. Văn bản thông tin

D. Văn bản tản văn

Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là:

A. Bò

B. Cô ếch út

C. Ếch

D. Ếch và cô ếch út

Câu 3. Việc gì khiến “ếch” tự thấy thỏa mã? Điều đó thể hiện tính cách gì của nó?

A. Bắt mồi quá dễ dàng. Thể hiện sự ngộ nhận về khả năng của bản thân.

B. Bắt con chuồn chuồn rất dễ dàng. Thể hiện khả năng nahnh nhẹn, giỏi giang.

C. Bắt mồi quá dễ dàng. Thể hiện tài năng vượt trội

D. Bắt con mồi rất dễ dàng. Thể hiện sự tài giỏi so với đám anh chị em nhà ếch.

Câu 4. Câu “Em nghĩ thế thật à? Anh có thể tự biến mình thành to lớn như thế” bộc lộ suy nghĩ, thái độ gì của con ếch?

A. Ngạc nhiên vì con bò to và tin rằng mình có thể biến to được như nó.

B. Không tin lời cô ếch út nói và muốn chứng minh sức mạnh của mình với em.

C. Không tin là con bò to và tin rằng biến thành to như vậy được.

D. Phủ nhận có con vật mạnh hơn mình.

Câu 5. Theo em, hành động phình to hết cỡ của con ếch (tới lần thứ ba) thể hiện điều gì về tính cách nhân vật này?

A. Qúa ảo tưởng, hiếu thắng và kiêu ngạo về sức mạnh bản thân.

B. Không hiểu rõ khả năng của bản thân

C. Kiêu ngạo, tự phụ và không hiểu rõ hạn chế của bản thân

D. Không muốn cô ếch út thất vọng và tin tưởng vào sức mạnh bản thân

Câu 6. Chi tiết nào dưới đây thể hiện mâu thuẫn, tạo kịch tính cho câu chuyện trên?

A. Con bò xuất hiện và cô ếch út ngạc nhiên trước sự to lớn của nó

B. Cô ếch út khen con bò to trước mặt con ếch vốn ngạo mạn, tự phụ

C. Con bò xuất hiện trước mặt con ếch đang bắt mồi

D. Cô ếch út khen con bò to trước mặt con ếch vốn kiêu căng

Câu 7. Vì sao con ếch lại nhận một kết cục bất ngờ như vậy (nổ banh)?

A. Qúa kiêu căng, hiếu thắng

B. Qúa tự tin vào năng lực bản thân

C. Không hiểu rõ đặc điểm/ khả năng của bản thân

D. Tất cả đáp án trên

Câu 8. Thủ pháp nghệ thuật nào sử dụng khi liên tưởng đặc điểm có thực của con ếch với ý nghĩa biểu tượng của nó?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Đối chiếu, liên tưởng

D. Tỷ dụ/ ẩn dụ

Câu 9. Con ếch trong truyện tượng trưng cho kiểu/ hạng người nào trong xã hội?

A. Kiêu căng, tự phụ

B. Ảo tưởng sức mạnh bản thân, hiếu thắng

C. Thích thể hiện

D. Thích chạy đua theo người khác

Câu 10. Bài học ngụ ý được gửi gắm qua câu chuyện trên là:

A. Những người hay gặp may mắn dễ ảo tưởng vào năng lực của bản thân, cần hiểu rõ những thế mạnh và hạn chế của bản thân, tránh kiêu ngạo

B. Không nên bị ảnh hưởng bởi những lời khích bác của người khác

C. Cần rèn luyện kiên trì, bền bỉ để có một sức mạnh, năng lực tốt

D. Hiểu rõ khả năng của bản thân mình, tránh so sánh, ghen tỵ với người khác

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường"

Đáp án Đề kiểm tra Văn 7 giữa kì 2 Cánh diều

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM

Câu12345678910
Đáp ánBCCDABCDBA

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường.

2. Thân bài:

* Đặc điểm nhân vật:

– Hoàn cảnh:

Mang toàn bộ tài sản, của cải trong nhà ra để mua gỗ.
Mở cửa hàng đẽo cày ở ngay bên vệ đường.
– Tính cách, phẩm chất:

Có ý chí: muốn làm giàu từ đôi bàn tay của chính mình.
Không có chính kiến, lập trường vững vàng: nghe theo ý kiến của người khác rồi từ đó, thay đổi cách đẽo cày.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

– Tình huống truyện đơn giản.

– Ngôn ngữ, hình ảnh thân thuộc, gần gũi.

– Khắc họa nhân vật thông qua hành động, suy nghĩ.

* Ý nghĩa hình tượng nhân vật:

– Từ những việc làm của nhân vật, người xưa muốn khuyên nhủ con người cần sống có chính kiến, biết suy nghĩ toàn diện mọi vấn đề.

3. Kết bài:

Nêu ấn tượng, đánh giá về nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện.

Tham khảo các bài viết mẫu tại đây: Phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường

---------- HẾT ----------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án. Hy vọng đây là nguồn tài liệu phong phú và hữu ích giúp các em ôn luyện trước kì thi hiệu quả. Để luyện thêm các đề thi khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi giữa kì 2 lớp 7 trên VnDoc nhé. Chúc các em đạt điểm cao trong bài thi sắp tới của mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
18
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 7

    Xem thêm