Top 4 Đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo năm 2024
Đề kiểm tra giữa kì 2 môn GDCD 7 năm 2023 - 2024
VnDoc giới thiệu Đề thi giữa học kì 2 Giáo dục công dân 7 năm học 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo. Đề thi GDCD 7 giữa học kì 2 được biên soạn chi tiết, kỹ lưỡng, bám sát kiến thức trong SGK, giúp các em ôn luyện hiệu quả trước kỳ thi, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.
1. Đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo - đề 1
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 7
Thời gian: 45 phút
Hình thức: Kết hợp TN và TL (30 – 70)
TT | Mạch nội dung | Nội dung ( Tên bài/Chủ đề) | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng số câu | Tổng điểm | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Giáo dục kĩ năng sống | Phòng, chống bạo lực học đường
| 3 | 3 | 1/2 | 2 | 1/2 | 8 | 1 | 5,75 | |||
2 |
Giáo dục kinh tế | Quản lí tiền | 2 | 3 | 1/2 | 1/2 | 5 | 1 | 4,25 | ||||
Tổng số câu | 5 |
| 6 | 1 | 2 |
|
| 1 | 13 | 2 |
10 điểm |
I. TRẮC NGHIỆM :( 4,0 điểm)
Lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất ( 3,0 điểm ) ( Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)
Câu 1. Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm:
A. Quản lí tiền. B. Tiết kiệm tiền. C. Chỉ tiêu tiền. D. Phung phí tiền.
Câu 2. Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là:
A. chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.
B. chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu.
C. tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
D. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
Câu 3. Việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
A. Giúp cho con người có cuộc sống xa hoa.
B. Giúp cho con người có cuộc sống nhanh chóng giàu có.
C. Giúp cho con người có cuộc sống ổn định, tự chủ, phát triển.
D. Giúp cho con người có thể chi tiêu theo ý thích
Câu 4. Tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... giúp chúng ta tiết kiệm được
A. Tiền B. Xăng C. Gạo D. Giấy
Câu 5. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?
A. Của thiên trả địa. B. Thắt lưng buộc bụng.
C. Của chợ trả chợ. D. Còn người thì còn của.
Câu 6. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Bạo lực học đường. B. Bạo lực gia đình.
C. Bạo lực cộng đồng. D. Bạo lực xã hội.
Câu 7. Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường?
A. T và D đi qua nhà ông H và bắt trộm gà của nhà ông H.
B. K lấy kính của L và dẫm nát kính của L.
C. T lấy bút của H để dùng khi chưa hỏi ý kiến của H.
D. A trong giờ kiểm tra lén nhìn bài của B.
Câu 8. Trên đường đi học về, T thấy bạn cùng lớp mình đang bị một nhóm học sinh trường khác chặn đường để lấy tiền. Nếu em là T, trong hoàn cảnh đó em sẽ làm gì?
A. Đi qua coi như chưa thấy chuyện gì xảy ra.
B. Cùng nhóm bạn trường khác tham gia vào trấn lột tài sản của bạn.
C. Lấy điện thoại ra quay live stream đăng lên mạng xã hội.
D. Tìm sự giúp đỡ của những người đi đường gần đó ngăn chặn nhóm học sinh trường khác.
Câu 9. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì ?
A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội. D. Tác động từ các game có tính bạo lực.
Câu 10. Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
A. Bộ luật hình sự năm 2015. B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
C. Bộ luật lao động năm 2020. D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.
Câu 11. Để phòng tránh bạo lực học đường, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Kết bạn với những người bạn tốt. B. Giữ im lặng khi bị bạo lực học đường.
C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực. D. Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè.
Câu 12. Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây ?
A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình
B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook.
C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.
D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy.
Câu 13. Những ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai khi nói về bạo lực học đường?( 1,0 điểm)
Ý kiến | Đúng | Sai |
Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện. | ||
Bạo lực học đường chỉ xảy ra trong nhà trường. | ||
Người có hành vi gây bạo lực sẽ không chịu ảnh hưởng gì đến tinh thần, nhân cách. | ||
Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột. |
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) (HS làm vào giấy kiểm tra riêng).
Câu 1. (3,0 điểm ) Một số các bạn Bán trú trường ta khi lên trường bố mẹ thường đưa 100 000 đồng tiền ăn vì phải ở trọ, nhưng chỉ hai ngày các bạn đã tiêu hết sạch số tiền đó. Đến lớp không chép bài khi thầy hỏi bảo không có tiền mua bút.
a. Em có nhận xét gì cách sử dụng tiền của các bạn? Nếu là em, em sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào? ( 1,0 điểm)
b. Để quản lí tiền có hiệu quả thì em cần phải làm gì? (2,0 điểm )
Câu 2. (3,0 điểm ) S và P cùng làng, chơi thân với nhau. Biết P bị B bắt nặt nhiều lần, S vô cùng tức giận. S bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn trong làng chặn đường dạy cho B một bài học.
a. Nếu em là P biết sự việc đó, em sẽ nói gì với B và S?( 1,0 điểm)
b. Theo em, để phòng tránh bạo lực học đường học sinh cần làm gì? (2,0 điểm )
Xem đáp án trong file tải về
Đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục công dân 7 - Đề 2
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục công dân 7
MA TRẬN ĐỀ THI
TT | Mạch nội dung | Nội dung/chủ đề/bài | Mức độ đánh giá | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||
1 | Giáo dục kĩ năng sống
| Nội dung 1: Phòng chống bạo lực học đường | 4 câu | 1/2 câu (1đ) | 2 câu | 1/2 câu (2đ) | 1 câu (3đ) | 2 câu | ||
2 | Giáo dục kinh tế | Nội dung 2: Quản lí tiền | 4 câu | 2 câu | 2 câu | |||||
Tổng câu | 8 | 1/2 | 4 | 1/2 | 0 | 1 | 4 | 0 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Đề thi Giáo dục công dân 7 giữa kì 2
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…… là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục”.
A. Bạo lực học đường.
B. Bạo hành trẻ em.
C. Bạo lực gia đình.
D. Tệ nạn xã hội.
Câu 2. Nhân vật nào dưới đây đang thực hiện hành vi bạo lực học đường?
A. Bạn K rủ các bạn khác trong lớp cùng tẩy chay, xa lánh bạn V.
B. Thầy giáo nhắc nhở M không nói chuyện riêng trong giờ học.
C. Bạn H từ chối không cho T chép bài trong giờ kiểm tra Toán.
D. Cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở A cần chăm chỉ, đi học đúng giờ.
Câu 3. Tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của
A. các cơ sở giáo dục và lực lượng công an.
B. các thầy, cô giáo và cha mẹ học sinh.
C. lực lượng công an và cộng đồng xã hội.
D. mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.
Câu 4. Theo Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: người từ bao nhiêu tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
A. Đủ 10 tuổi đến dưới 12 tuổi.
B. Đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi.
C. Đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
D. Đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Câu 5. Bạo lực học đường không gây ra hậu quả nào dưới đây?
A. Nạn nhân bị tổn thương về tâm lí (sự hãi, ám ảnh, trầm cảm,…).
B. Nạn nhân bị tổn hại về sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạnh.
C. Là nguyên nhân chính làm tan vỡ hạnh phúc của các gia đình.
D. Ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội và môi trường xung quanh.
Câu 6. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh không nên thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Nhanh chóng rời khỏi vị trí nguy hiểm.
B. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí.
C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý của mọi người.
D. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.
Câu 7. Ý kiến nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?
A. Sự bồng bột, nông nổi là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
B. Bạo lực học đường gây tổn thương về thể chất và tinh thần đối với nạn nhân.
C. Người gây ra bạo lực học đường không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
D. Bạo lực học đường gây ảnh hưởng xấu đến xã hội và môi trường xung quanh.
Câu 8. Mỗi học sinh cần phải làm gì để phòng ngừa bạo lực học đường?
A. Đua đòi, tham gia vào các trò chơi mang tính bạo lực và các tệ nạn xã hội.
B. Sử dụng bạo lực để giải quyết những khúc mắc, xích mích trong nhà trường.
C. Có lối sống lành mạnh, tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
D. Sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trên ghế nhà trường.
Câu 9. Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tiết kiệm tiền.
B. Chi tiêu tiền.
C. Quản lý tiền.
D. Phung phí tiền.
Câu 10. Nhân vật nào dưới đây đã cách chi tiêu hợp lí?
A. Bạn T tiết kiệm tiền lì xì để mua đồ dùng học tập.
B. Chị K dành 2/3 tháng lương để mua túi xách hàng hiệu.
C. Chú X dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ bóng đá.
D. Bạn V đòi mẹ mua cho nhiều váy áo dù gia đình còn khó khăn.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả?
A. Chi tiêu hợp lí.
B. Tiết kiệm thường xuyên.
C. Tăng nguồn thu.
D. “Tăng xin - giảm mua - tích cực cầm nhầm”.
Câu 12. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc quản lí tiền hiệu quả?
A. Chỉ mua những thứ mình cần và phù hợp với khả năng chi trả.
B. Mua lượng thức ăn đủ dùng, khóa vòi nước khi không sử dụng.
C. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm một khoản tiền nhỏ mỗi tháng.
D. Mua mọi thứ mình thích mà không quan tâm đến khả năng chi trả.
Câu 13. Học sinh nên thực hiện hoạt động nào dưới đây để tạo ra nguồn thu nhập?
A. Làm tài xế xe ôm công nghệ.
B. Tự làm các sản phẩm để bán.
C. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
D. Xin bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của việc quản lý tiền hiệu quả?
A. Giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.
B. Giúp rèn luyện tiết kiệm, dự phòng rủi ro.
C. Giúp ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc đời.
D. Giúp ta có một khoản tiền đầu tư cho tương lai.
Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?
A. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.
B. Những người giàu có thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.
C. Chỉ những người keo kiệt, bủn xỉn mới có thói quen quản lí chi tiêu.
D. Muốn tăng thu nhập, học sinh nên nghỉ học, đi làm kiếm tiền.
Câu 16. Sau dịp tết Nguyên đán, T thống kê lại và thấy mình đã nhận được số tiền lì xì là 1 triệu đồng. T muốn mua rất nhiều thứ, từ váy áo, phụ kiện, đồ dùng học tập,… Theo em, T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền lì xì hiện có?
A. Mua những thứ thực sự cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
- Yêu cầu a) Nêu các biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
- Yêu cầu b) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
+ Ý kiến 1. Chế giễu bạn qua mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.
+ Ý kiến 2. Tuyên truyền, phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm nhà trường và xã hội.
+ Ý kiến 3. Khi bắt gặp tình huống bạo lực học đường, chúng ta được phép cổ vũ, vì hành vi này không vi phạm pháp luật, không trực tiếp gây ra bạo lực học đường.
Câu 2 (3,0 điểm): Em hãy nhận xét ngắn gọn về cách tạo thu nhập hoặc sử dụng tiền của các nhân vật trong những tình huống dưới đây:
Tình huống 1: Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, khi biết tin sẽ vào được trường chuyên của tỉnh. T quyết tâm sẽ học tập thật tốt để đạt được học bổng nhằm giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình.
Tình huống 2: Bố mất sớm nên kinh tế gia đình của G rất khó khăn. Ngoài giờ học, G còn đi tìm rau tập tàng và bán cho những người trong xóm để kiếm thêm tiền phụ gia đình
Tình huống 3: K có năng khiếu về bơi lội. Ngoài giờ học trên lớp, K còn tham gia cuộc thi bơi lội dành cho học sinh do huyện M tổ chức và đạt được khá nhiều giải thưởng, K dùng một nửa số tiền thưởng gửi tặng cho các bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn, số tiền còn lại K dành để đóng học phí vào năm học mới.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 Giáo dục công dân 7
Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A | 2-A | 3-D | 4-C | 5-C | 6-D | 7-C | 8-C | 9-C | 10-A |
11-D | 12-D | 13-B | 14-C | 15-A | 16-A |
Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
* Yêu cầu a)
- Biểu hiện của bạo lực học đường:
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;
+ Xâm hại thân thể, sức khoẻ, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cô lập, xua đuổi, cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần.
- Nguyên nhân của bạo lực học đường:
+ Nguyên nhân khách quan: Tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực; Thiếu sự giáo dục gia đình và sự quan tâm của cha mẹ đến con cái,...
+ Nguyên nhân chủ quan: Sự phát triển tâm lý lứa tuổi; sự thiếu hụt kĩ năng sống,...
* Yêu cầu b)
- Ý kiến 1. Không đồng tình, vì: chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn là hành vi lăng mạ, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác => đây cũng là biểu hiện của bạo lực học đường.
- Ý kiến 2. Không đồng tình. Vì: tuyên truyền, vận động phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.
- Ý kiến 3. Không đồng tình. Vì: việc reo hò, cổ vũ tuy không trực tiếp gây ra bạo lực học đường nhưng là hành vi đánh lên án. Hành vi cổ vũ bạo lực học đường thể hiện sự thờ ơ trước nỗi đau và sự an toàn của người khác; đồng thời cũng cho thấy sự thiếu ý thức trách nhiệm trong việc phòng, chống bạo lực học đường.
Câu 2 (3,0 điểm):
- Tình huống 1: Cách tạo thu nhập của T rất đúng đắn, phù hợp. Việc bạn cố gắng học tập để giành được học bổng không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình; mà còn giúp cho T tích lũy thêm nhiều kiến thức, mở rộng khả năng hiểu biết, phát huy năng lực của bản thân và nhận được sự yêu mến của mọi người.
- Tình huống 2: Đồng tình với cách tạo thu nhập của G. Vì: cách tạo thu nhập này phù hợp với khả năng, sức khỏe và thời gian của lứa tuổi học sinh.
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo có đáp án. Để luyện thêm các đề thi khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi giữa kì 2 lớp 7 trên VnDoc nhé. Chúc các em đạt điểm cao trong bài thi sắp tới của mình.