Bộ đề thi giữa kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức năm 2024
Đề kiểm tra Tin học 7 giữa học kì 2 năm học 2023 - 2024
VnDoc gửi tới các bạn Bộ Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tin học 7 Kết nối tri thức năm học 2023 - 2024 theo chương trình SGK lớp 7 mới. Đây là tài liệu hay cho các em tham khảo ôn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới, cũng như thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây mời các bạn tải về chi tiết.
Xem thêm:
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tin học 7 Chân trời sáng tạo
- Bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tin học 7 năm học 2023 - 2024
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tin học 7 Cánh diều
1. Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tin học 7 KNTT - Đề 1
Bản đặc tả đề thi giữa kì 2 Tin học 7
TT | Chương/Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức đô ̣ nhân thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Chủ đề E. Ứng dụng tin học | Bảng tính điện tử cơ bản | Nhận biết – Nêu được một số chức năng cơ bản của phần mềm bảng tính. (Câu 1 đến Câu 16) | 16 (TN) | |||
Thông hiểu – Giải thích được việc đưa các công thức vào bảng tính là một cách điều khiển tính toán tự động trên dữ liệu. ( Câu 17 đến Câu 28) | 12 (TN) | ||||||
Vận dụng – Thực hiện được một số thao tác đơn giản với trang tính. (Câu 29a) – Thực hiện được một số phép toán thông dụng, sử dụng được một số hàm đơn giản như: MAX, SUM (Câu 29b) – Sử dụng được công thức và dùng được địa chỉ trong công thức, tạo được bảng tính đơn giản có số liệu tính toán bằng công thức. | 2 (TL) | ||||||
Vận dụng cao – Sử dụng được bảng tính điện tử để giải quyết một vài công việc cụ thể đơn giản. (Câu 29c) | 1 (TL) | ||||||
Tổng |
| 16 (TN) | 12 (TN) | 2 (TL) | 1 (TL) | ||
Tỉ lệ % |
| 40% | 30% | 20% | 10% | ||
Tỉ lệ chung |
| 70% | 30% |
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| |||
1 | E. Ứng dụng tin học
| Bài 6: Làm quen với phần mềm bản tính | 4 | 1 | 20% (2 điểm) | ||||||
Bài 7: Tính toán tự động trên bảng tính | 4 | 4 | 1 | 30% (3 điểm) | |||||||
Bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán | 5 | 8 | 2 | 1 | 40,25%) (4,25 điểm) | ||||||
Bài 9: Trình bày bảng tính | 3 | 7,5% (0.75 điểm) | |||||||||
Tổng | 16 | 12 | 2 | 1 |
| ||||||
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% | 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
Đề thi Tin học giữa kì 2 lớp 7
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 ĐIỂM)
Câu 1. Vị trí giao của một hàng và một cột là gì?
A. Ô tính
B. Trang tính
C. Hộp địa chỉ
D. Bảng tính
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Các hàng của trang tính được đặt tên theo chữ cái A, B, C…
B. Các hàng của trang tính được đặt tên theo các số 1, 2, 3…
C. Các cột của trang tính được đặt tên theo các số 1, 2, 3..
D. Các hàng và cột trong trang tính không có tên.
Câu 3. Đây là thành phần gì của phần mềm bảng tính?
A. Hộp tên
B. Thanh công thức
C. Tên hàng
D. Tên cột
Câu 4. Đây là thành phần gì của phần mền bảng tính?
A. Thanh công cụ
B. Thanh công thức
C. Hộp tên
D. Ô tính
Câu 5: Dữ liệu trong ô tính có thể là kiểu nào?
A. Văn bản
B. Số
C. Văn bản, số
D. Văn bản, số, ngày tháng
Câu 6: Đâu là kiểu dữ liệu dạng số trong chương trình bảng tính?
A. 6A1
B. 123@
C. 15/11/2022
D. 9.5
Câu 7: Dữ liệu được nhập vào ô tính sẽ được căn như thế nào?
A. Căn lề giữa
B. Căn lề trái
C. Căn phải
D. Tùy thuộc vào kiểu dữ liệu là số, văn bản, ngày tháng
Câu 8: Em có thể sử dụng công thức để thực hiện tính toán với các kiểu dữ liệu nào?
A. Số
B. Văn bản
C. Ngày tháng
D. Cả số và ngày tháng
Câu 9: Hàm nào dùng để xác định giá trị lớn nhất trong chương trình bảng tính?
A. SUM
B. AVERAGE
C. MAX
D. MIN
Câu 10: Hàm nào dùng để xác định giá trị nhỏ nhất trong chương trình bảng tính?
A. SUM
B. AVERAGE
C. MAX
D. MIN
Câu 11. Hàm nào dùng để xác định giá trị trung bình trong chương trình bảng tính?
A. SUM
B. AVERAGE
C. MAX
D. MIN
Câu 12: Hàm nào dùng để tính tổng trong chương trình bảng tính?
A. SUM
B. AVERAGE
C. MAX
D. COUNT
Câu 13: Hàm nào dùng để đếm các giá trị là số trong chương trình bảng tính?
A. SUM
B. AVERAGE
C. MAX
D. COUNT
Câu 14. Để định dạng phần trăm dữ liệu kiểu số ta dùng nút lệnh:
Câu 15. Để gộp các ô của một vùng dữ liệu ta dùng nút lệnh:
Câu 16. Để tăng số chữ số thập phân ta sử dụng nút lệnh:
Câu 17: Việc sao chép công thức trong phần mềm chương trình bảng tính có khác so với sao chép dữ liệu bình thường không?
A. Khác hoàn toàn, phần mềm bảng tính có công thức sao dữ liệu và sao chép công thức riêng.
B. Giống nhau, chỉ dùng một lệnh sao chép chung cho tất cả dữ liệu và công thức.
C. Không thể sao chép công thức.
D. Tùy vào từng trường hợp khi sử dụng dữ liệu và công thức
Câu 18: Kết quả của phép toán =2(3^4 + 4^2) là:
A. 40
B. 41
C. 42
D. Không thực hiện được phép toán
Câu 19: Nếu nhập không đúng cú pháp thì phần mềm xử lý như thế nào?
A. Phần mềm thông báo lỗi
B. Phần mềm tự động sửa lỗi công thức
C. Phần mềm bỏ qua và coi đó là công thức
D. Phần mềm không hiển thị thông báo
Câu 20: Công thức nào sau đây tự động tính toán?
A.=3*(4+5)
B. =D2*(A1 + B2)
C. =12+13+14
D. =12 + (A1*B2 + 5)
Câu 21: Xác định kết quả của của hàm sau =MAX(35,10,20,45)
A. 35
B. 10
C. 20
D. 45
Câu 22: Xác định kết quả của của hàm sau =MIN(35,10,20,45)
A. 35
B. 10
C. 20
D. 45
Câu 23: Xác định kết quả của của hàm sau =AVERAGE(8,7,6,11)
A. 8
B. 10
C. 7
D. 11
Câu 24: Xác định kết quả của của hàm sau =SUM(5,10,15,20)
A. 40
B. 50
C. 20
D. 15
Câu 25. Trong chương trình bảng tính Excel giả sử các ô A1, A2, A3, A4, A5 có giá trị lần lượt là 5, 9, 7, 6, 10. Xác định kết quả của hàm sau =SUM(A1:A5)?
A. 15
B. 27
C. 19
D. 37
Câu 26. Trong chương trình bảng tính Excel giả sử các ô A1, A2, A3, A4, A5 có giá trị lần lượt là 5, 10, 3, 20, 2. Xác định kết quả của hàm sau =MIN(A1:A3,A5)?
A. 10
B. 6
C. 10
D. 2
Câu 27. Trong chương trình bảng tính Excel giả sử các ô A1, A2, A3, A4, A5 có giá trị lần lượt là 5, 10, 3, 20, 8. Xác định kết quả của hàm sau =MAX(A1:A3,A5)?
A. 8
B. 6
C. 10
D. 20
Câu 28. Trong chương trình bảng tính Excel giả sử các ô A1, A2, A3, A4, A5 có giá trị lần lượt là 5, 6, 7, 4, 8. Xác định kết quả của hàm sau =AVERAGE(A1:A5)?
A. 6
B. 20
C. 14
D. 10
II. TỰ LUẬN (HỌC SINH THỰC HÀNH TRÊN MÁY TÍNH)
Hưởng ứng phong trào xây dựng quỹ của Liên đội trường để bảo vệ môi trường và dành tặng những suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh các lớp của khối 7 đã thu gom được số giấy và vỏ chai như bảng thống kê sau:
Câu 29. Em hãy tạo bảng tính như hình trên. Sau đó lưu bảng tính theo yêu cầu sau:
+ Vị trí: Lưu vào D:\Kiem tra giua hoc ki II\
+ Tên lưu: Lưu với tên sau: KTGK2 <tên lớp> <Tên học sinh> <số đề>.xlsx
Ví dụ: Học sinh Nguyễn Văn An lớp 7A1 làm đề số 1 sẽ lưu bài với tên:
KTGK2 Lop 7A1 Nguyen Van An de so 1
Câu 30. Em hãy nhập hàm phù hợp để tính Tổng số phế liệu mỗi lớp thu nhặt được tại các ô D4, D5, D6
Câu 31. Em hãy tính xem Số lượng giấy bình quân và Số lượng vỏ chai bình quân mà mỗi lớp của khối 7 nhặt được trong phong trào trên và xây dựng hàm vào các ô B7 và C7. (Yêu cầu: Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Xem đáp án trong file tải về
2. Đề thi Tin học 7 giữa học kì 2 KNTT - Đề 2
Ma trận đề thi Tin học 7 giữa học kì 2 KNTT
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| |||
1 | Chủ đề 4. Ứng dụng tin học | Bài 6. Làm quen với phần mềm bảng tính | 2 | 5,0% (0,5 đ) | |||||||
Bài 7. Tính toán tự động trên bảng tính | 2 | 1 | 1 | 22,5% (2,25 đ) | |||||||
Bài 8. Công cụ hỗ trợ tính toán | 1 | 1 | 1 | 15,0% (1,5 đ) | |||||||
Bài 9. Trình bày bảng tính | 1 | 1 | 1 | 20,0% (2,0 đ) | |||||||
Bài 10. Hoàn thiện bảng tính | 2 | 2 | 10,0% (1,0 đ) | ||||||||
Bài 11. Tạo bài trình chiếu | 2 | 1 | 1 | 27,5% (2,75 đ) | |||||||
Tổng | 10 | 1 | 6 | 1 |
| 1 |
| 1 |
| ||
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% | 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
Đề thi giữa kì 2 Tin học lớp 7 Kết nối tri thức
I. Trắc nghiệm. (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
(Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm)
Câu 1. Vùng dữ liệu trên bảng tính có hình gì?
A. Hình tam giác.
B. Hình chữ nhật.
C. Hình tròn.
D. Có thể là hình bất kì.
Câu 2. Khi nhập văn bản vào ô tính thì dữ liệu được tự động:
A. Căn trái.
B. Căn phải.
C. Căn giữa.
D. Căn đều hai bên.
Câu 3. Công thức khi nhập vào ô tính sẽ căn như thế nào?
A. Luôn căn phải.
B. Luôn căn trái.
C. Luôn căn giữa.
D. Tùy thuộc vào kết quả tính toán của công thức là số, văn bản hay ngày tháng.
Câu 4. Công thức nào sau đây là đúng khi nhập vào ô D5 trong Hình 1 để tính chu vi hình chữ nhật?
Hình 1
A. 2*(13+25)
B. =2*(a + b)
C. =2*(D4 + D5)
D. 2*(D3 + D4)
Câu 5. Chọn phát biểu không đúng?
A. Chỉ có kiểu số liệu số thì phần mềm bảng tính nhận dạng được.
B. Muốn nhập công thức vào ô tính cần gõ dấu “=” đầu tiên, sau đó gõ biểu thức.
C. Chức năng tính toán tự động của phần mềm bảng tính còn được thể hiện khi sao chép công thức.
D. Trong phần mềm bảng tính, các phép toán đơn giản là phép cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia (/) và lũy thừa (^).
Câu 6. Hàm tính tổng là hàm nào sau đây?
A. SUM
B. AVERAGE
C. COUNT
D. MIN
Câu 7. Khi nhập “=MAX(2,10,5,15)” vào ô tính thì kết quả sẽ là bao nhiêu?
A. 2
B. 5
C. 10
D. 15
Câu 8. Khi muốn ẩn hàng, cột em dùng lệnh nào?
A. Insert
B. Delete
C. Hide
D. Unhide
Câu 9. Các thao tác đúng khi chèn cột, dòng?
A. Nháy chuột phải vào vị trí cột, hàng và chọn Insert.
B. Nháy chuột trái vào vị trí cột, hàng và chọn Insert.
C. Nháy chuột phải vào vị trí cột, hàng và chọn Delete.
D. Nháy chuột trái vào vị trí cột, hàng và chọn Delete.
Câu 10. Để tô màu cho ô tính, em chọn nút lệnh nào sau đây trong thẻ Home?
A. trong nhóm lệnh Font.
B. trong nhóm lệnh Font.
C. trong nhóm lệnh Editing.
D. trong nhóm lệnh Cells.
Câu 11. Cho các thao tác sau:
(1) Nháy chuột vào tên trang tính rồi nhấn phím Delete.
(2) Nháy nút phải chuột vào tên trang tính và chọn Delete.
(3) Nháy đúp chuột vào tên trang tính rồi nhấn phím Delete.
(4) Trong thẻ Home, chọn lệnh Delete/Delete Sheet trong nhóm lệnh Cells.
Các thao tác nào được dùng để xóa một trang tính?
A. (1), (4).
B. (2), (4).
C. (1), (3).
D. (1), (2), (4).
Câu 12. Để thiết lập các thông số đường viền, kẻ khung em chọn thẻ nào trong hộp thoại Format Cells?
A. Number
B. Fill
C. Border
D. Header
Câu 13. Thao tác nào dưới đây không đúng khi tạo bảng tính mới?
A. Nháy chuột vào dấu (+) để tạo trang tính mới.
B. Nháy chuột phải vào trang tính đã có chọn Insert/Worksheet, nhấn OK để tạo trang tính mới.
C. Nháy chuột vào thẻ Home/Insert/Insert Sheet để tạo trang tính mới.
D. Nháy chuột chọn Home/Insert/Worksheet, nhấn Ok để tạo trang tính mới.
Câu 14. Trang chiếu được sử dụng để giới thiệu một chủ đề và định hướng cho bài trình bày được gọi là:
A. Trang tiêu đề.
B. Trang nội dung.
C. Trang trình bày bảng.
D. Trang trình bày đồ họa.
Câu 15. Để tăng bậc phân cấp, em đặt con trỏ ở đầu dòng cần tạo cấu trúc phân cấp (nếu cần tạo cấu trúc phân cấp giống nhau cho nhiều dòng thì dùng chuột chọn các dòng) rồi nhấn phím.
A. Shift
B. Tab
C. Alt
D. Crtl
Câu 16. Phần mềm trình có chức năng:
A. Chỉ tạo bài trình chiếu.
B. Chỉ hiển thị các trang nội dung trên màn hình.
C. Chỉ để xử lí đồ họa.
D. Tạo bài trình chiếu và hiển thị nội dung các trang chiếu trên màn hình hoặc màn chiếu.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Công thức nào nhập đúng vào bảng tính?
a) =15 + 8
b) =2(3^3 + 4^4)
c) =(1^2 + 2^2)*(3^2 + 5^2)
d) =a + b
e) 2*14.5*4
f) y=1
g) 55/5 + 10*2
Câu 2. (1 điểm) Các công thức sau đây báo lỗi sao, em hãy sửa lại cho đúng:
a) =SUM(1.5A1:A5)
b) =SUM(K1:H 1)
c) =SUM B1:B3
d) =SUM (45+24)
Câu 3. (1,5 điểm) Nỗi mỗi chức năng ở cột A với một thao tác phù hợp ở cột B.
A | B | |
1) Chèn thêm hàng bên trên | a) Nháy nút phải chuột vào tên hàng và chọn lệnh Delete. | |
2) Chèn thêm cột bên trái | b) Nháy nút phải chuột vào tên hàng và chọn lệnh Insert. | |
3) Xóa hàng | c) Nháy nút phải chuột vào tên hàng và chọn lệnh Hide. | |
4) Xóa cột | d) Nháy nút phải chuột vào tên cột và chọn lệnh Insert. | |
5) Ẩn hàng | e) Nháy nút phải chuột vào tên cột và chọn lệnh Delete. |
Câu 4. (2 điểm) Em hãy nêu ưu điểm của việc sử dụng cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu.
Đáp án đề thi Tin học 7 KNTT
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | A | D | C | A | A | D | C |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | A | B | B | C | D | A | B | D |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | a), c), e), g). | 1,5 |
Câu 2 (1 điểm) | a) Thiếu dấu”,” phân tách hai vùng dữ liệu. Sửa thành: =SUM(1.5,A1:A5) b) Thừa dấu cách ở địa chỉ ô H1. Sửa thành: = SUM(K1:H1) c) Thiếu dấu đóng mở ngoặc đơn. Sửa thành: =SUM(B1:B3) d) Sai dấu phân tách hai số. Sửa thành: = SUM(45,24) | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 3 (1,5 điểm) | 1 – b; 2 – d; 3 – a; 4 – e; 5 – c. | 1,5 |
Câu 4 (2 điểm) | Cấu trúc phần cấp thường được dùng trong soạn thảo văn bản, tạo bài trình chiếu, … Đây là một công cụ giúp làm cho nội dung trình bày có bố cụ mạch lạc, dễ hiểu, giúp truyền tải thông tin và quản lí nội dung tốt hơn. Cấu trúc này thực sự hữu ích để tổ chức trình bày nội dung một vấn đề. Nhờ đó, người xem dễ dàng hiểu được bố cục của nội dung được trình bày. | 1,0 |
Trên đây là Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tin học 7 Kết nối tri thức. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, chuẩn bị kỹ lưỡng cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo thêm các đề thi khác tại chuyên mục Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 trên VnDoc. Chuyên mục tổng hợp các đề thi giữa học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, là tài liệu hữu ích cho các em luyện đề cũng như các thầy cô giáo tham khảo ra đề thi.