Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Tin học 8 Chân trời sáng tạo bài 5

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Tin học lớp 8 bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 8.

Bài: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức

1. Địa chỉ tương đối

- Có thể sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức để tính “Tổng số ca” tại ô tính E4 như trong Hình 2 và sao chép công thức đến các ô tính khác.

- Địa chỉ ô tính được xác định bởi tên cột và tên hàng, gọi là địa chỉ tương đối.

- Khi sao chép công thức, địa chỉ ô tính thay đổi tương ứng với sự thay đổi địa chỉ ô tính chứa công thức.

- Ví dụ, sao chép công thức tại ô tính E4 đến ô tính E5, địa chỉ cột của ô tính chứa công thức không đổi (vẫn là cột E), địa chỉ hàng tăng lên 1 (từ 4 thành 5)

- Địa chỉ cột của các ô tính trong công thức không thay đổi (vẫn là cột C, D).

- Địa chỉ hàng tăng lên 1 (từ 4 thành 5).

- Công thức tại ô tính E4 là =C4+D4, khi sao chép đến ô tính E5 sẽ thành =C5+D5.

- Sự thay đổi tương ứng đảm bảo “Tổng số ca” luôn được tính bằng “Số ca ngày” cộng với “Số ca đêm” tại hai ô tính ở vị trí bên trái, liền kề với ô tính chứa công thức.

2. Địa chỉ hỗn hợp, địa chỉ tuyệt đối

- Ở Hình 3, để tính tiền công cho người đầu tiên, tại ô tính F4 ta có thể dùng công thức =E4*F2.

- Tuy nhiên, khi sao chép công thức, ta nhận được kết quả sai tại ô tính F5 vì công thức sẽ là =E5*F3.

- Công thức tính “Tiền công” phải nhân “Tổng số ca” với “Số tiền/1 ca (VNĐ)” tại ô tính F2. Địa chỉ ô tính F2 không được thay đổi khi sao chép công thức.

- Để địa chỉ cột (hoặc hàng) của ô tính không thay đổi khi sao chép công thức, ta cần thêm dấu $ vào trước tên cột (hoặc hàng) trong công thức.

- Ví dụ, tại ô tính F4 ta nhập công thức = E4*F2(Hình4), khi sao chép đến ô tính F5 công thức tại ô tính này sẽ là =E5∗F2 và ta có kết quả đúng.

- Địa chỉ hỗn hợp là địa chỉ ô tính có địa chỉ hàng hoặc địa chỉ cột không thay đổi khi sao chép công thức.

- Để địa chỉ ô tính không thay đổi khi sao chép công thức, ta thêm dấu $ vào trước địa chỉ cột và địa chỉ hàng.

- Địa chỉ tuyệt đối là địa chỉ ô tính có địa chỉ hàng và địa chỉ cột không thay đổi khi sao chép công thức. Ví dụ, A3 là địa chỉ tuyệt đối.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Tin học 8 Chân trời sáng tạo bài 6

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết Tin học 8 bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Tin học 8 Kết nối tri thức Tin học 8 Cánh diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chanaries
    Chanaries

    😇😇😇😇😇😇😇

    Thích Phản hồi 08:47 25/04
    • Kẹo Ngọt
      Kẹo Ngọt

      😗😗😗😗😗😗

      Thích Phản hồi 08:47 25/04
      • Thần Rừng
        Thần Rừng

        😆😆😆😆😆😆😆

        Thích Phản hồi 08:47 25/04
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tin học 8 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm