Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý 10 bài 8: Thực hành đo gia tốc rơi tự do CTST

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Vật lý lớp 10 bài 8: Thực hành đo gia tốc rơi tự do được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 10 sách chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Thiết kế phương án thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do

a. Mục đích: Đo được gia tốc rơi tự do

b. Cơ sở lí thuyết:

Khi tác động của lực cản môi trường lên vật rơi là không đáng kể, mọi vật có hình dạng và khối lượng khác nhau đều rơi như nhau. Đây chính là sự rơi tự do.

Khi một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc a không đổi thì độ dịch chuyển của vật tại thời điểm t được xác định bằng biểu thức:

d = \frac{1}{2}a{t^2}\(d = \frac{1}{2}a{t^2}\)

c. Dụng cụ:

- Giá đỡ (thanh nhôm) có gắn dây dọi (1)

- Cổng quang điện (2)

- Đồng hồ đo thời gian hiện số (3)

- Nam châm điện (4)

- Công tắc điện (5)

- Vật nặng

- Êke vuông ba chiều dùng để xác định vị trí đầu của vật rơi.

- Thước đo có độ chính xác đến mm.

2. Thực hiện thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do

Tiến hành thí nghiệm:

- Bước 1: Bố trí thí nghiệm như gợi ý trong Hình 8.2

+ Lắp nam châm điện ở đầu trên của thanh nhôm, nối với cổng A của đồng hổ điện tử thông qua công tắc điện.

+ Cổng quang điện ở dưới, cách nam châm điện một đoạn d và được nối vào cổng B của đồng hồ.

- Bước 2: Điều chỉnh cho giá đỡ thẳng đứng bằng các vít ở đế sao cho quả nặng của dây dọi sẽ nằm ở tâm lỗ tròn. Thiết lập đồng hồ đo thời gian hiện số chế độ A <-> B để đo thời gian từ lúc thả đến khi vật chắn cổng quang điện.

- Bước 3: Đặt vật rơi vào vị trí nam châm điện, dùng êke vuông ba chiều để xác định vị trí ban đầu của vật. Ấn nút RESET trên mặt đồng hồ để đưa chỉ thị số về giá trị 0.000. Nhấn công tắc điện để kích thích vật rơi và khởi động đồng hồ đo thời gian hiện số.

- Bước 4: Khi vật rơi và chắn các tia hồng ngoại của cổng quang điện, đồng hồ sẽ dừng, Đọc thời gian rơi trên đồng hồ và ghi số liệu vào Bảng 8.1.

Lưu ý: Thực hiện thí nghiệm với ít nhất 3 giá trị d khác nhau. Ứng với mỗi giá trị của d, tiến hành đo thời gian rơi của vật 5 lần.

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Vật lý 10 bài 8: Thực hành đo gia tốc rơi tự do CTST. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Vật lý 10 Cánh Diều, Hóa học 10 Cánh DiềuToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 08/04/23
    • Đội Trưởng Mỹ
      Đội Trưởng Mỹ

      🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 08/04/23
      • Chanaries
        Chanaries

        👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 08/04/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Vật lí 10 Chân trời

        Xem thêm