Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mẫu giáo án dạy học

Mẫu giáo án dạy học là gì? Mẫu giáo án dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Định nghĩa mẫu giáo án dạy học là gì?

Mẫu giáo án dạy học là mẫu bản giáo án được giáo viên lập ra để soạn bài, chuẩn bị bài giảng cho tiết dạy trên lớp. Mẫu giáo án nêu rõ bài giảng, nội dung kiến thức của bài học, phương pháp dạy học trên lớp, công tác chuẩn bị cho bài học, cấu trúc của bài học... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu giáo án dạy học tại đây.

2. Mẫu giáo án phát triển năng lực môn Tiếng việt

Thứ…........., ngày……..tháng……năm……

KẾ HOẠCH BÀI HỌC LỚP 1

TUẦN 7: TẬP VIẾT

Bài: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS nhận biết độ cao từng con chữ.

- Viết theo chữ mẫu

2. Kĩ năng (để phát triển năng lực):

- Quan sát, nhận biết các con chữ, phân tích các nét cấu tạo từng con chữ.

- Rèn viết đúng mẫu các từ: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía.

3. Thái độ (để rèn luyện phẩm chất)

- Cẩn thận khi viết chữ.

- Kiên trì, nhẫn nại.

II/Đồ dùng dạy học:

  • Chữ mẫu
  • Phấn màu.

III/Các hoạt động dạy học:

TG

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

2’

1’

13’

17’

²Ổn định: Kiểm tra vở, bút.

²Bài cũ:
Nhận xét bài viết tiết 3.

² Xây dựng và tổ chức hoạt động:

HĐ 1: Giới thiệu bài
Tiết tập viết hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại cách viết các con chữ kh, nh, ch, ngh, tr, y qua các từ ứng dụng.nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê.

HĐ 2: HS quan sát, nhận xét – Tập viết

- Quan sát: Sử dụng trực quan để học sinh quan sát chữ mẫu và nêu nhận xét về độ cao của các con chữ.

→ Hướng tới mục tiêu về kiến thức, kĩ năng quan sát, nhận biết và phân tích.

- Hướng dẫn HS viết (GV vừa nói, vừa viết bảng): Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp hỏi đáp, luyện tập.

→ Hướng tới mục tiêu về kiến thức, kĩ năng tập viết chữ đúng mẫu, rèn phẩm chất kiên nhẫn, cẩn thận.

nho khô:

- Đặt bút dưới đường kẻ ngang thứ 3 con viết con chữ nh, nối liền nh ở đường kẻ ngang thứ 2 viết con chữ o, ta có tiếng nho. Cách khoảng một con chữ o, đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 2 viết chữ kh, nối liền kh ở đường kẻ ngang thứ 2 viết con chữ ô, ta có tiếng khô.

GV sửa chữa.

- nghé ọ, chú ý, cá trê (tương tự như trên)
­ nghé ọ: đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang trên một chút viết chữ ngh, lia bút viết e sao cho điểm dừng bút của h là điểm bắt đầu của e, dấu sắc trên e. Cách khoảng một con chữ o, đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 2 viết con chữ o, dấu nặng dưới o.

Chú ý: Đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang trên một chút viết chữ ch. Từ điểm kết thúc của ch rê bút tới điểm đặt bút của u viết u, dấu sắc trên u. Cách khoảng một con chữ o, đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang giữa một chút viết chữ y, dấu sắc trên y.

cá trê: đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang trên một chút viết chữ c, lia bút viết chữ a, dấu sắc trên a. Cách khoảng một con chữ o, đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 2 viết con chữ tr, viết nối chữ ê.

HĐ 3: Viết vào vở

Sử dụng phương pháp thực hành

→ Hướng tới mục tiêu về kiến thức, kĩ năng tập viết chữ đúng mẫu, rèn phẩm chất kiên nhẫn, cẩn thận.
GV hướng dẫn HS viết từng dòng vào vở:

GV uốn nắn tư thế ngồi của HS.

²Củng cố - Dặn dò:

Chấm một số vở, nhận xét.

CB: Bài 7

HS quan sát.

HS thực hiện trên bảng con.

HS thực hiện trên bảng con.

HS thực hiện trên bảng con.

- Hs viết vào vở

3. Mẫu giáo án dạy học

Mẫu giáo án dạy học

Nội dung cơ bản của mẫu giáo án dạy học như sau:

DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC
---------------------

TÊN BÀI/CHỦ ĐỀ:.............................................

Ngày soạn:..........................................

Ngày dạy: từ ngày..... đến ngày.......

Lớp dạy:.............................................

Tiết: từ tiết......... đến tiết..............

Số tiết:.............................................

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:...........................................................................................................

2. Kỹ năng:..............................................................................................................

Lưu ý: Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành trên quan điểm phát triển năng lực học sinh.

3. Năng lực cần phát triển

Lưu ý:

1. Bao gồm những năng lực chuyên biệt ở từng bộ môn cần phát triển cho học sinh khi học xong bài học hay chủ đề.

2. Trong số các năng lực cần phát triển đó, GV sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN LỚP:

Nêu các phương pháp dạy học được áp dụng như thuyết trình, giải quyết vấn đề….

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

2. Chuẩn bị của học sinh:

IV. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ VÀ MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN

Tên các bài của chuyên đề theo PPCT cũTên các bài của chuyên đề theo cấu trúc mớiCấu trúc nội dung bài học mới theo chuyên đềNội dung liên mônNội dung tích hợp (Môi trường, tiết kiệm năng lượng, giáo dục địa phương, di sản …

Định hướng các năng lực cần phát triển cho HS

Tiết thứ

(Thứ tự tiết trong PPCT)

Ghi chú

(Điều chỉnh)

Bài 1:

Bài 2:

Bài 3:

Tiết 1: ………

I.

II.

III.

Toán

Hóa

Văn

- Nêu cụ thể tích hợp nội dung gì?

- Nhận biết

- Thông hiểu

- Vận dụng thấp

- Vận dụng cao

Tiết 2 …..

I.

II.

III.

- Nhận biết

- Thông hiểu

- Vận dụng thấp

- Vận dụng cao

Lưu ý:

1. GV mô tả chi tiết các mức độ cần đạt để phát triển năng lực cho học sinh, cơ sở của bảng mô tả này là các năng lực mà giáo viên đã đưa ra ở mục 3 phần I (mục tiêu).

2. GV không nhầm lẫn giữa bảng mô tả với ma trận đề kiểm tra.

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: có thể không cần kiểm tra; thời lượng:………. phút.

- Nội dung, câu hỏi kiểm tra ?

- Phương pháp kiểm tra ?

- Đánh giá kết quả ?

3. Bài mới: giới thiệu, dẫn nhập vào bài.

* Hoạt động dạy học:

a. Đối với chủ đề là một bài dạy với thời lượng là 1 tiết (45 phút ) hoặc nhiều tiết (bài có nhiều nội dung) GV thiết kế hoạt động dạy học tương tự hoạt động dạy học trong các giáo án theo quy định đang được áp dụng hiện nay như sau:

TLHOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HSNỘI DUNG

Hoạt động 1: Nội dung 1

…………………………

I. Nội dung 1: ………………….

Hoạt động 2: Nội dung 2

…………………………

II. Nội dung 2: ………………….

Hoạt động 3: Nội dung 3

…………………………

III. Nội dung 3: ………………….

b. Đối với chủ đề có nhiều bài dạy (có thể các bài dạy trong 1 chương hoặc không phải là 1 chương nhưng có nhiều nội dung liên quan…) GV thiết kế như sau:

TLHOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HSNỘI DUNG

Hoạt động 1: Nội dung 1

(bài 1)

…………………………….

I. Nội dung 1: ………………….

Hoạt động 2: Nội dung 2

(bài 2)

……………………………

II. Nội dung 2: ………………….

Hoạt động 3: Nội dung 3

(bài 3)

III. Nội dung 3: ………………….

Lưu ý về thời gian dạy dạng chủ đề 2

Giáo viên tự bố trí thời gian hợp lý cho từng nội dung nhưng phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần phát triển như đã yêu cầu ở phần mục tiêu và không được ít hơn hoặc nhiều hơn thời gian dành để dạy cho một chương hoặc cho nhiều bài (đã gộp lại thành 1 chủ đề) theo tổng số tiết đã được quy định trong phân phối chương trình.

4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá: Thời lượng:……… phút.

Lưu ý:

1. Căn cứ vào bảng mô tả ở trên, giáo viên tiến hành xây dựng các câu hỏi và bài tập tương ứng.

2. Câu hỏi/bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học xong bài học hay chủ đề (Tương tự như câu hỏi/bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài trong các tiết dạy hiện nay).

3. Đối với câu hỏi/bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ như trong bảng mô tả (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó.

5. Giao nhiệm vụ về nhà: Thời lượng:............... phút.

Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập......... cho bài dạy tiếp theo.

6. Rút kinh nghiệm sau khi dạy:.....................................................................................

NGƯỜI SOẠN

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Biểu mẫu trực tuyến

    Xem thêm