Mẫu giáo án minh họa môn Toán mô đun 2 Tiểu học
Mẫu giáo án minh họa môn Toán mô đun 2 Tiểu học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, giáo trình Toán và phương pháp dạy Toán.
Mẫu giáo án minh họa môn Toán mô đun 2 Tiểu học:
1. Mẫu giáo án minh họa môn Toán mô đun 2 Tiểu học sách Chân trời sáng tạo
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN – LỚP 1 (BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO )
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
BÀI: CÁC SỐ 1,2,3
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
- YCCĐ1: Đếm, lập số, đọc, viết các số trong phạm vi 3.
- YCCĐ2: Làm quen với việc sử dụng ngón tay để đếm và lập số .
- YCCĐ3: Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 3.
- YCCĐ4: Làm quen với tách số và nói được cấu tạo của số trong phạm vi 3.
2. Năng lực chú trọng:
- NL1: Tư duy và lập luận toán.
- NL2: Giao tiếp toán.
3. Phẩm chất:
- PC1: Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- PC2: Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
- PC3: Đoàn kết, biết chia sẻ với bạn.
- PC4: Yêu nước.
4. Tích hợp: Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ
- GV:
+ Các nhóm 1; 2; 3 đồ vật cùng loại. 3 tờ bìa,trên mỗi tờ bìa đã viết sẵn một trong các số 1; 2; 3;3 tờ bìa,trên mỗi tờ bìa đã vẽ sẵn 1 chấm tròn, 2 chấm tròn,3 chấm tròn.
+ Bài hát Ba ngọn nến .
- HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Đánh giá |
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi vào học bài mới. 2. Phương pháp: Trò chơi 3. Cách tiến hành: - Gv hướng dẫn cho lớp hát bài: ba ngọn nến . + Trong bài hát có mấy ngọn nến ? - Gv dẫn dắt vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức. 1. Mục tiêu: giúp các em đếm, lập số, đọc,viết các số trong phạm vi 3 . 2. Phương pháp: trực quan, thảo luận, vấn đáp. 3. Cách tiến hành: - Gv dán tranh con voi lên bảng, yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi: + Các em quan sát và nói trong tranh có gì ? + Tấm bìa này có mấy chấm tròn ? - GV nói: có 1 con voi, có 1 chấm tròn, ta có số 1. - GV giới thiệu số 1: 1 đọc là một . - GV hướng dẫn viết số 1 . - GV Giới thiệu số 2, số 3:(Quy trình dạy tương tự như giới thiệu số 1). - GV: để viết các số một, hai, ba . Ta dùng các chữ số 1,2,3. - GV cho hs đọc đồng thanh . HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành Bài 1: 1.Mục tiêu: viết các số trong phạm vi 3 . 2.Phương pháp: Thảo luận, thực hành 3.Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập: Viết số 1,2,3. - GV cho HS lần lượt quan sát mẫu chữ số 1,2,3 và nêu độ cao, các nét để viết các chữ số 1,2,3. - GV lần lượt viết mẫu chữ số 1,2,3. Yêu cầu HS viết vào bảng con . - GV theo dõi, nhận xét. Bài 2: 1. Mục tiêu: giúp HS làm quen với việc sử dụng ngón tay để đếm và lập số . 2. Phương pháp: quan sát, thực hành 3. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn hs sử dụng ngón tay để đếm, lập số + GV vỗ tay lần lượt từ 1 tới 3 cái và yêu cầu hs bật ngón tay lần lượt từ 1 đến 3. + GV vỗ tay từ 3 tới 1 cái và yêu cầu hs bật ngón tay từ 3 tới 1 . - GV chia nhóm ( nhóm 4 ) và yêu cầu các nhóm thực hành: đếm – Lập số - Đọc số - Viết số . Ví dụ: 1 em điều khiển vỗ tay 2 cái, 2 em bật 2 ngón tay, em còn lại viết số 2 ra bảng . - GV nhận xét . Bài 3: Mục tiêu: Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 3. Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thực hành . Cách thực hiện: - GV đọc yêu cầu. - GV lần lượt đính 1 hình tròn,2 hình tròn, 3 hình tròn (sắp xếp như sách trang 24). Yêu cầu hs dùng thẻ số tương ứng với số hình tròn. - GV theo dõi nhận xét. - GV viết dãy số 1-2-3-3-2-1 lên bảng và yêu cầu HS đọc lại. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Bài 4: Mục tiêu: Giúp HS làm quen với tách số và nói được cấu tạo của số trong phạm vi 3. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành . Cách thực hiện: - GV thực hiện mẫu: + Tách 2: GV lấy 2 mẫu vật để lên bàn, dùng tay tách thành 2 phần và nói: Hai gồm một và một. + Tách 3: * GV lấy 3 mẫu vật để lên bài, dùng tay tách thành 2 phần và nói: Ba gồm hai và một. * GV lấy 3 mẫu vật để lên bài, dùng tay tách thành 2 phần và nói: Ba gồm một và hai . - GV kết luận: Cấu tạo của Hai gồm một và một . Cấu tạo của Ba gồm hai và một . Ba gồm một và hai. HOẠT ĐỘNG 5: VUI HỌC Mục tiêu: Giúp hs tìm đúng số lượng đồ vật trong phạm vi 3. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành, trò chơi. Cách thực hiện: - GV đọc yêu cầu của bài. - GV Hướng dẫn HS làm bài: Yêu cầu hs quan sát khung hình trong sách, kể tên các con vật, thức ăn có trong khung. + Thức ăn con mèo thích nhất là gì ? + Thức ăn con voi thích nhất là gì ? + Thức ăn con thỏ thích nhất là gì ? - Gv hướng dẫn hs dùng ngón tay trỏ trái đặt vào hình các con vật, ngón tay phải đặt và hình thức ăn yêu thích của con vật đó. Sau đó, kéo rê ngón tay trái từ trái sang phải, ngón tay trỏ phải từ trên xuống dưới, sau cho hai ngón tay gặp nhau ở 1 ô hình, rồi gọi tên hình có trong ô. - Gv yêu cầu hs tự thực hiện và báo cáo . - Gv nhận xét . HOẠT ĐỘNG 6: Đất nước em - Gv yêu cầu hs quan hình trong sách trang 25 giới thiệu cho hs biết về Chùa Một Cột, Giải thích lí do vì sao chùa lại có tên gọi như vậy và giáo dục hs yêu quý, bảo tồn các di tích của đất nước . HOẠT ĐỘNG 7: Củng cố - Gv nhận xét tiết học . - Dặn hs về nhà thực hiện các yêu cầu ở Hoạt động ở nhà với ba mẹ và tiết sau sẽ báo cáo trước lớp | HS tham gia hát . -HS Quan sát tranh và trả lời: + Trong tranh có 1 con voi . + Có 1 chấm tròn . -HS nhắc lại . -HS quan sát chữ số 1 in, chữ số1 viết, - HS chỉ vào từng số và đọc - HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số 1,2,3. - HS quan sát mẫu chữ số và nêu độ cao, các nét chữ số. - HS thực hành viết số. - HS vừa bật ngón tay và đếm to: một, hai, ba . - HS vừa bật ngón tay và đếm to: ba, hai, một. - HS thực hành theo nhóm 4 . -HS lấy thẻ số cho phù hợp với số lượng hình tròn . - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS thực hành theo HD. - HS thực hành theo HD. - HS thực hành theo HD. Có con mèo, voi, thỏ, mía, cá, cà rốt. + Cá + mía + Cà rốt. - Hs lắng nghe - Hs thực hành - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe | Tính tích cực, hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động. YCCĐ 1 PC2 NL1,2 YCCĐ 1 PC1,2 NL1,2 YCCĐ 2 PC1,2,3 NL1,2 YCCĐ 3 PC1,2 NL1,2 YCCĐ 4 PC2 NL1,2 - HS biết liên hệ, ứng dụng với thực tế. PC1,2,3. NL1,2 Tích hợp TNXH, TV. NL2 PC 2, 4 - Biết về di tích văn hóa của đất nước, yêu quý, bảo tồn các giá trị văn hóa. |
2. Mẫu giáo án minh họa môn Toán mô đun 2 Tiểu học sách Kết nối tri thức với cuộc sống
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Trang 74- 75)
Bài: Phép trừ trong phạm vi 10 (Tiết 4)
Số 0 trong phép trừ
1. Yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học
1.1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng (bám vào CT môn học để mô tả)
- YCCĐ 1: Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép trừ với số 0.
- YCCĐ 2: Thực hiện được các tình huống này trong thực hành tính.
- YCCĐ 3: Vận dụng viết được phép trừ phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép trừ
1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực
* Phát triển các phẩm chất:
- YCCĐ 4: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học ( PC chăm chỉ )
- YCCĐ 5: Sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ mọi người.(PC nhân ái)
- YCCĐ 6: Có trách nhiệm với công việc được giao ở lớp. (PC trách nhiệm)
* Phát triển các năng lực:
- YCCĐ 7: Quan sát tình huống, trình bày kết quả quan sát và trả lời được câu hỏi liên quan. Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán. (NL Tư duy và lập luận toán học).
- YCCĐ 8: Trình bày được nội dung toán học, thảo luận để thống nhất kết luận của nhóm ( NL giao tiếp toán học).
2. Chuẩn bị
+ Giáo viên chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, phiếu bài tập), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, máy tính...) và tài liệu dạy học phù hợp với các hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh.
+ Học sinh chuẩn bị bộ đồ dùng học toán lớp 1.
III. Tiến trình dạy học
3.1. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ĐG - Yccđ về KT,KN - Yccđ về biểu hiện PC, NL |
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG | ||
Mục tiêu: - Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh. - Giới thiệu vấn đề cần học. Nội dung: “Chơi trò chơi: Trán - cằm - tai ” Phương pháp: PP trò chơi Tổ chức hoạt động: Luật chơi và cách chơi: GV cho HS đứng tại chỗ, GV hát “trán- cằm – tai” nhiều lần và yêu cầu HS làm theo lời cô nói không làm theo cô làm. Nếu HS nào không làm được theo yêu cầu thì sẽ bị phạt nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp học. | - HS thực hiện chơi theo sự hướng dẫn của GV. - Nhận xét. | PC trách nhiệm |
- Nhận xét, chốt, chuyển - Giới thiệu bài học. YC HS đọc mục tiêu | - Nghe, viết mục bài vào vở - Làm việc cá nhân, cặp đôi, trình bày trước nhóm | - Chia sẻ được mục tiêu bài học - Đánh giá PC1 |
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM TÒI, KHÁM PHÁ (Hình thành kiến thức mới) | ||
HĐ 2.1. <Quan sát tranh> * Mục tiêu: Quan sát và nhận biết được hình ảnh trong tranh. * Nội dung: Nêu được các tình huống trong tranh. * Phương pháp: - Phát hiện và giải quyết vấn đề. Tổ chức hoạt động: - GV cho HS quan sát tranh và tự nêu nội dung mỗi bức tranh? - Nhận xét. HĐ 2.2.<Hình thành phép tính> * Mục tiêu: Hình thành được các phép tính tương ứng với mỗi bức tranh. * Nội dung: Nêu các phép tính trong tranh. * Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề. * Tổ chức hoạt động: a. Có 3 con cá, vớt ra1 con cá chúng ta làm phép tính gì ? - Vì sao em làm phép tính trừ ? ( câu b,c,d thực hiện tương tự câu a) HĐ 2. Chốt kiến thức HS vừa phát hiện ra: - GV chốt nội dung: a. Trong bể các có tất cả 3 con cá, vớt ra 1 con cá còn lại 2 con. Chúng ta làm phép tính trừ: 3 – 1 = 2 Câu b,c,d cách thực hiện tương tự câu a. - Nhận xét. - GV lưu ý: Một số trừ đi chính số đó cũng bằng 0, số nào trừ cho 0 cũng bằng chính số đó. | Dự kiến sản phẩm của HS a. Có 3 con cá trong bể, vớt 1 con cá, còn lại 2 con cá. b. Có 3 con cá trong bể, vớt 2 con cá, còn lại 1 con cá. c. Có 3 con cá trong bể, vớt 3 con cá, còn lại 0 con cá. d. Có 3 con cá trong bể, không vớt con cá nào, còn lại 3 con cá. a. 3 – 1 b. 3 – 2 c. 3 – 3 d. 3 – 0 - Phép trừ - Vì vớt ra là bớt đi nên em làm phép tính trừ. a. 3 – 1 = 2 b. 3 – 2 = 1 c. 3 – 3 = 0 d. 3 – 0 = 3 | - HS ĐG lẫn nhau - GV QS mức độ đạt được của YCCĐ 1, 2. - HS ĐG lẫn nhau - GV QS mức độ đạt được của YCCĐ 1,2,3,4,5 |
HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP | ||
Bài tập. 1 SGK, Trang 75. * Phương pháp: Hợp tác Tổ chức hoạt động: Nhóm. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ Ai nhanh ai đúng ” - GV mời cả lớp cử ra 4 đội chơi, mỗi đội có 3 em. - GV viết các phép tính lên bảng. - GV phổ biến luật chơi: Mỗi bạn cầm trên tay 1 bông hoa, trong mỗi bông hoa có gắn 1 số tương ứng với kết quả của 1 phép tính bất kì trên bảng. Nhiệm vụ của các bạn chơi là hãy tính nhẩm kết quả các phép tính và sau đó gắn vào phép tính tương ứng. - Thời gian chơi là 3 phút. - GV gọi HS dưới lớp nhận xét kết quả của các đội chơi và bình chọn cho đội nào nhanh nhất và đúng nhất. - GV nhật xét, tuyên dương - Gọi vài HS đọc lại kết quả các phép tính trên bảng. - GV hỏi: Vì sao? 5 – 0 = 5 7 – 7 = 0 0 + 4 = 4 3 + 0 = 3 - GV cho HS nhận xét. Bài tập 2: SGK, Trang 75 * Kỹ thuật: Mảnh ghép. Tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm. - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV chia nhóm 4. - GV giao nhiệm vụ, các nhóm thảo luận và tính kết quả của từng phép tính trong các đám mây. Sau đó GV phát cho mỗi nhóm 1 đám mây có các phép tính, rồi nhóm điền kết quả vào phép tính trong đám mây của nhóm mình. - Thời gian thảo luận 5 phút. - Gv gọi đại diện các nhóm cầm đám mây của mình lên bảng ghép với bạn ở nhóm khác có cùng kết quả với nhóm mình thì đứng vào với nhau. - Gọi HS nhận xét các cặp trên bảng. - GV chốt ý kiến của HS. | - Lớp cử ra 4 đội chơi. - HS chú ý. - HS ghi nhớ luật chơi. - HS tham gia chơi 5 – 0 = 5 4 – 0 = 4 6 – 6 = 0 7 – 7 = 0 5 + 0 = 5 0 + 4 = 4 3 – 0 = 3 2 – 0 = 2 4 – 4 = 0 9 – 9 = 0 3 + 0 = 3 0 + 2 = 2 - HS đọc cá nhân. - Một số trừ đi chính số đó cũng bằng 0, số nào trừ cho 0 cũng bằng chính số đó. - Một số cộng với 0 cũng bằng chính số đó. - Lớp chia 1 nhóm gồm 4 em. - Hoàn thành bài tập - HS thảo luận và làm bài. - HS tìm nhóm bạn có kết quả giống với nhóm mình thì ghép vào với nhau. 7 – 4 5 – 5 7 – 0 4 – 0 3 – 3 3 – 0 6 – 2 9 – 2 | - HS ĐG lẫn nhau - GV QS mức độ đạt được của YCCĐ 1,2,3,4,5,6 |
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG SÁNG TẠO | ||
BT3. SGK, Trang 75 * Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề. Tổ chức thực hiện: - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Gv cho HS quan sát tranh với thời gian 2 phút. - GV gọi HS nêu nội dung tranh - GV gọi 1 vài HS khác nhận xét bài toán bạn vừa nêu. - GV chốt: Vậy các em đã nêu đúng nội dung bức tranh, bây giờ các em hãy viết phép tính thích hợp vào bảng con. - GV mời 1 HS lên viết phép tính vào bảng lớp. - Lớp so sánh với kết quả của bạn trên bảng. - GV nhận xét bảng con, bảng lớp và chốt nội dung bài. | - HS nêu - HS quan sát tranh - HS nêu : Lúc đầu trong chuồng có 3 con vịt, sau đó cả 3 con chạy hết khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng còn lại mấy con vịt ? - HS nhận xét hoặc có thể bổ sung nội dung khác ( Nếu có). - Lớp viết phép tính vào bảng con 3 – 3 = 0 - HS viết: 3 – 3 = 0 - HS so sánh. | - HS ĐG lẫn nhau - GV QS mức độ đạt được của YCCĐ1,2, 3,4,5, 6,7,8 |
3.3. Hoạt động nhận xét, đánh giá, động viên, khích lệ, dặn dò HS
- Bạn nào cho cô biết hôm nay chúng ta họa bài gì?
- GV gọi vài HS đọc lại bảng trừ trên bảng.
- GV nhắt lại qui tắc:
Một số trừ đi chính số đó cũng bằng 0, số nào trừ cho 0 cũng bằng chính số đó.
- Mẫu giáo án minh họa mô đun 2 - Tất cả các môn
- Mẫu bài dạy minh họa môn Tiếng Việt Tiểu học Mô đun 2
- Mẫu giáo án minh họa môn Tự nhiên xã hội mô đun 2 Tiểu học
- Mẫu giáo án minh họa môn Lịch sử - Địa lý mô đun 2 Tiểu học
- Mẫu giáo án minh họa môn Đạo Đức mô đun 2 Tiểu học
- Mẫu giáo án minh họa môn Hoạt động trải nghiệm mô đun 2 Tiểu học
- Mẫu giáo án minh họa môn Khoa học mô đun 2 Tiểu học
- Mẫu giáo án minh họa môn Âm nhạc mô đun 2 Tiểu học
- Mẫu giáo án minh họa môn Mỹ thuật mô đun 2 Tiểu học
Trên đây là nội dung chi tiết của Mẫu giáo án minh họa môn Toán mô đun 2 Tiểu học. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.