Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mô hình tổ chức của dự án

Mô hình tổ chức của dự án được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Mô hình tổ chức của dự án

Có nhiều mô hình tổ chức quản lý dự án. Tùy thuộc mục đích nghiên cứu mà phân loại các mô hình tổ chức dự án cho phù hợp. Căn cứ vào điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức và căn cứ vào yêu cầu của dự án, có thể chia hình thức tổ chức quản lý dự án thành 2 nhóm chính là hình thức thuê tư vấn quản lý dự án (gồm mô hình tổ chức theo hình thức chủ nhiệm điều hành dự án và mô hình chìa khóa trao tay) và hình thức chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án. Đối với hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp, căn cứ vào đặc điểm hình thành, vai trò và trách nhiệm của ban quản lý dự án, các mô hình tổ chức quản lý dự án được chia cụ thể hơn thành: mô hình tổ chức quản lý dự án theo chức năng, tổ chức chuyên trách dự án và tổ chức quản lý dự án dạng ma trận.

Mỗi một dạng tổ chức của dự án có một loạt những lợi thế và bất lợi cụ thể. Trong báo cáo tổng kết phải phân tích được những gì mà mô hình tổ chức đó đã đóng góp hoặc ngăn cản sự phát triển của dự án. Nếu sửa đổi cấu trúc dự án đã được chấp nhận sang một hình thức tổ chức hoàn toàn khác mà có lợi cho quá trình quản trị dự án thì việc thay đổi là nên làm.

Dự án và nhóm nhân viên

Đôi khi, những người có năng lực lại không làm việc tốt trong vai trò là thành viên của nhóm khi đòi hỏi phải có sự trao đổi thông tin và hợp tác. Vấn đề này nếu được phát hiện ở dự án sẽ giúp ích nhiều cho lãnh đạo tổ chức. Tin mật này trong báo cáo tổng kết sẽ được chuyển đến lãnh đạo cao cấp của tổ chức mẹ, trong đó đề nghị không phân công những cá nhân như vậy trong các dự án tương lai. Tương tự, người ta có thể giới thiệu, tiến cử những cá nhân hoặc nhóm hoạt động có hiệu quả cho các dự án tương lai hoặc tái phân công họ vào những hoạt động thường xuyên của tổ chức.

Nhu cầu về lao động: Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của sản xuất và hoạt động điều hành dự án để ước tính số lao động trực tiếp và bậc thợ tương ứng cho mỗi loại công việc và số lượng lao động gián tiếp với trình độ đào tạo thích hợp.

Nguồn lao động: Cần ưu tiên xem xét số lao động sẵn có tại địa phương để tuyển dụng đào tạo. Nếu phải đào tạo, phải có chương trình đào tạo lao động chuyên môn, lập kế hoạch và dự tính chi phí. Việc đào tạo có thể tiến hành ở trong hoặc nước ngoài hoặc thuê chuyên gia nước ngoài vào huấn luyện ở trong nước.

Chi phí lao động: bao gồm chi phí để tuyển dụng và đào tạo và chi phí cho lao động trong các năm hoạt động của dự án sau này.

Dự án có thể áp dụng trả lương khoán, lương sản phẩm hay lương thời gian. Căn cứ vào hình thức trả lương được áp dụng, số lao động mỗi loại sử dụng, các chi phí có liên quan để tính ra quỹ lương hàng năm cho mỗi loại lao động và cho tất cả lao động của dự án.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Mô hình tổ chức của dự án về điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức và căn cứ vào yêu cầu của dự án, có thể chia hình thức tổ chức quản lý dự án thành 2 nhóm chính là hình thức thuê tư vấn quản lý dự án...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Mô hình tổ chức của dự án. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 153
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm