Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mô hình tổ chức kiểu dự án

Mô hình tổ chức kiểu dự án được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Ở một thái cực khác của tổ chức dự án là cơ cấu dự án chuyên trách: Tức là tổ chức các đội dự án làm việc chuyên trách cho dự án và tách biệt với các hoạt động của công ty mẹ. Trong cơ cấu dự án chuyên trách các công ty thường bổ nhiệm nhà quản lý dự án và những nhân sự chủ chốt làm việc toàn thời gian và liên tục cho đến khi dự án kết thúc. Cán bộ dự án thường làm việc trong một môi trường biệt lập hoàn toàn về vật lý với các hoạt động khác của công ty. Các dự án nghiên cứu & phát triển các sản phẩm mới quan trọng thường được tổ chức theo cơ cấu dự án chuyên trách.

Trong một số ngành kinh tế mà sản phẩm là các dự án đơn chiếc cung cấp cho khách hàng như ngành xây dựng, dịch vụ tư vấn thì toàn bộ công ty được tổ chức để hỗ trợ cho việc thực hiện các dự án. Toàn bộ hoạt động chính của công ty được tổ chức thành các đội dự án tương đối độc lập với nhau làm việc cho các dự án cụ thể. Các phòng ban chức năng được tổ chức để hỗ trợ các đội dự án: phòng marketing thì chuyên trách trong việc tìm kiếm các đơn hàng mới, phòng nhân sự chịu trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo nhân sự đáp ứng yêu cầu của các dự án, phòng quản trị thiết bị chịu trách nhiệm điều độ máy móc thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu của các dự án và đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất các trang thiết bị.

1. Đặc điểm của mô hình

Các thành viên của dự án là độc lập không phụ thuộc vào các phòng chức năng.

Là tổ chức độc lập với các phòng chức năng, chuyên thực hiện quản lí điều hành dự án.

Mô hình này thường xuất hiện ở những công ty có quy mô lớn và hình thành những dự án lớn và phức tạp.

2. Mô hình cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức kiểu dự án

Hình 3.2. Mô hình tổ chức kiểu dự án

3. Ưu điểm của mô hình

Phối hợp các hoạt động của dự án đơn giản hơn các nguồn lực đã được phân bổ theo yêu cầu của dự án cho nên việc tổ chức và quản lý các hoạt động của dự án đơn giản hơn do không bị phụ thuộc và ảnh hưởng bởi các bộ phận chức năng của công ty mẹ.

Dự án được thực hiện nhanh thời gian thực hiện dự án ngắn do các thành viên làm việc chuyên trách cho dự án và các vấn đề liên quan nhanh được ra quyết định

Tính gắn kết cao do các thành viên dự án làm việc cùng với nhau cho nên cùng có chung mục tiêu và có động lực làm việc tốt.

Tính tổng thể cao do các cán bộ dự án thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau đều được phân công làm việc chuyên trách cho dự án cho nên việc thảo luận trao đổi chia sẻ thông tin về các vấn đề liên quan của dự án sẽ diễn ra nhanh và trực tiếp hơn.

Có đội ngũ dự án ổn định, nên việc điều hành và quản trị là thống nhất, dễ dàng, phát huy được hoạt động của nhóm dự án, khả năng đạt được các mục tiêu dự án là cao hơn so với mô hình kiểu chức năng.

Có các bộ phận chức năng trong dự án chuyên trách thực hiện các công việc của dự án, mỗi thành viên trong dự án đều có trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng của riêng mình, trưởng dự án có đầy đủ quyền lực đối với các nhân viên, điều này có lợi rất lớn cho việc điều hành và quản trị.

Đây là hình thức tổ chức theo yêu cầu của khách hàng nên có thể phản ứng nhanh trước yêu cầu của thị trường.

4. Nhược điểm của mô hình

Chi phí thực hiện dự án cao do các nguồn lực được dành riêng cho việc thực hiện các hoạt động dự án cho nên giá thành thực hiện thường cao. Các dự án nhỏ thường không được tổ chức dưới dạng dự án chuyên trách do hiệu suất sử dụng nguồn lực không cao.

Dễ xảy ra xung đột giữa mục tiêu của dự án và mục tiêu của công ty mẹ do dự án hoạt động một cách biệt lập với phần còn lại của công ty mẹ cho nên dễ xảy ra tình trạng không nhất quán giữa mục tiêu và kết quả của dự án với mục tiêu của công ty mẹ.

Hạn chế về chuyên môn do dự án hoạt động biệt lập nên các vấn đề chuyên môn thường giới hạn trong đội dự án cho nên nếu không duy trì tốt các mối quan hệ chuyên môn với các bộ phận chức năng khác của công ty mẹ thì các vấn đề về chuyên môn vượt quá năng lực của đội dự án có thể chậm được khắc phục.

Trở ngại trong việc bố trí công việc sau dự án cán bộ dự án làm việc tách biệt trong một thời gian dài với các bộ phận còn lại của công ty cho nên có thể có khó khăn nhất định trong việc hòa nhập trở lại sau khi dự án kết thúc.

Mỗi tổ chức dự án đều thiết lập bộ phận chức năng của riêng mình, như vậy một bộ phận chức năng không những chỉ có trong tổ chức mẹ, mà còn có trong tổ chức dự án nữa. Nếu công ty mẹ thực hiện cùng lúc nhiều dự án và các dự án đều có kết cấu theo dạng dự án như vậy thì sẽ dẫn đến lãng phí nhân lực.

Do kết cấu tổ chức dạng dự án là cố định nên trong trường hợp các nhân viên của bộ phận chuyên trách thuộc dự án này đang nhàn rỗi cũng khó có thể điều động cho công ty mẹ hoặc cho dự án khác. Các nguồn lực như trang thiết bị, máy móc cũng tương tự như vậy, do đó hiệu quả chung đạt được không cao.

Các dự án riêng biệt có thể không thống nhất với công ty mẹ, hoặc giữa các dự án đó cũng có thể không thống nhất với nhau, dẫn đến trở ngại cho việc thống nhất chỉ huy và phát triển chiến lược của công ty mẹ.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Mô hình tổ chức kiểu dự án về đặc điểm của mô hình, ưu và nhược điểm của mô hình tổ chức kiểu dự án...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Mô hình tổ chức kiểu dự án. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 1.358
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm