Môi trường luật pháp và chính trị

Môi trường luật pháp và chính trị được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Môi trường luật pháp

Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế trước hết đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà kinh doanh phải quan tâm và nắm vững luật pháp: luật quốc tế, luật của từng quốc gia, mà ở đó doanh nghiệp đã và sẽ hoạt động, cũng như các mối quan hệ luật pháp tồn tại giữa các nước này và giữa các nước trong khu vực nói chung.

Những yếu tố thuộc môi trường pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Một là, các luật lệ và quy định của các quốc gia bao gồm cả luật pháp của chính nước mà tại đó nhà kinh doanh hoạt động (luật quốc gia) và luật pháp của các nước, nơi hoạt động kinh doanh được tiến hành. Hai là, luật tư pháp quốc tế, luật công pháp quốc tế, kể cả các điều ước quốc tế và các tập quán thương mại. Ba là, các tổ chức kinh tế quốc tế ban hành các quy định hướng dẫn đối với các quốc gia thành viên khi thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của tổ chức đó trong việc phát triển kinh tế xã hội.

Những tác động, ảnh hưởng chủ yếu của luật đối với hoạt động của một doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ:

- Các quy định về giao dịch: hợp đồng, sự bảo vệ các bằng phát minh, sáng chế, phát minh, luật bảo hộ nhãn hiệu thương mại (mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm,...), bí quyết công nghệ, quyền tác giả, các tiêu chuẩn kế toán.

- Môi trường luật pháp chung: luật môi trường, những quy định tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn.

- Luật thành lập doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực kinh doanh.

- Luật lao động; luật chống độc quyền và các hiệp hội kinh doanh; chính sách giá cả; luật thuế, lợi nhuận...

Môi trường chính trị

Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh quốc tế.

Mặt khác, tính ổn định về chính trị của các quốc gia sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường nước ngoài.

Không có sự ổn định về chính trị sẽ không có điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh hóa xã hội.

Chính vì vậy, khi tham gia kinh doanh trên thị trường thế giới, doanh nghiệp phải am hiểu môi trường chính trị ở các quốc gia, ở các nước trong khu vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động.

Môi trường kinh tế thế giới

Khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài, các hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trở nên ngày càng phức tạp hơn, vì giờ đây, các nhà quản lý phải hoạt động trong hai môi trường mới: sự tác động của các yếu tố thuộc các quốc gia bên ngoài và các yếu tố vận động của nền kinh tế thế giới. Vì những lý do như vậy, các chính sách cho những hoạt động kinh tế trong một thị trường có thể hoàn toàn không thích hợp với những hoạt động kinh tế trong một thị trường khác. Ngoài việc giám sát thị trường nước ngoài, các nhà kinh tế phải theo kịp với hoạt động trong môi trường kinh tế thế giới như các nhóm theo vùng (EU, AFTA) và các tổ chức quốc tế (UN, IMF, Ngân hàng thế giới).

Ví dụ, các công ty Mỹ rất quan tâm đến bước phát triển của EU trong việc đạt tới mục tiêu nhất thể hóa châu Âu, cũng như đến ảnh hưởng này với quan hệ mậu dịch EU-Mỹ. Họ cũng theo dõi sát tiến bộ của WTO trong việc mở rộng tự do hoá thương mại... bất kỳ những hành động nào cũng ảnh hưởng đến công ty rất mạnh.

Phân tích kinh tế thế giới nên cung cấp dữ kiện kinh tế trong cả thị trường thực và viễn cảnh, cũng như đánh giá lực lượng cạnh tranh. Vì tầm quan trọng của thông tin kinh tế đối với chức năng kiểm soát và kế hoạch ở đầu não, việc thu thập dữ kiện và chuẩn bị báo cáo phải là trách nhiệm của nhân viên trong nước.

Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng, của các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung, có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài. Tính ổn định về kinh tế, trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây là điều các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và lo ngại vì nó liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là liên quan đến sự an ninh của đồng vốn của các doanh nghiệp này ở nước ngoài.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Môi trường luật pháp và chính trị về hoạt động kinh doanh quốc tế trước hết đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà kinh doanh phải quan tâm và nắm vững luật pháp...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Môi trường luật pháp và chính trị. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 517
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm