Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Một số nguyên tắc xác định giá trong dịch vụ

VnDoc xin giới thiệu bài Một số nguyên tắc xác định giá trong dịch vụ được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đặc điểm của định giá dịch vụ bị chi phối bởi những đặc điểm của dịch vụ nói chung. Do đặc thù của dịch vụ cần được xem xét trên các khía cạnh quan trọng như: xác định chi phí làm cơ sở cho giá dịch vụ, phân biệt dịch vụ, mối quan hệ giữa giá dịch vụ và chất lượng dịch vụ…

1. Tính phức tạp trong xác định chi phí sản xuất dịch vụ

Chi phí sản xuất và cung ứng dịch vụ làm cơ sở cho định giá dịch vụ khó xác định được một cách cụ thể và trực tiếp cho từng loại dịch vụ. Một loại chi phí có thể liên quan tới nhiều dịch vụ cùng được cung ứng cho khách hàng trong cùng một thời điểm.

Ví dụ trên cùng một cơ sở hạ tầng viễn thông, nhiều loại dịch vụ gia tăng cùng được cung ứng như dịch vụ thoại, truyền dữ liệu, vệ tinh…

Vấn đề khác nảy sinh trong xác định chi phí sản xuất và cung ứng dịch vụ là xác định tính chất của các yếu tố chi phí sản xuất phát sinh để tập hợp thành các bộ phận chi phí cố định và chi phí biến đổi. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, yếu tố lao động và cơ sở hạ tầng mang tính quyết định trong quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ, do vậy chi phí cố định luôn chiếm tỷ lệ rất cao. Chẳng hạn, để cung cấp dịch vụ vận tải hành khách bằng đường hàng không, cần có một cơ sở hạ tầng hiện đại về cảng hàng không, tàu bay, hệ thống điều khiển không lưu, phi công, nhân viên điều hành, nhân viên quản lý trình độ cao. Chi phí ban đầu và chi phí vận hành vận tải hàng không luôn đòi hỏi ở mức cao. Để đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, các nhà cung cấp dịch vụ phải duy trì và đảm bảo tính sẵn sàng cao của các yếu tố thuộc cả về hệ thống cơ sở hạ tầng và đội ngũ lao động.

2. Ảnh hưởng của tính vô hình đến quyết định về giá

Với đặc trưng vô hình của dịch vụ, người mua dịch vụ không thể cằm, nắm, sờ hay dùng thử nên giá dịch vụ được xác định dựa trên quá trình thương lượng giữa người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ. Đó cũng là quá trình cá nhân hóa dịch vụ phù hợp với giá trị cảm nhận ở những khách hàng khác nhau.

Giá dịch vụ thường được coi là dấu hiệu nhận biết chất lượng dịch vụ. Nói cách khác người tiêu dùng có xu hướng coi giá dịch vụ là căn cứ để xác đánh giá chất lượng dịch vụ. Quan hệ giá cả dịch vụ và chất lượng dịch vụ là quan hệ hai chiều. Một mặt, do giá cả là yếu tố có trước, người tiêu dùng sẽ dựa vào giá cả để đánh giá chất lượng dịch vụ. Mặt khác, chất lượng dịch vụ được cảm nhận và đánh giá sau khi tiêu dùng dịch vụ và được so sánh trực tiếp với mức giá mà người tiêu dùng phải trả cho dịch vụ. Khi đó, giá dịch vụ sẽ được cảm nhận và đánh giá lại. Cảm nhận ban đầu có thể được củng cố hoặc thay đổi tùy thuộc vào tương quan giữa chất lượng dịch vụ và giá cả dịch vụ sau khi người tiêu dùng có sự trải nghiệm với dịch vụ.

3. Khách hàng khó so sánh và đánh giá giá dịch vụ

Chất lượng dịch vụ không ổn định và bị tác động mạnh mẽ, trực tiếp của các yếu tố thuộc về người cung ứng, thời gian và địa điểm cung ứng, tính sẵn sàng của các yếu tố vật chất. Ngay cả cùng một nhân viên cung ứng dịch vụ, chất lượng dịch vụ có thể thay đổi theo trạng thái sức khỏe thể chất và tinh thần của người cung ứng.

Các yếu tố khác như phương tiện, khí hậu, thời tiết… cũng ảnh hưởng đáng kể tới tính không ổn định của chất lượng dịch vụ. Khả năng thay thế hoàn toàn giữa các dịch vụ giống nhau trên thị trường không phải là điều đáng lo ngại cho các doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng là làm thế nào doanh nghiệp nhận ra và phân được sự khác nhau giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp cần khai thác những điểm khác biệt của dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp so với đối thủ cạnh tranh.

Định giá dịch vụ trong những điều kiện như vậy đặt ra thách thức đối với người định giá dịch vụ là làm thế nào để đảm bảo xác định giá từng loại dịch vụ cụ thể phù hợp với chất lượng dịch vụ cung ứng.

4. Mối quan hệ giữa tương quan cung cầu về dịch vụ và quyết định giá

Với dịch vụ, quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời. Việc dự trữ dịch vụ chỉ có thể thực hiện thông qua hình thức dự trữ các yếu tố để sản xuất như máy móc, thiết bị, lao động… Giá dịch vụ được sử dụng như là một công cụ điều tiết cầu, tạo sự cân bằng cung cầu và quản trị doanh thu. Thông qua một hệ thống các yếu tố được sử dụng nhằm tạo ra sự ưu đãi cho khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra ranh giới giữa các cấp chất lượng dịch vụ và để cho khách hàng lựa chọn, đánh giá và sử dụng dịch vụ ở mức nào.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Một số nguyên tắc xác định giá trong dịch vụ về đặc điểm của tính phức tạp trong xác định chi phí sản xuất dịch vụ, ảnh hưởng của tính vô hình đến quyết định về giá, khách hàng khó so sánh và đánh giá giá dịch vụ, mối quan hệ giữa tương quan cung cầu về dịch vụ và quyết định giá...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Một số nguyên tắc xác định giá trong dịch vụ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 169
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm