Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức và định mức lao động

Chúng tôi xin giới thiệu bài Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức và định mức lao động được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nội dung thuộc về môn Tổ chức lao động khoa học nhằm giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về môn học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Do những hoạt động sản xuất của con người để làm ra sản phẩm ngày càng mang tính tập thể, tính xã hội và quốc tế cao, đòi hỏi công tác quản lý sản xuất phải có hệ thống biện pháp đa dạng, khoa học. Môn định mức lao động ra đời và phát triển trở thành một biện pháp quản lý sản xuất một cách khoa học, có hiệu quả với ý nghĩa tác dụng trên nhiều mặt.

Tổ chức và định mức lao động là một biện pháp quan trọng để tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm

Tăng năng suất lao động là quy luật kinh tế chung cho mọi hình thái kinh tế xã hội, là động lực cho sự phát triển của xã hội loài người. Trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tiêu thụ sản phẩm, muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải tìm cách tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Định mức lao động giúp cho các cơ sở, doanh nghiệp thực hiện được điều đó. Thông qua việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm của từng cơ sở, doanh nghiệp, tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân sẽ được cải thiện.

Định mức lao động là công cụ có hiệu lực để khai thác khả năng tiềm tàng trong sản xuất, công tác. Quá trình xây dựng và áp dụng mức lao động vào sản xuất, công tác là quá trình nghiên cứu, tính toán và giải quyết các yêu cầu về kỹ thuật, về sắp xếp nơi làm việc cũng như các yếu tố bảo đảm sức khỏe cho người lao động… Quá trình này cũng giúp cho việc phát hiện các loại thời gian lãng phí trông thấy (đi muộn, về sớm, làm việc không đúng nhiệm vụ …) và thời gian lãng phí không trông thấy (động tác thừa, thao tác thừa …), tìm nguyên nhân gây ra chúng và các biện pháp khắc phục. Đó là điều kiện thuận lợi để người lao động sử dụng hợp lý các thiết bị máy móc, vật tư kỹ thuật và thời gian lao động, nhằm áp dụng các kinh nghiệm và phương pháp lao động tiên tiến để tăng năng suất và hiệu quả lao động, tăng sản phẩm cho xã hội.

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế có tính chất tổng hợp, phản ánh trình độ tổ chức quản lý và trình độ áp dụng kỹ thuật mới của cơ sở, doanh nghiệp. Vì định mức lao động nghiên cứu, áp dụng mọi biện pháp tổ chức kinh tế - kỹ thuật nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn dự trữ trong sản xuất, tiết kiệm lao động sống và lao động vật hoá, làm cho lượng lao động tiêu hao trong mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuống và do đó giá thành sản phẩm cũng giảm.

Tổ chức và định mức lao động hợp lý có tác động nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch trong doanh nghiệp

Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường tất yếu dẫn tới sự cạnh tranh, dù là cạnh tranh lành mạnh trong phạm vi khuôn khổ của các chế độ chính sách và pháp luật của Nhà nước. Muốn tồn tại và phát triển, các cơ sở, doanh nghiệp cần xây dựng các kế hoạch sản xuất - kinh doanh, trong đó có kế hoạch xây dựng, áp dụng hoặc sửa đổi các mức lao động một cách tỉ mỉ, chính xác. Định mức lao động với sự thể hiện rõ cả về số lượng và chất lượng lao động, gắn với những điều kiện tổ chức - kỹ thuật cụ thể, trở thành cơ sở để lập các kế hoạch quan trọng khác một cách chính xác.

Nhờ có mức lao động, doanh nghiệp có thể lập được kế hoạch lao động (kế hoạch số lượng lao động, kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực, kế hoạch tăng năng suất lao động, kế hoạch quỹ tiền lương) chính xác, khoa học. Những kế hoạch này, cùng với hệ thống mức lao động lại là cơ sở để điều chỉnh và lập các kế hoạch khác như kế hoạch sản xuất - kinh doanh, kế hoạch tài chính ...

Do vậy, định mức lao động có tác động nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch.

Tổ chức và định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động khoa học

Tổ chức lao động trong các cơ sở, doanh nghiệp nhằm bảo đảm cho quá trình sản xuất, công tác tiến hành được cân đối, liên tục, nhịp nhàng để đạt năng suất lao động cao. Lao động của mỗi người tham gia vào quá trình sản xuất, công tác là một bộ phận không thể thiếu được của toàn bộ quá trình. Nếu một bộ phận nào đó ngừng hoạt động thì cả quá trình lao động sản xuất sẽ bị ngưng trệ. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, phải tổ chức sản xuất và tổ chức lao động trong từng bộ phận có hiệu quả. Điều kiện để đáp ứng yêu cầu trên là phải tính được các mức tiêu hao lao động cho mỗi công việc trong từng bộ phận, trên cơ sở đó giải quyết đúng đắn các vấn đề phân công và hiệp tác lao động, tổ chức nơi làm việc, nghiên cứu lựa chọn những phương pháp và thao tác lao động tiên tiến. Nói cách khác, định mức lao động cho phép xây dựng và áp dụng vào sản xuất, công tác những hình thức tổ chức lao động hợp lý.

Mức lao động không những thể hiện khối lượng công việc, mà còn yêu cầu cụ thể về chất lượng lao động đòi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề ở bậc nào đó mới có thể hoàn thành được. Do đó, mức lao động là cơ sở để tiến hành phân phối hợp lý công việc cho từng người lao động dựa trên trình độ chuyên môn - kỹ thuật của họ. Mặt khác, thông qua việc nghiên cứu kết cấu thời gian tiêu hao cho các loại công việc làm bằng tay và các công việc do máy tự động làm, định mức lao động giúp ta xác định, bố trí và phân công lao động. Chẳng hạn, khi quá trình sản xuất đã tự động hóa, hình thức phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá hẹp không bảo đảm sử dụng triệt để thời gian lao động thì định mức lao động phải tính tiêu chuẩn thời gian thao tác bằng tay và bằng máy của công việc để xây dựng biểu đồ đứng nhiều máy và chuyển hình thức phân công lao động theo nghề ở phạm vi hẹp sang phạm vi rộng.

Mức lao động là căn cứ để tính nhu cầu lao động của từng nghề, tạo điều kiện phân phối tỷ lệ người làm việc ở từng bộ phận hợp lý và tiết kiệm, thực hiện hiệp tác chặt chẽ giữa những người tham gia lao động, giữa các bộ phận sản xuất, công tác về không gian và thời gian, bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, công tác với nhau.

Định mức lao động giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác số và chất lượng lao động cần thiết cho từng khâu, từng mắt xích công việc ở từng giai đoạn trong kỳ kế hoạch, qua đó giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động, đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất - kinh doanh đề ra.

Định mức lao động còn nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ khả năng sản xuất, công tác của nơi làm việc, qua đó, đưa ra được các biện pháp khắc phục những bất hợp lý trong tổ chức nơi làm việc, loại bỏ những thao tác và động tác thừa, tạo thuận lợi cho người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, công tác, tăng năng suất lao động.

Định mức lao động còn là biện pháp có hiệu quả để củng cố và tăng cường kỷ luật lao động, một nội dung quan trọng của tổ chức lao động. Việc xây dựng và áp dụng các mức lao động tiên tiến, hợp lý đòi hỏi người lao động phải thực hiện đúng các qui phạm trong sản xuất, công tác, kỹ thuật.

Tổ chức và định mức lao động là cơ sở để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động

Số lượng và chất lượng lao động là căn cứ đánh giá mức độ tham gia lao động của mỗi người. Số lượng lao động thể hiện sự hao phí sức óc, bắp thịt, thần kinh của người lao động và được biểu thị bằng độ dài của thời gian lao động, hoặc số lượng sản phẩm được sản xuất ra. Chất lượng lao động thể hiện tính phức tạp của công việc mà chủ yếu được xác định bằng trình độ và kiến thức chuyên môn của người lao động.

Muốn bảo đảm trả thù lao lao động công bằng hợp lý, khuyến khích mọi người hăng hái lao động, cần phải tiến hành định mức lao động. Mức lao động là thước đo, là căn cứ để xác định đơn giá trả lương, là cơ sở để xã hội, các đơn vị, doanh nghiệp đãi ngộ người lao động theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.

Vấn đề xác định đơn giá tiền lương, cách sử dụng đơn giá tiền lương để trả công lao động và ý nghĩa, tác dụng của nó được đề cập ở nội dung của chương tiếp theo.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức và định mức lao động về tổ chức và định mức lao động là một biện pháp quan trọng để tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, định mức lao động hợp lý có tác động nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch trong doanh nghiệp, cơ sở để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức và định mức lao động. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm