Nghị luận chữ "tài" và chữ "đức" đối với người học sinh
Những bài văn mẫu hay lớp 8
Văn mẫu lớp 8: Nghị luận chữ "tài" và chữ "đức" đối với người học sinh gồm các bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm và tổng hợp giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Dàn ý Nghị luận xã hội về mối quan hệ giữa tài và đức
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: mối quan hệ giữa tài và đức.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tài: những người giỏi giang, thông minh, nhạy bén với cuộc sống nhưng lại không có phẩm chất, tâm hồn tốt đẹp.
Đức: những người có tâm hồn cao đẹp nhưng lại không tài giỏi, thông minh.
→ Nếu thiếu sót một trong hai yếu tố tài và đức sẽ làm cho cuộc sống của con người đi sai lệch, khó đạt được thành công. Câu nói mang ý nghĩa: những người vừa có tài, vừa có đức sẽ là phần cốt lõi giúp cho đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng và tốt đẹp hơn.
b. Phân tích
Nếu không tài giỏi, chúng ta làm việc gì cũng sẽ khó, cũng sẽ dễ đổ bể, chính vì thế tài năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người. Nhưng nếu con người thông minh mà không có đạo đức tốt thì sẽ dễ mang tài năng của mình đi làm chuyện xấu hòng tư lợi, như thế sẽ gây ra hậu quả khôn lường cho xã hội.
Tài và đức nên đi liền với nhau, kết hợp với nhau để con người phát triển theo chiều hướng tích cực để xây dựng xã hội đẹp đẽ.
Người có tài và đức sẽ được xã hội trọng dụng, người khác ngưỡng mộ và là tấm gương sáng để mọi người học tập và noi theo.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, những con người vừa tài giỏi lại có đạo đức, nhân cách tốt cống hiến hết mình cho nước nhà làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.
d. Phản đề
Trong xã hội vẫn có không ít người tài giỏi nhưng đạo đức không tốt, chuyên đi làm những chuyện xấu xa để thu lợi, lại có những người tuy không tài giỏi nhưng lại có đạo đức và phẩm chất tốt đẹp, những người này cũng khó có được thành công trong cuộc sống.
Bên cạnh đó cũng có không ít người không tài giỏi lại không cố gắng học tập, rèn luyện bản thân, tu bổ đạo đức,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phá, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: mối quan hệ giữa tài và đức; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Nghị luận chữ "tài" và chữ "đức" đối với người học sinh
Trong cuộc sống của chúng ta thì cái tài rất quan trọng đặc biệt là xã hội hiện đại ngày nay. Những người có tài thì luôn thành đạt và phát triển. Cuộc sống hiện đai biết bao nhiêu điều mà cần phải có tài mới có thể lam được, những người có tài ấy giống như người hiền tài, là nhân tố để phát triển quyết định đến vận mệnh đất nước. Thế nhưng có tài thôi chưa đủ, cái mà ai nhắc đến tài cũng nghĩ đến đó là cái đức. Hồ Chí Minh thường nói “có tài mà không có đức là vô dụng”. có thể thấy cái tài và cái đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vậy tài và đức là gì?
Tài là khả năng của con người về một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó trong xã hội. Người có tài là người có khả năng làm tốt một việc hoặc nhiều việc. Công việc ấy phải làm được nó và làm thật đẹp thật tốt thì mới gọi được là tài. Ví dụ như một người thợ mộc được cho là tài khi chạm trổ được những hình phượng rồng, kim quý có hồn mềm mại và đẹp. Hay một cô giáo được coi là tài khi kiến thức về bộ môn mình dạy có nhiều và biết cách truyền đạt cho học sinh hiểu bài. Còn có những con người biết nhiều, làm tốt được nhiều công việc thì người đó là người đa tài, tức là có nhiều khả năng để làm tốt nhiều việc. Ví dụ cho người đa tài phải nói đến Hồ Chí Minh, Bác không chỉ tìm được ra con đường cứu nước đúng đắn sáng suốt mà còn là một nhà thơ hay để lại nhiều tác phẩm cho đời. Bác không những biết tiếng mẹ đẻ mà còn biết đến nhiều thứ tiếng khác nhau, làm nhiều nghề để sống. Hay bình thường hơn là những người trong cuộc sống, họ có thể vừa sáng tác thơ vừa có thể soạn nhạc, hát, đóng phim…Tóm lại tài chính là làm tốt được một hay nhiều công việc nào đó.
Vậy còn đức thì sao? Đức là đạo đức của một con người. Nói rõ hơn thì nó là những quy tắc chuẩn mực xã hội phù hợp với những đạo lí sống trên đời giữa người với người. Người có đạo đức là người luôn biết sống đúng với những cái được gọi là đẹp nhất. Nói cách khác người có đạo đức luôn có một tấm lòng lương thiện. Ví dụ như Bác Hồ là người có đức, bạn yêu thương nhân dân như chính con cháu của mình, Bác chăm lo cho thế hệ mầm non và những anh chiến sĩ ngoài rừng, thương con người không chỉ đối với dân tộc ta mà còn cả những dân tộc khác.
Hai khái niệm đức và tài ấy có quan hệ chặt chẽ với nhau, con người có tài phải được ở trong con người có đức. Nói cách khác thì yếu tố để làm nên một con người có ích cho chính bản thân, gia đình, bạn bè và đất nước phải là một con người có tài và có đức. Nó cũng chính là một trong những nguyên tắc của người cán bộ Đảng. Nếu có tài mà không có đức thì sẽ không những không giúp được lợi cho đất nước mà còn trở thành kẻ ác độc giống như Tào Tháo thời Tam Quốc cũng thế. Tuy rất tài nhưng lại quá ác và dã man nên không được lòng dân.
Trước hết cái tài cái đức gắn liền với nhau được thể hiện ở người học sinh. Một học sinh có tài học tập giỏi thì cũng cần có đức là phải ngoan ngoãn lễ phép chứ không phải cứ ngạo mạn ta đây không nghe ai và hỗn láo được
Hay cái tài và đức thể hiện ở những người lớn cũng thế. Một doanh nhân thành đạt có tài kinh doanh buôn bán thì cũng phải có một cái đức đó là không nhập lậu, không thấy lợi nhuận trước mắt mà quên đi sự an toàn thực phẩm của những người xung quanh.
Đặc biệt tài và đức còn được thể hiện ở rất rõ và rất cần thiết đối với một người cán bộ cách mạng. Họ coi cái đức là gốc cho cái tài, nếu không có đức mà có tài thì chỉ hại cho nhân dân nhà nước mà thôi.
Qua đây ta thấy được khái niệm đức và tài là như thế nào. Đồng thời ta biết được những mối quan hệ của chúng. Người có đức có tài sẽ được người khác trân trọng kính yêu và nể phục. Còn những người có tài mà không có đức thì lại không thể làm được điều gì, trở nên vô dụng. Những người như thế dễ bị dụ dỗ mà trở thành người có hại cho đất nước. Vì vậy mỗi chúng ta không những đi học để tiếp thu tri thức mà bên cạnh đó phải xây dựng một con người có đạo đức bên trong mình.
-----------------------------
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 8: Nghị luận chữ "tài" và chữ "đức" đối với người học sinh. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 8 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 8.
Bài tiếp theo: Phân tích tình yêu thiên nhiên và khao khát tự do mãnh liệt của người tù cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú