Nghị luận về lợi ích và hiểm họa của mạng xã hội
Những bài văn mẫu hay lớp 9
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về lợi ích và hiểm họa của mạng xã hội được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Nghị luận về lợi ích và hiểm họa của mạng xã hội
Trên xe trên xe buýt: “Bạn đang làm gì thế?”. “Tớ đang online Facebook”.
Giời ra chơi: “Cô đang làm gì thế?”. “Cô đang đọc báo trên mạng”.
Vào 00h00’: “Chị đang làm gì thế, sao giờ này chị vẫn còn thức?”. “Chị đang lướt face và nhắn tin với bạn”.
Như chúng ta cũng đã biết thời đại công nghệ số ngày nay không ai là không biết đến các mạng xã hội (Facebook, MySpace,…..). Hầu như mọi người đều dành thời gian rảnh cho mạng xã hội. Bởi vì, chúng giúp mọi người giao lưu, liên kết, chia sẻ….đó là những mặt tốt. Nhưng đi đôi với những lợi ích đó luôn là những hệ lụy khôn lường. Vậy những lợi ích và tác hại của mạng xã hội là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
TIỆN ÍCH VÀ HIỂM HỌA CỦA MẠNG XÃ HỘi
Trên thực tế mức độ lan truyền thông tin của mạng xã hội là rất nhanh. Dù mới phát triển nhưng các mạng facebook, instagram, zalo….đã thu hút mọi người trên thế giới. Có thể nói các ứng dụng của mạng xã hội là món ăn tinh thần không thể thiếu của rất nhiều người. Chúng ta không thể phủ nhận tiện ích của mạng xã hội, chúng liên kết con người trên toàn thế giới, rút ngắn không gian, thời gian và thức đẩy sự giao lưu hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết cách sử dụng và quá lạm dụng bởi tốc độ nhanh chóng sự tiện ích của nó thì chính bản thân chúng ta đang tự tập cho mình 1 lối sống không lành mạnh–sống ảo.
“Sống ảo, hệ lụy thật”
Là một tệ nạn xã hội và cũng là một căn bệnh thế kỉ. Vậy khi nhắc tới căn bệnh thế kỉ thì bạn sẽ nghĩ ngay đến bệnh gì? Ung thư? Ebola? Cúm Tây Ban Nha hay là HIV/AIDS?. Những căn bệnh gợi đến sự đau đớn về thể xác, sự tàn phá cơ thể. Nhưng có bao giờ các bạn nghĩ rằng sự tàn phá tâm hồn, sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động đó mới chính là căn bệnh đáng sợ nhất? Và nạn “sống ảo” cũng như nghiện internet (Facebook, YouTube, zalo…) là căn bệnh không gây đau đớn về thể xác nhưng nó lại mang đến vô vàn hiểm họa, cũng chính là một sự báo động lớn cho xã hội hôm nay.
“Sống ảo” là một cách sống không thực tế, chúng khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, những hoạt động ngoại khóa….ở đó các bạn có thể trực tiếp trò chuyện, kết bạn, trao đổi kinh nghiệm, với những con người thật. Nhưng! Không! Thay vì thế các bạn chỉ cần ngồi tại chỗ và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể giao lưu với bạn bè trên toàn quốc. Việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng khoảng cách như được thu hẹp.
Hàng ngày, hàng giờ các bạn vẫn ngồi trước màn hình điện thoại, máy tính, nhắn tin, trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ. Một thế giới ảo tạo cho bạn một viễn tưởng về về cuộc sống vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn trên đó mọi người có thể xây dựng cho mình một hình tượng trong mơ và có vô số những người bạn chưa bao giờ gặp mặt ở ngoài cuộc sống. Chính vì thế đã xảy ra nhiều hệ lụy vì muốn được tung hô nổi tiếng nhiều bạn trẻ đã biến mạng xã hội là một bước tiến thân và đăng những hình ảnh không lành mạnh để mong nhận được sự chú ý từ mọi người hay sử dụng những lời nói không văn minh nhằm thể hiện bản lĩnh của mình. Những người đó đã gây ra không ít mâu thuẫn những thông tin sai lệch trong mọi người hội nghị cao hơn đó chính là làm ảnh hưởng xấu đến người khác mang một lối sống sai về tinh thần không ổn định khiến không ít người rơi vào tệ nạn xã hôi.
Mạng xã hội cũng là nơi để các con bạc hoạt động một cách tin vi hoặc những đường dây buôn bán ma tuý, mại dâm hay lừa đảo chuyển người sang biên giới,.. nếu không may thì các bạn trẻ sẽ là những con mồi ngon cho bọn chúng. Không riêng gì các bạn trẻ mà các bậc phụ huynh cũng phải đề phòng, đừng bị sa ngã bởi lời ngon tiếng ngọt .
Theo nghiên cứu mới đây của trung tâm nghiên cứu Pew mang tên “Toàn cảnh thanh thiếu niên mạng xã hội và công nghệ năm 2010” đã được đưa ra một vài con số giật mình về sự phụ thuộc của thanh niên thiếu niên Mỹ và truyền thông vào các thiết bị công nghệ . Có 24% thiếu niên thừa nhận Online gần như liên tục, hiện tượng này chắc chắn là do sự phổ biến của điện thoại thông minh. 92% thanh thiếu niên cho biết online ít nhất một lần mỗi ngày, 56% thừa nhận lên mạng vài lần 1 ngày, điều này cho thấy chỉ có 8% cưỡng lại được sự hấp dẫn của internet, có 88% thiếu niên từ 13 đến 17 tuổi có điện thoại di động và 90% trong số đó cho biết các em dùng để nhắn tin trung bình một thiếu niên gửi và nhận 30 tin nhắn mỗi ngày (không tính các ứng dụng tin nhắn ở các trang trên Facebook, Zalo, Whatsapp, Kik…..) dù có điện thoại thông minh hay không thì 91% thiếu niên cho biết họ truy cập internet hàng ngày hoặc thường xuyên hơn, 71% cho biết họ sử dụng các mạng xã hội sau là nhiều nhất: Facebook, Google, Instagram, Vine, Tumblr, Twitter và Snapchat.
Trong đó, mạng xã hội facebook là phổ biến nhất. Có thể nói nếu Facebook là một quốc gia thì đây sẽ là Quốc gia rộng thứ 3 trên thế giới. Theo thống kê và lưu lượng Internet của năm 2010 Facebook đã vượt qua “gã khổng lồ” Google để trở thành trang web có lượng truy cập lớn nhất tại Mỹ. Cũng ở nước Anh 50% lượng truy cập internet di động là để dành cho Facebook, không riêng gì các bạn trẻ mà 69% bậc phụ huynh tại Mỹ trở thành bạn bè của con cái mình trên Facebook. Riêng Việt Nam là nước có số dân đông đứng thứ 14 trên thế giới và có 93, 6 triệu dân trong đó tỷ lệ đô thị hóa là 31% năm 2017 Việt Nam có 5050 triệu người dùng Internet chiếm 53% dân số tăng 6% so với năm 2016 số người dùng Internet được xem là ở mức độ cao trên thế giới . Tuy nhiên, tỷ lệ người dùng vẫn còn ở mức trung bình. Việt Nam có đến 46 triệu người dùng mạng xã hội chiếm 48% dân số, theo số liệu do Facebook công bố ở thời điểm tháng 3 năm 2016 Việt Nam mới chỉ có khoảng 35 triệu tài khoản Facebook thì đến nay con số này đã là 45 triệu điều đó cho thấy tốc độ phát triển của mạng xã hội này ở tại Việt Nam là rất lớn. Các hoạt động trên mạng xã hội này đã là định hướng không nhỏ đến hành vi của người dùng trong cuộc sống thật của họ, cụ thể: 1/5 cặp đôi yêu nhau đã gặp gỡ và làm quen thông qua Facebook, 3/5 cặp đôi đồng tính đã cùng gặp nhau trên môi trường mạng xã hội. Thậm chí Facebook cũng là nguyên nhân đã khiến cho 1/5 trường hợp các cặp đôi li hôn. Dường như mọi câu chuyện dù bí mật đến đâu cũng đều có thể bị chia sẻ và lan truyền nhanh chóng trên môi trường mạng xã hội bao gồm Facebook, YouTube hay Twitter….
Trung bình một phút có hơn 695 ngàn trạng Thái được cập nhật 79364 thông tin được đăng tải lên tường và 510040 bình luận được đăng tải lên Flick, cũng trong một phút có hơn 6. 600 bức ảnh đăng tải lên Facebook hơn 320 tài khoản mới trên và hơn 98 ngàn thông điệp đăng tải lên Twitter… Như vậy chúng ta có thể thấy mức độ lan truyền thông tin là rất nhanh.
Không riêng gì Facebook mà các ứng dụng mạng xã hội khác cũng vậy. Theo thống kê năm vừa qua tại Mỹ các hoạt động giao tiếp của email chiếm gần như 91% và sự nhắn tức thời 86% hoàn toàn chiếm số liệu về người dùng Internet ở thế áp đảo. Thâm nhập vào Internet di động Mỹ và Anh không còn nằm trong top 10 có sự tăng trưởng Internet di động. Theo số liệu mới nhất các nước tiểu vương quốc Ả Rập (UAE) dẫn đầu với con số 91%. Số lượng website ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ là người dùng thiết bị di động, số lượng người dùng thiết bị di động để truy cập các trang mạng xã hội đã gia tăng hơn 280 triệu người trên toàn cầu chỉ từ năm 2015 đến năm 2016. Số lượng website năm 2017 đạt mức gần 1 tỷ trang nhưng đây không phải là con số cao nhất bởi năm 2014 ghi nhận là đỉnh cao nhiều năm với con số vượt mốc 1 tỷ người dùng.
Theo số liệu công bố mới đây gần như 1/4 lượng truy cập vào các phương tiện truyền thông hiện nay đến từ các thiết bị di động tăng tới mức 5% hồi năm 2011, đến năm 2020 con số này được dự báo đạt khoảng 28%.
Theo dự báo của Cisco đến năm 2019 số người dùng mạng xã hội cũng được dự báo không ngừng tăng lên điều này đáng đang tạo nên xu hướng báo chí mới. Tuy nhiên, mạng xã hội không phải luôn được hoan nghênh, tại các quốc gia như Trung Quốc, Iran…….các mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube không được phép hoạt động. Các bạn có biết không? Các quốc gia Châu Á chiếm gần ½ người dùng Internet toàn cầu. Cụ thể: Asian 49%,Erope 17, 0%,Lat American/carib 10, 7%,Africa 9. 4%,North American 8. 9%,Middle east 3. 7%,Oceania/Australia 0. 8%.
Số lượng người dùng Internet ngày càng tăng, vì thế là những con người của thế giới hiện tại chúng ta phải làm thế nào để công nghệ phục vụ chúng ta chứ đừng để công nghệ chi phối cuộc sống chúng ta, phải biết phân bố thời gian hợp lý trong việc sử dụng mạng internet. Làm thế nào để phân bổ thời gian hợp lý giữa công việc-gia đình- bạn bè-giải trí ……và mạng xã hội, không nên quá lệ thuộc vào mạng xã hội -thế giới ảo, cần xây dựng một mối quan hệ ở thế giới thực tại, không nên quá sa đà mất quá nhiều thời gian vào đó hãy dành thời gian vào những việc có ích hơn. Làm thế nào để mạng xã hội không trở thành ông chủ và chúng ta không trở thành những nạn nhân của mạng xã hội, tuổi trẻ chúng ta mà bỏ lỡ mạng xã hội thì đúng là một điều đáng tiết. Nhưng hãy là những người thông minh để dùng mạng xã hội một cách hiệu quả chứ không là nạn nhân của mạng xã hội, thời gian của đời người thật ngắn ngủi không nên tiêu phí thời gian vào những điều vô bổ thậm chí có hại.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tiêu cực là mặt tích cực của mạng xã hội, những điều mọi người cảm nhận không tốt về nó thì mạng xã hội vẫn có mặt tích cực của nó mà chúng ta cần phát huy. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo những điều kiện và cơ hội cho mọi người giao lưu- liên kết-chia sẻ sở thích, sự quan tâm, ý tưởng, những việc làm bằng các phương tiện truyền thông hiện đại nhất là sự phát triển ngày càng đa dạng của internet.
Hiện nay tỷ lệ học sinh sử dụng mạng xã hội là rất lớn nhưng đa phần đều muốn dừng lại ở việc trao đổi thông tin liên lạc học hành giữa phụ huynh với nhà trường, giữa phụ huynh với học sinh và giữa học sinh với nhau. Đa số ở trường có trang mạng thông tin riêng, kể cả bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có chương trình “trường học kết nối” để giáo viên và học sinh có thể trao đổi thông tin. Sức hấp dẫn và sự tiện lợi về thông tin không bằng các trang mạng xã hội đối với học sinh, những tiện ích mà mạng xã hội mang lại như sử dụng nó trong học tập giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp là không thể phủ nhận. Ngoài ra nhiều học sinh, sinh viên các trường đại học khác nhau trên mọi miền tổ quốc, đã lập ra những trang giúp đỡ nhau học tập tiếng Anh hoặc các môn chuyên ngành. Đây là một trong những kênh giúp các bạn nâng cao hiệu quả học tập chia sẻ kiến thức và tài liệu cũng như những thành tựu khoa học kỹ thuật. Các mạng xã hội được sáng tạo và phát triển nhằm phục vụ lợi ích của xã hội. Vì vậy sử dụng nó như thế nào sẽ chịu tác động tích cực hay tiêu cực, điều đó là phụ thuộc vào mỗi con người, nếu biết cách sử dụng thì mạng xã hội thực sự là rất tốt bởi nó giúp học sinh hiểu biết, tiếp thu nâng cao tri thức, tìm hiểu được nhiều hơn ngoài cuộc sống cũng như tiếp thu được những kiến thức trên ghế nhà trường mà chúng ta chưa từng học ở thầy cô, trong xã hội thông tin , nếu giới trẻ hôm nay nắm vững được công cụ hữu ích này sẽ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước, vững bước hội nhập vào thế giới toàn cầu ngày mai. Ngoài ra nạn xã hội còn là một nơi giúp chúng ta giới thiệu tính cách, sở thích, quan điểm của bản thân giúp chúng ta tìm kiếm cơ hội phát triển khả năng của bản thân nó giúp cho chúng ta tìm hiểu được nhiều thông tin quan trọng bằng các phương tiện thông tin khác giúp chúng ta giao lưu và kết bạn trên mạng xã hội. Chúng ta có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc người thân bằng cách kết bạn trên mạng xã hội chúng ta cũng có thể gặp gỡ và giao lưu với tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay cùng quan điểm giống mình. Từ đó có thể xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt, tiếp nhận thông tin từ mạng xã hội là một cách rất hiệu quả bạn có thể học hỏi thêm rất nhiều kiến thức trao dồi kỹ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình hơn ngoài ra trên mạng xã hội chúng ta có thể bày tỏ quan điểm của bản thân với tất cả mọi người, biết đâu vào một ngày đẹp trời bạn có thể tìm được nửa kia của mình thì sao. Vì vậy nếu chúng ta biết sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý nó sẽ đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Mạng xã hội còn là một môi trường kinh doanh vô cùng lý tưởng đầy tiềm năng. Bạn có thể dùng nó để bán hàng online hay quảng cáo những sản phẩm của công ty doanh nghiệp giúp cho bạn có thể tìm được khách hàng. Như tôi được biết, những người bán hàng online, rất có lợi, bởi vì có đến 90% khách hàng tin tưởng đến những lời giới thiệu sản phẩm của bạn bè trên mạng xã hội trong khi đó chỉ có 14% khách hàng tin tưởng vào quảng cáo trên truyền hình. Do vậy mạng xã hội luôn là kênh tiếp thị và quảng cáo hàng đầu của các doanh nghiệp theo thống kê có đến 93% các nhà marketing lựa chọn mạng xã hội làm kênh quảng cáo cho doanh nghiệp của mình.
Công nghệ thông tin, mạng xã hội và thành tựu kĩ thuật văn hóa của nhân loại nói được phát minh và phát triển vì mục đích phục vụ và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Công Nghệ, Thông Tin, Internet, mạng xã hội lợi hay hại là do chính con người ứng xử với nó, chúng ta phải có những giải pháp sử dụng khôn ngoan để đem lại kết quả tốt nhất cho bản thân cũng như mọi người. Chúng ta phải xác định mục đích sử dụng tích cực, lành mạnh phải biết tự giác điều tiết thời gian hợp lý, chủ động giữ gìn sức khỏe kết nối chia sẻ thông tin, ý tưởng lành mạnh tích cực, cỗ vũ động viên mọi người phát huy tính tương tác phổ biến của mạng xã hội vào việc vận động cộng đồng Tham gia các hoạt động xã hội mang tính nhân văn. Cảnh báo mọi người cảnh giác với các đường link, trang web xấu, tin tặc (hacker), phát tán virus,…..nhà nước cần xây dựng cơ sở pháp lý chặt chẽ còn phải có giải pháp kỹ thuật hiệu quả để ngăn chặn kịp ngăn chặn những buồn website “đen” mạng xã hội tiêu cực trái thuần phong mỹ tục phản cảm.
Giới trẻ, nhất là học sinh, sinh viên cần nhận thức sáng suốt sâu sắc về “lợi” và “hại” của Internet, mạng xã hội. Từ đó mỗi người chủ động tự giác sử dụng mạng xã hội một cách “cẩn trọng” khôn ngoan sao cho tích cực hiệu quả. Vì lợi ích cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội, phải biết phân biệt thời gian và không gian cho hợp lý.
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về lợi ích và hiểm họa của mạng xã hội. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.
Bài tiếp theo: Phân tích lòng hiếu thảo của Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương