Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về sống ở thành thị hay nông thôn

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về sống ở thành thị hay nông thôn được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Nghị luận xã hội về sống ở thành thị hay nông thôn

Nếu là bạn, bạn sẽ chọn nơi nào? Tôi muốn bạn nhìn mọi khía cạnh, mọi quan điểm, mọi cái bạn nhìn thấy, mọi cái bạn suy nghĩ và mọi cảm xúc bạn có được.

Còn tôi, tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện và cái nhìn của tôi và sẽ để các bạn tự trả lời.

Tôi sinh ra ở một làng quê Kinh Bắc, tôi lớn lên trong tiếng hát “ầu ơ” của bà ngoại khi mới chừng một tuổi. Còn mẹ tôi đi làm ở khu công nghiệp cũng cách nhà chừng hai, ba cây số, làm từ sớm đến tối nên lúc mẹ đi làm tôi còn chưa thức hẳn, mẹ chỉ vội cho tôi bú rồi đi làm đến tối về thì tôi cũng đã say giấc ngủ. Bố của tôi đóng quân ở Trại Hà – tôi cũng không rõ chỉ nhớ mang máng là như vậy, nơi đó cũng không xa nhà lắm nhưng bố tôi thì một tuần mới được về nhà một lần, trong cái trí nhớ bé nhỏ của tôi hình ảnh người bố cũng thật nhạt nhòa. Nhà tôi hai căn nhỏ, à không, là nhà của cụ tôi mới đúng, cụ ngoại tôi, hai cụ ở căn trên còn gia đình tôi ở căn dưới cũng nhỏ hẹp và chật chội nhưng có chỗ ở cũng vui lắm rồi. Vì sát nhau nên hai cụ lúc nào cũng bế tôi, trông tôi đỡ giúp mẹ và thỉnh thoảng bà ngoại cũng ở nhà ngoài phố (mặt đường) vào trông những lúc mẹ đi làm, bố ở nơi đơn vị. Hai cụ thương tôi lắm, có gì ngon cũng cho tôi cũng hay ru và kể chuyện cho tôi ngủ. Tôi cũng yêu hai cụ nhiều lắm. Tôi nhớ nhất kỉ niệm về cụ ông mà tôi chắc chắn sau này về già tôi sẽ không quên và tôi cũng sẽ kể cho con cháu của mình, đó là khi tôi còn 3 tuổi, tôi học mầm non ở trường làng, cứ mỗi cuối tuần lại được phát “phiếu bé ngon” nên vui và hí hửng lắm, cái phiếu ấy có cái gì đó mà làm cho những đứa trẻ mần non như chúng tôi thời ấy vui lạ thường, bà ngoại đón tôi từ trường về nhà trong, cứ mỗi cuối tuần, tôi lại háo hức hơn so với ngày thường, mang chiếc phiếu về khoe với cụ ông thì sẽ được thưởng, những 500 đồng đấy, khi mới về đến sân, tôi đã choài người xuống chạy ngay tới chỗ cụ và khoe chiếc phiếu “thần kỳ” ấy mặc cho lưng vẫn đeo cặp và đầu vẫn đội mũ. Sau khi được trao thưởng, cụ dẫn tôi ra đầu ngõ và như thường lệ mỗi cuối tuần, cụ dẫn vào quán cô Hai để cho tôi mua kẹo và cũng như thường lệ tôi chọn ngay cây kem “đá” rồi túc tắc ăn trên đường về nhà. Và cứ thế cho đến khi cái tuổi thứ 3 qua đi, một biến cố lớn, phải nói là rất lớn trong đời tôi, cụ ông của tôi mất- người mà tôi yêu thương nhất lúc bấy giờ đã ra đi, người duy nhất lúc bấy giờ nghe những tâm sự nhỏ bé của đứa trẻ 3 tuổi, người cho tôi những lời khuyên đúng đắn, người dạy tôi biết bao điều, nghĩ đến giờ khi nhắc lại, tôi vẫn khóc và cả lúc đang viết bài văn này đôi môi tôi vẫn giật giật, sống mũi vần cay và mi mắt ứa nước. Không chỉ vậy, sau biến cố ấy, gia đình tôi không còn ở đây, không còn ở trong ngôi nhà ấy nữa và phải rời làng quê, rời Kinh Bắc, lúc ấy tôi mới bước sang tuổi thứ 4. Bố, mẹ và tôi chuyển về quê nội, về với Hà Tĩnh- một tỉnh miền Trung. Một trang sách mới của tôi bắt đầu từ đây…..

 Nghị luận xã hội về Sống ở thành thị hay nông thôn

Tôi đi học lớp 4 tuổi, mầm non ở đây, tôi cảm thấy mình thật lạc lõng, thật cô độc, giọng nói của tôi không giống các bạn và một số từ ngữ tôi rất khó hiểu nên chẳng mấy khi tôi nói chuyện với bạn bè. Chỉ đến khi tôi lên 5 tuổi, tôi đã quen và đã chơi với nhiều bạn hơn, hiểu nhiều điều hơn, nhất là những cơn bão và lũ. Cứ như vậy khi học xong tiểu học, tôi đã 11 tuổi và cái mà hằn in trong trí nhớ của tôi ở mảnh đất miền Trung khắc nhiệt này là những cơn bão và lũ, sống bao năm ở đây là sống với bấy nhiêu mùa bão, sống với bấy nhiêu những mùa lũ và kinh khủng hơn là những cái nắng “đến đổ lửa” vào hè, Những lần bão là bố tôi lại về nhà để chắn lại mái nhà với mấy bao cát và phạt qua những tán cây cao trong vườn nhà. À, quên, từ khi gia đình tôi chuyển về đây, mẹ tôi vẫn làm công nhân may cho một xí nghiệp của tỉnh còn bố thì lại tiếp tục đóng quân ở Vinh, tiếp tục làm bộ đội và cũng cứ như vậy, như khi ở ngoài Bắc, cứ một hay hai tuần mới về một lần. Tôi đã kể đến chỗ bố tôi chuẩn bị trước những cơn bão và cả nhà tôi cũng vậy, cả những nhà hàng xóm nữa, nhà tôi ở trong ngõ chứ không phải mặt đường, hàng xóm ngay sát nách nhà tôi cũng là gia đình bác tôi, bác là anh trai của bố, cả hai miếng đất đều là của ông, bà. Nhà chú, nhà bác ở gần nhau nên cũng hay giúp đỡ nhau nên cũng chẳng “khô khan” như những người ở ngoài mặt đường phố đâu. Khi mùa lũ lên, hai nhà giúp nhau khuân, bê đồ đạc từ thấp lên cao khỏi hỏng và cũng dự trữ sắn lương thực để ăn. Tình cảm của hai cũng rất khăng khít là thế. May mà gia đình tôi ở trung tâm thành phố nên ảnh hưởng của bão với lũ cũng không nhiều, thế là sướng rồi. Khi tôi học hết tiểu học thì đứa em trai ruột 3 tuổi của tôi cũng đã bập bẹ nói, tôi thấy vinh hạnh lắm khi được làm anh trai, thấy oai ghê, tôi dạy em tôi nhiều điều lắm.

Khi học cấp hai, đó là cả một thế giới mới, một thế giới mà chẳng còn mãi cái màu hồng như tôi vẫn tưởng tưởng, nói cách khác tôi đã hiểu và đã biết cái gọi là xô bồ, tệ nạn mà nhất là của những đứa trẻ thành phố. Phải nói là gì nhỉ, cám dỗ ư, tệ nạn ư, hay là gì… Cái nhộn nhịp, phồn hoa của thành phố và ai cũng biết là vậy, từ đó sẽ kéo theo nhiều tệ nạn nhưng có những cái tệ nạn khủng khiếp thì tôi vẫn chưa biết và rồi tôi cũng biết, tôi cũng hiểu. Lên cấp 2, bạn bè tụ tập, ăn chơi, và tôi cũng là một phần tử trong số đó nhưng tôi ít tham gia hơn rất nhiều bởi hoàn cảnh gia đình tôi không phải là khá giả cũng chẳng có quan hệ hay địa vị xã hội nên ít giao du với bên ngoài. Dù là ít nhưng trong những lần tôi đi thì tôi nghĩ mình cũng chứng kiến đủ cái ăn chơi ấy rồi. Lớp góp tiền lập FC đá bóng mua áo, mua giày đủ các thứ, tôi xin và mẹ tôi đồng ý vì nó không xấu nhưng một bộ đắt đến 210k tôi cũng không chắc nữa nhưng tôi vẫn còn nhớ nguyên cái lúc tôi đóng tiền thì tôi thiếu đúng 60k và tôi phải nói câu “ Em xin anh” để xin lũ bạn đủ 60k để góp, cứ mỗi lần nói đến lũ bạn lại bêu rếu lên nhưng tôi chẳng tôi nữa, chắc là tôi “ chai mặt” nên chẳng suy tính nhiều. Tôi sẽ tiếp nhưng bạn hãy trả lời cho tôi câu hỏi này: Khi team của bạn đá bóng chủ yếu là thắng hay thua? nhưng tôi biết chắc là dù thắng hay thua bạn đều sẽ gặp các vấn rất là éo le. Nếu là một cuộc đá bóng khi nào cũng vậy, đều đá kèo và đều mất tiền mỗi lần như thế là cứ 1 thằng 20k cả đội tầm 9 đến 10 thì cũng được khoảng 200k rồi. Nếu kẻ thua mất 100k tiền nước còn đội thắng thì đi hưởng “chiến lợi phẩm” của mình ngay sau đó. Và từ đây nảy sinh nhiều vấn đề, mấy đứa thua thì chẳng còn gì chắc chắn là về nhà rồi, còn thắng thì lại cả lể rủ rê nhau đi uống nước, đi chơi, này nọ… dễ gây ra mấy cái tình huống dở khóc dỏ cười nhưng cũng đáng nghĩ lắm. Có thằng vì ăn uống mà quên về nhà nấu cơm, nấu thức ăn rồi bị mẹ mắng lại bị cấm đi hay như kiểu tụ tập mà bất chợt bị giáo viên chủ nhiệm bắt gặp thì “thôi rồi lượm ơi” xác định là cuối tuần lên bục với tội danh “Không lo học hành, tụ tập rủ rê”… và tôi cũng thấy thế thật. Đây mới chỉ là bước đầu thôi, lớn hơn chút nữa không còn tụ tập để đá bóng hay ăn uống mà là đánh điện tử, chơi bi-a và ghê gớm nhất là hút cần, hút cỏ…. Bây giờ dễ bắt gặp lắm hình ảnh mấy thằng độ cấp 2, cấp 3 post lên mạng xã hội với những tấm ảnh hút cần, hút cỏ, rồi nhả khói và cứ tưởng thế là oai…À còn cả cái chuyện yêu đương nữa, tôi nói đến những vấn đề tế nhị này các bạn thông cảm nhưng tôi muốn bạn đưa ra quan điểm trên nhiều khía cạnh. Tình yêu, ok, đương nhiên nó không sai, trao cho nhau vài cái nhìn, vài câu tâm sự, thế là quá đẹp rồi đâu cần đến những hành động phản cảm khác (tôi sẽ không tiện nói ra) những hành động ấy không phải là biều hiện của tình yêu mà của dục vong, ham muốn, của cái tôi, thằng nào cũng thế hay bạn nữ nào cũng vậy có người yêu đẹp, xinh là oai lắm, nở mày nở mặt. Nếu là tệ nạn thì như vậy chưa hết, đỉnh cao là “ bạo lực học đường” với quy mô lớn từ cấp 3 xuống cấp 2, kéo bầy kéo đàn, chơi theo hội, nhóm và khi có xích mích thì cậy đến cả hội, nhóm để xử nhau, tôi đã chứng kiến nhiều, tôi vẫn cảm thấy may mắn khi chưa bị đụng độ lần nào. Cái cảm giác bị cai trị bởi ai đó thật khó chịu, bạn có hiểu cái cảm giác một thằng bé con hơn mình mà sai mình làm đủ thứ việc nó khó chịu thế nào không nhưng tôi chẳng làm được gì vì bố mẹ nó làm to, anh chị nó quen biết nhiều, nó giao du với nhiều đám du côn, nếu tôi nghe và phản kháng lại nó thì chỉ cần một cú điện thoại của nó có thể làm tôi bầm dập nhưng tôi chưa vì chắc tôi là “ một con thỏ đế”. Còn cả việc đánh lô, đánh đề nữa rồi thua lỗ, bị bắt, đình chỉ học và nhiều hơn nữa, tôi nghe thì rợn tóc gáy còn với bọn dận thành phố thì bình thường, quen lắm rồi. Chắc đó là tất cả những tệ nạn mà tôi biết, còn nếu có bạn nói rằng chỉ có bọn trường thường ăn chơi lêu lộng còn trường chuyên thì không, tôi xin trả lời với bạn: Tôi học trường điểm và quen rất nhiều thằng như thế vì chúng cùng lớp tôi. À ha, nếu cứ chê trách mãi thế thì cũng không được vui, sống ở thành phố cũng dễ chịu lắm lại tiện nghi, sang trọng không quá đông đúc hay ùn tắc, thành phố thường không giống với các thành phố ở trung tâm lớn đâu. Ở thành phố có nhiều cái ngon, đủ món, đủ kiểu vả lại đi học cũng không vất vả, tìm kiếm và mua sách báo cũng rất dễ dàng, nhiều lúc tôi thấy yêu thành phố lắm, đứng ngắm nó từ trên cao thì đẹp và lung linh đến vô cùng, tôi mê say nó đến giờ đã 10 năm rồi. Vì sau mùa hè 2017, cuộc đời tôi lại có thêm một bước ngoặt lớn, một trang sách mới chăng?….

Tôi và bố trở lại quê ngoại, còn mẹ và đứa em trai của tôi vẫn đang học lớp 2 ở trong đấy. Bố tôi đã về hưu non, nên ra ngoài này để làm thuê cho nhà chú và tôi cũng sống ở đây luôn, nhà chú tôi rộng kinh khủng, đi chắc mỏi cả chân. Cuộc sống mới bắt đầu, một trang sách nữa lại được lật tiếp, à, tôi không biết là lật tiếp trang sách mới hay là lật lại trang sách cũ cách đây 13 năm. Nhưng giờ tôi đã khác, lớn hơn nhiều, chững chạc hơn với cái ngày tôi chuyển đi. Mặc dù hè năm nào tôi cũng về đây chơi, mỗi lần như thế khoảng 2 tuần nhưng cảm giác chuyển về hẳn lại khác rồi còn học tập và sinh sống nữa. Hè năm nay, tôi vẫn chưa có ý định chuyển ra vì vẫn đang đi học thêm bình thường ở trong ấy, chỉ đến khi giữa tháng 8 khi bố hỏi tôi có muốn chuyển ra cùng bố không thì tôi đã suy nghĩ, suy nghĩ rất nhiều. Nếu là bạn, bạn sẽ chọn điều gì: Ở lại thành phố nhưng đầy rẫy tệ nạn với hoàn cảnh gia đình khá thiếu thốn nhưng được ở lại cùng mẹ và em trai, hay chuyển đến một vùng huyện với một cuộc sống hoàn toàn mới, chẳng quen biết ai, bắt đầu lại tất cả nhưng lại được sống trong cuộc sống “ an bình” với lại được chú gì nuôi tiền ăn học, đổi lại phải rời xa mẹ và em trai. Nói tóm lại giữa hai thứ: tình cảm và tiền, bạn chọn gì. Và tôi tự nhận mình là kẻ tham lam khi chọn cái thứ 2 vì tôi nghĩ sẽ tốt cho tất cả, tốt cho tôi, tốt cho mẹ và em trai cả bố tôi nữa. Khi trở lại nơi tôi đã sinh ra, có nhiều điều đã thay đổi. Tôi thi đỗ vào một trường điểm cấp 2 của huyện và bắt đầu chuyển tất cả đồ đạc, sách vở, quần áo ra ngoài kia. Tôi vẫn nhớ cái ngày cuối cùng tôi chia tay mấy thằng bạn thân của tôi, không phải là mấy đứa ăn chơi kia mà là những đứa bạn đã “ đồng cam cộng khổ” với tôi từ lúc Tiểu học, hôm chia tay tôi bảo là tất cả phải cười, phải mạnh mẽ và tôi mong các bạn sẽ vẫn đợi tôi khi tôi trở về. Bạn có thấy mạo hiểm không khi chuyển ra học ở một nơi khác vào năm lớp 9, năm cuối cấp, năm mà quan trọng với rất nhiều người. Nhưng tôi nghĩ phần nào quyết định của tôi đã đúng, bạn bè ở đây rất tốt, thân thiện, hòa đồng và vui vẻ và cũng không tràn ngập nhiều các tệ nạn mặc dù khi học ở đây tôi vẫn chưa bắt kịp được các bạn. Tôi yêu những lần mình đạp xe qua cánh đồng vào mỗi sáng, nó mới yên bình và trong lành làm sao. Giờ thì tôi vẫn đang ở đây vẫn đang tận hưởng những cái tôi thấy yêu, thấy thích nhưng chỉ có cái buồn duy nhất là mẹ và em không ở bên.

Có lẽ là một câu chuyện dài, tất cả chỉ là cảm nhận của riêng tôi, nếu có thể bạn hãy cho tôi biết cái nhìn của bạn. Và câu hỏi ban đầu, giờ bạn đã trả lời được chưa?

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về sống ở thành thị hay nông thôn. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Cảm nhận về mùa thu Hà Nội

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm