Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái

Chúng tôi xin giới thiệu bài Nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Tình hình cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán (BOP) của một quốc gia có thể rơi vào một trong ba trạng thái sau: Cân bằng, thâm hụt hay thặng dư, ảnh hưởng trực tiếp hay nhạy bén đến tỷ giá. Do vậy, nếu cán cân thanh toán quốc tế dương thì tỷ giá hối đoái có chiều hướng giảm hoặc giữ vững. Ngược lại nếu BOP âm thì tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng.

Mức độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế

Mức độ tăng, giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của một nước so với nước khác, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu sẽ tăng lên hay giảm xuống từ đó tác động đến cung cầu về ngoại tệ từ đó làm cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền trong nước so đồng tiền nước ngoài giảm đi hoặc tăng lên.

Sự chênh lệch lạm phát của đồng tiền quốc gia

Khi tỷ lệ lạm phát ở một quốc gia tăng lên hay giảm xuống sẽ làm giá trị của đồng tiền nước đó thay đổi dẫn tới tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước đó so với nước ngoài bị biến động. Nếu mức lạm phát của một nước này cao hơn mức lạm phát của nước khác thì sức mua của nội tệ sẽ giảm so với ngoại tệ. Lạm phát cao càng kéo dài, đồng tiền càng mất giá, sức mua của nó càng giảm nhanh, sức mua của tiền trong nước giảm thì sức mua đối ngoại của nó cũng giảm làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên.

Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước thị trường nào có mức lãi suất ngắn hạn cao hơn thì những luồng vốn ngắn hạn có xu hướng đổ về thị trường đó làm cho cung về ngoại tệ tăng lên, cầu về ngoại tệ giảm do đó tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm.

Các nhân tố có khả năng tác động cung cầu ngoại tệ như yếu tố chính trị, kinh tế xã hội, thiên tai chiến tranh… và hoạt động đầu cơ.

Ví dụ như:

- Nếu có sự đình công, biểu tình thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn làm cho ngoại tệ trở nên khan hiếm làm cho cung ngoại tệ giảm do vậy tỷ giá giảm.

- Hoạt động của những người đầu cơ ngoại tệ tác động mạnh đến tỷ giá hối đoái. Khi nhà đầu cơ dự đoán giá của một loại ngoại tệ nào đó sẽ lên, họ sẽ dùng nội tệ để mua một số lượng lớn ngoại tệ, làm cho ngoại tệ này ở trên thị trường trở nên khan hiếm, cung sẽ nhỏ hơn cầu về ngoại tệ đó dẫn đến giá của loại ngoại tệ đó tăng do đó tỷ giá hối đoái tăng lên.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái về tình hình cán cân thanh toán quốc tế, mức độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, sự chênh lệch lạm phát của đồng tiền quốc gia...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm