Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những điểm then chốt trong nghề nghiệp

Những điểm then chốt trong nghề nghiệp được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Quá trình hoạch định, phát triển nghề nghiệp là quá trình liên tục khám phá về bản thân của mỗi người về các phương diện như tài năng, các giá trị động viên và các yêu cầu. Những điểm theo chốt trong nghề nghiệp là những quan tâm hay giá trị mà con người không muốn từ bỏ một khi họ đã có sự lựa chọn, nó được phát triển và là sản phẩm của quá trình tự khám phá về chính bản thân con người, do đó rất khó được xác định trước thời gian. Theo Edgar Schein, khi con người hiểu rõ hơn về bản thân mình, họ sẽ cảm thấy những điểm then chốt trong nghề nghiệp rõ ràng hơn. Trong thực tế, đôi khi con người chưa bao giờ nghĩ đến những điểm then chốt trong nghề nghiệp của mình cho đến khi phải ra quyết định cho một sự lựa chọn lớn, ví dụ, họ cần cố gắng để tiếp tục sự nghiệp của một phóng viên báo chí hay bỏ ngang để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh? Vào thời điểm đó, tất cả những kinh nghiệm đã được tích lũy, hứng thú, năng khiếu nghề nghiệp, định hướng đều hội tụ vào một điểm theo chốt nhất, có giá trị cá nhân đặc biệt và hướng dẫn cho việc ra quyết định lựa chọn cuối cùng. Cũng theo Schein, có năm loại theo chốt nghề nghiệp khác nhau:

Được làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc chuyên môn

Những người có điểm then chốt nghề nghiệp là kỹ thuật hoặc chuyên môn là những người thích làm những công việc mang tính chất thuần túy kỹ thuật hoặc chuyên môn nghiệp vụ. Họ say sưa khía cạnh chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ trong nghề nghiệp, có xu hướng chọn nghề trên cơ sở của nội dung chuyên môn kỹ thuật, muốn làm việc ở những nơi có cơ hội cho họ phát triển tài năng chuyên môn kỹ thuật, và không muốn trở thành các nhà quản trị ngay cả khi họ có cơ hội rất thuận tiện.

Được làm công việc quản trị

Một số người có thái độ, động cơ và niềm say mê mong muốn trở thành nhà quản trị rất rõ ràng. Trở thành nhà quản trị với những quyền hành và trách nhiệm quan trọng là con đường ngắn nhất giúp cho rất nhiều người trẻ tuổi, tài năng mau chóng đạt được công danh, sự nghiệp và tiền tài. Có nhiều ý kiến khác nhau về những phẩm chất cá nhân cần có để trở thành một nhà quản trị giỏi. Ví dụ, nhiều người đã trả lời trong phiếu điều tra của Schein là họ muốn theo đuổi nghề quản trị vì họ có các năng lực trong ba lĩnh vực sau:

Có khả năng phân tích, xác định và giải quyết vấn đề trong điều kiện không có đầy đủ thông tin.

Có khả năng giao tiếp, có thể ảnh hưởng, giám sát, lôi kéo, kiểm tra, hoặc điều khiển người khác.

Có khả năng chế ngự các tình cảm mệt mỏi, thất vọng và có khả năng nhận trách nhiệm cao.

Những công việc và nghề nghiệp phù hợp với từng loại định hướng nghề nghiệp

Thực tiễn

Nghiên cứu, khám phá

Nghệ thuật

Xã hội

Kinh doanh

Thông thường

- Quản lý kinh doanh nông trại, lâm nghiệp

- Thợ mộc

- Kĩ sư

- Sĩ quan quân đội

- Làm việc trong nông trại, lâm nghiệp

- Sinh học, hóa học

- Kĩ sư

- Địa chất

- Toán học, lý học

- Bác sĩ tâm lý

- Nghiên cứu và phát triển

- Giảng viên khoa học

- Điều hành quảng cáo

- Giáo viên nghệ thuật

- Nghệ sĩ, nhạc sĩ

- Phát thanh viên

- Giáo viên ngoại ngữ

- Trang trí nội thất

- Nhiếp ảnh

- Cố vấn, tham tán

- Quản lý trường học

- Giáo viên khoa học xã hội

- Hướng dẫn giải trí

- Công tác xã hội

- Nhân viên chăm lo sức khỏe

- Quản trị kinh doanh các ngành, nghề khác nhau: nông trại, bất động sản, nhà hàng, bảo hiểm, bán lẻ

- Giảng viên kinh doanh

- Đại lý bán hàng

-Kế toán

-Ngân hàng

-Tín dụng

-Giảng viên kinh doanh

-Thư ký

-Giáo viên toán

-Sĩ quan quân đội

Nguồn: Lược trích từ Jo-Ida C. Hansen and David Cambell.1985. Manual for the SVIV-SCII, Fourth edition, Leleand Stanford Junior University

Được làm việc sáng tạo

Sáng tạo được coi là điểm then chốt trong công việc của những ai có khát vọng phải sáng tạo ra một sản phẩm hay một tác phẩm nghệ thuật của riêng họ, hoặc một sản phẩm mới, một doanh nghiệp mang tên tuổi của họ... Để thỏa mãn nhu cầu được làm việc sáng tạo trong nghề nghiệp, nhiều người đã sẵn sàng hy sinh các lợi ích vật chất hoặc các cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

Được làm công việc độc lập

Nhiều người coi việc được làm việc độc lập, không phải phụ thuộc vào người khác là điểm then chốt trong nghề nghiệp của họ. Họ có thể là các văn nghệ sỹ, nhạc sỹ, kỹ sư, cố vấn... muốn được làm việc theo sở thích của họ về thời gian, địa điểm và hứng thú làm việc. Nhiều người trong số họ có thể có định hướng chuyên môn kỹ thuật rất mạnh, nhưng thay vì theo đuổi định hướng nghề nghiệp này bằng cách làm việc trong doanh nghiệp, họ lại tự nguyện trở thành các chuyên gia tư vấn, làm việc độc lập hoặc chỉ liên hệ một phần nhỏ với doanh nghiệp.

Được làm công việc có tính ổn định và an toàn

Nhiều người chỉ muốn những công việc có tính ổn định cao và lâu dài. Tuy còn rất trẻ nhưng nhiều người sẵn lòng làm những công việc kém thú vị với thu nhập khiêm tốn, chậm thăng tiến nghề nghiệp nhưng lại có tương lai ổn định khi về già. Những người này thường rất sẵn sàng để cho doanh nghiệp quyết định những thay đổi về công việc và nghề nghiệp của họ. Ngoài ra có những điểm then chốt bổ trợ khác trong lựa chọn nghề nghiệp sau đây:

Được phục vụ ngưi khác

Đối với nhiều người, được phục vụ người khác lại là điểm then chốt trong nghề nghiệp và thường được thực hiện thông qua sự hiểu biết của họ về giao tiếp hoặc các kỹ năng khác. Ví dụ thường gặp nhất là nhiều người muốn được truyền bá ánh sáng văn hóa, phổ biến các kiến thức, sự hiểu biết của họ cho người khác hoặc muốn chữa trị những vết thương, nỗi đau trên cơ thể đồng loại...Do đó, họ thích trở thành các nhà giáo hoặc thầy thuốc hoặc làm việc trong các hội từ thiện, hội chữ thập đỏ.

Được có quyền hành, sự ảnh hưởng và kiểm soát người khác

Điểm then chốt được có quyền hành, sự ảnh hưởng và kiểm soát người khác trong nghề nghiệp có thể chỉ giống một phần hoặc có thể hoàn toàn không giống với điểm then chốt được làm nghề quản trị đã trình bày ở trên. Những người thích được làm những công việc có quyền hành, có ảnh hưởng và kiểm tra người khác có thể theo đuổi sự nghiệp nhà giáo, cha cố, thầy thuốc... vì những nghề này cho họ có cơ hội để thể hiện sự ảnh hưởng và kiểm tra người khác...

Được làm công việc đa dạng, phong phú

Những người thích làm những công việc khác nhau thường có nhiều lý do để thay đổi công việc, nghề nghiệp của mình. Thông thường họ là những người có nhiều tài năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, họ ưa thích sự linh hoạt, thay đổi, tự do và mau chóng cảm thấy buồn chán với những công việc đơn điệu, ở lâu một chỗ.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Những điểm then chốt trong nghề nghiệp về những đặc điểm của điểm then chốt trong nghề nghiệp như công việc đa dạng, phong phú, quyền hành và sự ảnh hưởng kiểm soát của người khác...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Những điểm then chốt trong nghề nghiệp. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm