Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những quyết định chủ yếu của quan hệ công chúng

Những quyết định chủ yếu của quan hệ công chúng được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Những quyết định chủ yếu của quan hệ công chúng

Bước 1: Xác định mục tiêu quan hệ công chúng

Khi xây dựng chương trình quan hệ công chúng, trước hết doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu. Cụ thể, doanh nghiệp mong muốn chương trình quan hệ công chúng sẽ giúp doanh nghiệp đạt điều gì hay giải quyết vấn đề gì? Mục tiêu của quan hệ công chúng phải gắn với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu cần phải cụ thể và có thể đo lường.

Các chương trình quan hệ công chúng đều nhằm mục tiêu tác động đến công chúng. Tùy theo mức độ tác động,mục tiêu của quan hệ công chúng có thể là:

- Thay đổi nhận thức: tạo ra sự biết đến, thu hút sự chú ý đến sản phẩm, dịch vụ, con người, tổ chức hay ý tưởng.

- Thay đổi thái độ: tạo dựng uy tín, kích thích lực lượng bán hàng và các nhà phân phối, nâng cao sự tin cậy của khách hàng…

- Thay đổi hành vi: định hướng hành vi cho cộng đồng (VD: Trong vòng 6 tháng phải đảm bảo người dân xung quanh cùng tham gia chương trình “môi trường xanh” do công ty khởi xướng.

Bước 2: Xác định đối tượng nhắm đến

Đối tượng của quan hệ công chúng là những cá nhân, tổ chức mà doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ trong số các mối quan hệ với doanh nghiệp.

Các đối tượng có mối quan hệ với doanh nghiệp bao gồm:

- Khách hàng: những người đã, đang hoặc có thể sẽ mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

- Các cơ quan quản lý nhà nước: ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống pháp luật

- Cộng đồng dân cư: những người sinh sống trên địa bàn nơi doanh nghiệp hoạt động

- Các nhà đầu tư: cổ đông góp vốn, các bên liên doanh liên kết, các quỹ đầu tư mạo hiểm

- Nhân viên: công chúng nội bộ

- Các tổ chức cá nhân có liên quan đến doanh nghiệp như các nhà cung cấp, nhà phân phối, ngân hàng, tổ chức tín dụng…

- Giới báo chí, cơ quan truyền thông…

Bước 3: Xây dựng thông điệp

Thông điệp là thông tin cốt lõi nhất doanh nghiệp muốn truyền tải đến công chúng. Thông điệp phải được thể hiện nhất quán qua tất cả các kênh thông tin. Thông điệp phải gắn với mục tiêu quan hệ công chúng mà doanh nghiệp đã đặt ra.

Để thuyết phục được công chúng, thông điệp cần:

- Nêu bật nội dung cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền đạt

- Đơn giản, tập trung: chỉ nên truyền tải 1 thông điệp và lặp đi lặp lại để công chúng nhớ được

- Được thể hiện sáng tạo

- Mang tính xác thực cao.

Bước 4: Lựa chọn kênh thông tin

4 kênh thông tin chủ yếu thường được sử dụng trong PR là

- Phương tiện truyền thông đại chúng: tổ chức họp báo, mời báo chí tham dự các sự kiện, gửi thông cáo báo chí

- Sự kiện: hội thảo, buổi giới thiệu sản phẩm, buổi tư vấn …

- Tài liệu quan hệ công chúng: brochure, tờ rơi giới thiệu sản phẩm, bản tin nội bộ, báo cáo tài chính….

- Giao tiếp cá nhân: trả lời phỏng vấn báo chí, phát biểu trước công chúng….

Bước 5: Tổ chức thực hiện

Việc thực hiện chương trình phải dựa trên kế hoạch rõ ràng có chỉ ra người thực hiện, thời hạn và các bước tiến hành. Đặc biệt cần phân công rõ ràng người chịu trách nhiệm tổng thể chương trình và chịu trách nhiệm trong từng hoạt động.

Bước 6: Đánh giá kết quả

Kết quả của các chương trình quan hệ công chúng thường không thấy trực tiếp và ngay lập tức như các chương trình xúc tiến khác. Đánh giá kết quả của chương trình quan hệ công chúng thường khó hơn quảng cáo hay xúc tiến bán. Kết quả chương trình được đánh giá dựa vào các mục tiêu đặt ra.

Thông thường chương trình quan hệ công chúng được đánh giá dựa trên một số chỉ tiêu:

- Các chỉ tiêu đánh giá định lượng: Số người tham dự sự kiện, số người biết đến hoạt động, số bài báo, kênh truyền hình đưa tin…

- Các chỉ tiêu đánh giá định tính: Mức độ hưởng ứng của người tham dự, thái độ của công chúng, mức độ quan trọng của bài báo….

- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả chi phí: so sánh với chi phí quảng cáo: chương trình quan hệ công chúng sẽ có hiệu quả nếu chi phí để có được những bài báo hay phóng sự truyền hình thấp hơn chi phí quảng cáo cùng diện tích và thời lượng phát sóng.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Những quyết định chủ yếu của quan hệ công chúng về các bước quyết định về quan hệ công chúng như xác định mục tiêu quan hệ công chúng, xác định đối tượng nhắm đến, xây dựng thông điệp, lựa chọn kênh thông tin, tổ chức thực hiện...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm và chức năng của truyền thông marketing tích hợp. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm