Những quyết định trong phân phối dịch vụ
Những quyết định trong phân phối dịch vụ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Những quyết định trong phân phối dịch vụ
Khi quyết định lựa chọn kênh phân phối, nhà cung cấp dịch vụ cần xem xét các đặc tính của dịch vụ ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh phân phối. Đó là các vấn đề sau:
- Một số loại dịch vụ có mức độ không ổn định về chất lượng lớn, làm cho công việc kiểm tra chất lượng dịch vụ tại các trung gian gặp khó khăn. Do vậy, nên tổ chức phân phối trực tiếp không qua trung gian.
- Một số loại dịch vụ đòi hỏi chuyên môn cao. Đối với loại dịch vụ đó, hoặc là nhà cung cấp tổ chức kênh phân phối trực tiếp, hoặc là chú trọng nhiều tới công tác tuyển chọn, huấn luyện các trung gian.
1. Phát triển chiến lược phân phối qua trung gian
Việc xây dựng chiến lược phân phối cho nhà cung cấp bắt đầu bằng việc xác định rõ mục tiêu phân phối dịch vụ (nằm trong chiến lược marketing hỗn hợp). Thông thường chiến lược phân phối phải đạt các mục tiêu sau đây:
- Chiếm được thị phần trong một thị trường xác định
- Xâm nhập được vào một thị trường mới lựa chọn
- Ngăn cản đối thủ cạnh tranh xâm nhập vào thị trường hiện tại
2. Bán hàng trực tiếp
Bán hàng trực tiếp không qua trung gian là chiến lược mà các nhà cung cấp dịch vụ lựa chọn khi dịch vụ phức tạp, không ổn định và yêu cầu pháp lý chặt chẽ. Trong trường hợp này nhà cung cấp có các lợi ích sau đây:
- Nhà cung cấp thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, do vậy nhanh chóng nắm được các thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Do đó, nhà cung cấp có cơ sở để hoàn thiện dịch vụ hiện tại, hoặc thiết kế các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Cũng do tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, nhà cung cấp có thể xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài với khách hàng. Cơ sở dữ liệu cập nhật thường xuyên về các khách hàng giúp cho nhà cung cấp đạt được mục tiêu đó.
- Trung gian nhiều khi không muốn cung cấp thông tin về khách hàng cho nhà phân phối vì lý do lợi ích cục bộ.
- Trong lĩnh vực dịch vụ công cộng, vì lý do chính trị hoặc bí mật, các trung gian tư nhân khó được chấp nhận. Tuy nhiên, quan điểm này cũng đang thay đổi. Trước đây, các tư nhân không được tham gia làm đại lý cho Bưu điện. Nhưng ngày nay quan niệm đó đã thay đổi.
- Nhà cung cấp dịch vụ có thể tiết kiệm chi phí nếu không sử dụng trung gian trong trường hợp hoa hồng phải trả cho trung gian cao.
Nhiều trường hợp, nhà cung cấp dịch vụ sử dụng cả kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp qua trung gian. Lý do của sự lựa chọn đó là do mong muốn khác nhau của khách hàng. Có khách hàng muốn mua qua trung gian, có khách hàng muốn mua trực tiếp ở nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, phương thức phân phối này dễ bị các trung gian phản đối. Để khắc phục tình trạng này, có thể chia nhà cung cấp thành hai đơn vị cung cấp phân biệt với cùng nhãn hiệu dịch vụ, trong đó một đơn vị tổ chức kênh phân phối qua trung gian, một đơn vị tổ chức kênh phân phối trực tiếp.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Những quyết định trong phân phối dịch vụ về phát triển chiến lược phân phối qua trung gian và chiến lược mà các nhà cung cấp dịch vụ lựa chọn khi dịch vụ phức tạp, không ổn định và yêu cầu pháp lý chặt chẽ...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Những quyết định trong phân phối dịch vụ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.