Những vấn đề đạo đức trong bán hàng
VnDoc xin giới thiệu bài Những vấn đề đạo đức trong bán hàng được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Những vấn đề đạo đức trong bán hàng
Không phải mọi vấn đề người giám đốc đưa ra đều liên quan đến vấn đề đạo đức. Tuy nhiên, vị trí giám đốc bán hàng đã đặt người đó vào “vị trí trung gian” đến nỗi mà giờ đây công luận ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đạo đức trong giới thương mại và chính trị. Giám đốc khách hàng chịu trách nhiệm với 3 nhóm khác biệt nhưng lệ thuộc vào nhau; công ty nói chung và ban lãnh đạo cấp trên nói riêng, các nhân viên chào hàng trong khu vực của mình, các đối thủ cạnh tranh và khách hàng.
Trong tất cả các mối quan hệ này, người giám đốc phải quân bình hành động của họ với tiêu chuẩn đạo đức của riêng mình cũng như là những tiêu chuẩn của công ty, của ngành và của xã hội nói chung. Những quyết định dễ dàng xảy đến khi đúng và sai rõ ràng và cách giải quyết là tương xứng. Tuy nhiên, người giám đốc buộc phải lựa chọn những khả năng mà trong đó đúng và sai được xác định rõ ràng. Khó khăn hơn nữa là tình huống mà trong đó giải pháp có thể có vấn đề về đạo đức lại là giải pháp mang lại lợi ích tức thời về kinh tế và chuyên môn. Trong trường hợp này, người giám đốc phải xem xét những giá trị cá nhân và các hậu quả lâu dài.
Đạo đức trong hoạt động kinh doanh
Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh do hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, vì thế khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế... hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
Một số vấn đề đạo đức có thể nảy sinh giữa giám đốc bán hàng và công ty. Ví dụ, giả sử bạn với tư cách là một giám đốc bán hàng có một chỉ tiêu do công ty đặt ra cho khu vực của bạn mà bạn biết rằng không thể nào đạt được vì nghi ngờ là đối thủ cạnh tranh đã “mua chuộc” bằng những món quà đặc biệt. Đạt được chỉ tiêu là một cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động vào cuối năm nhưng công ty của bạn có một chính sách cấm triệt để việc tặng quà cho khách hàng. Cấp trên của bạn nói “Hãy đạt được chỉ tiêu hoặc rời khỏi nơi này”. Là một giám đốc bán hàng, bạn bị rơi vào tình trạng đó, bạn sẽ làm gì?
Đạo đức trong hoạt động bán hàng
Một số các tình huống mơ hồ về mặt đạo đức có thể phát sinh trong quan hệ giữa các nhân viên chào hàng và khách hàng của mình.
Bán hàng quá nhiều cho khách hàng: nhân viên chào hàng đã bán một sản phẩm có thể tái sử dụng cho khách hàng. Nên gửi bao nhiêu hàng đến cho khách hàng? Tuy rằng vài khách hàng có các hệ thống quản lý hàng tồn kho kỹ lưỡng nhưng phần lớn thì không. Xuất hiện cơ hội bán thật nhiều hàng cho khách hàng để thu lợi cho nhân viên chào hàng. Đây là một sức ép nặng nề khi công ty của người nhân viên này sử dụng một hệ thống chỉ tiêu hoặc một kế hoạch tiền hoa hồng. Bất kỳ nhân viên nào cũng biết rằng đây không phải là cách tốt để xây dựng lòng tin của một khách hàng lâu dài nhưng sức ép ngắn hạn có thể rất nặng nề.
Sự cố ý không thông tin cho khách hàng biết: Tranh luận có thể nảy sinh về việc bao nhiêu thông tin mà nhân viên chào hàng buộc phải cung cấp cho khách hàng. Điều gì xảy ra nếu khách hàng muốn mua số lượng hàng nhiều hơn số lượng mà người nhân viên nghĩ rằng họ có thể bán lại được. Doanh số bán cao sẽ làm lợi cho nhân viên bán hàng nhưng sự nghi ngờ xuất hiện dai dẳng. Người nhân viên có thể báo trước cho khách hàng đến mức độ nào?
Sản phẩm không hoàn hảo: Nhân viên chào hàng bán một sản phẩm tốt và khách hàng muốn mua. Sau khi tìm hiểu thêm về mặt kỹ thuật, người nhân viên thấy rằng sản phẩm của mình sẽ giúp ích cho khách hàng nhưng có thể có một sản phẩm khác tương đối tốt hơn hiện đang có sẵn mà khách hàng lại không biết. Doanh số bán thì lớn.
Nhiều tình huống liên quan đến giám đốc bán hàng và đội ngũ chào hàng cũng có thể xảy ra. Ví dụ, giả sử như một nhân viên chào hàng được giao toàn bộ trách nhiệm trong một khu vực và qua sự làm việc chăm chỉ, đã xây dựng được doanh số bán và lợi nhuận cho công ty đồng thời hưởng hoa hồng cao cho bản thân. Bây giờ công ty bắt đầu nghi ngờ rằng có những khả năng bán hàng tiềm tàng chưa được thực hiện tại khu vực này công ty có nên chia nhỏ vùng làm giảm thu nhập của nhân viên chào hàng nhưng lại làm tăng doanh số của công ty hay không? Công ty phải lựa chọn giữa lòng trung thành đối với nhân viên và trách nhiệm đối với các cổ đông. Còn có những ai khác bị ảnh hưởng hay không?
Một trường hợp cũng khá phổ biến khác có thể được trình bày như sau: Hạnh là một nhân viên chào hàng xuất sắc và mong muốn chức vụ giám đốc bán hàng. Sự nhất trí cao giữa các cấp trên của cô ta là cô ấy không có khả năng giữ chức vụ này một cách thành công. Bây giờ nếu họ cho cô ta biết, họ sẽ mất đi một nhân viên chào hàng giỏi. Nếu họ trì hoãn thì họ có thể có thêm hai năm hoạt động của cô ta. Trách nhiệm của người giám đốc là gì?
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Những vấn đề đạo đức trong bán hàng về khái niệm, đặc điểm của đạo đức trong hoạt động kinh doanh và trong hoạt động bán hàng..
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Những vấn đề đạo đức trong bán hàng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.