Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhượng quyền kinh doanh phân phối

Chúng tôi xin giới thiệu bài Nhượng quyền kinh doanh phân phối được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khái niệm

“Nhà phân phối dịch vụ được nhượng quyền” là một loại trung gian phân phối, được nhà cung cấp dịch vụ cấp giấy phép cho phân phối dịch vụ, đồng thời chia sẻ rủi ro và lợi nhuận với nhà cung cấp dịch vụ. Đây là một dạng nhượng quyền thương mại (franchise).

Nhà phân phối được nhượng quyền (franchisee) hoạt động dưới thương hiệu của nhà cung cấp dịch vụ (bên nhượng quyền - franchisor), theo các quy trình khai thác chuẩn của nhà cung cấp. Nhà phân phối được nhượng quyền đầu tư vốn chủ yếu vào cơ sở giao dịch với khách hàng. Hình thức phân phối nhượng quyền kết hợp được động lực kinh doanh của người tự quản lý doanh nghiệp và thương hiệu cũng như quản lý chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ. Hình thức này phát triển rất mạnh ở Anh và các nước thuộc khối cộng đồng Anh như Australia, Newzealand, đặc biệt chủ yếu đối với lĩnh vực DV như khách sạn, bưu chính, thức ăn nhanh, dịch vụ cho thuê xe, thú y. Bưu chính New Zealand, Australia áp dụng hình thức nhượng quyền nhằm giảm chi phí phân phối.

Các đại lý được nhượng quyền thường là các cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, có một số là các doanh nghiệp lớn, chẳng hạn trong lĩnh vực khách sạn.

Bản chất của hợp đồng nhượng quyền phân phối

Hợp đồng nhượng quyền quy định quyền hạn và nghĩa vụ đối giữa bên nhượng quyền - nhà cung cấp dịch vụ và bên được nhượng quyền. Thông thường trong hợp đồng bao gồm các vấn đề sau:

Quy định rõ các nội dung công việc dịch vụ mà bên nhận nhượng quyền được giao thực hiện

Quy định rõ lãnh thổ địa lý mà bên nhận nhượng quyền hoạt động cung cấp dịch vụ.

Quy định rõ thời hạn thời hạn của hợp đồng.

Quy định rõ mức phí ban đầu và mức phí thường kỳ mà bên nhận nhượng quyền phải trả cho nhà cung cấp, đồng thời mức phí mà bên nhận nhượng quyền phải trả cho việc thuê các thiết bị chuyên dùng của nhà cung cấp (nếu có). Mức phí ban đầu thường phụ thuộc vào uy tín, tiếng tăm của thương hiệu dịch vụ. Mức phí thường kỳ (tuần, tháng) được trả theo doanh thu cùng kỳ mà bên nhận nhượng quyền thu được. Bên nhận nhượng quyền phải tuân theo các chỉ dẫn của nhà cung cấp dịch vụ về quy trình cung cấp dịch vụ, về mức thu cước. Bên nhận nhượng quyền cũng phải tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng và hướng dẫn về quảng cáo của nhà cung cấp dịch vụ.

Bên nhận nhượng quyền không được làm trung gian cho các nhà cung cấp dịch vụ khác và chịu sự kiểm tra của nhà cung cấp về hoạt động kinh doanh (khác với các đại lý khác).

Bên nhận nhượng quyền có thể cung cấp các dịch vụ, hàng hóa khác không liên quan, ảnh hưởng.

Nhà cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm cung cấp các hỗ trợ về xúc tiến, yểm trợ cho bên nhận nhượng quyền. Các hoạt động xúc tiến, yểm trợ của đại lý phải được nhà cung cấp thông qua.

Nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm cung cấp các thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện cũng như các hỗ trợ quản lý cho bên nhận nhượng quyền.

Nhượng quyền cung cấp các dịch vụ công cộng

Để đẩy mạnh các hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng, Chính phủ một số nước sử dụng hình thức nhượng quyền dưới các dạng sau đây:

- Chính phủ bán quyền khai thác các dịch vụ công cộng như cầu, phà, tuyến đường… cho bên nhận nhượng quyền. Bên nhận nhượng quyền phải có trách nhiệm duy tu bảo dưỡng các thiết bị, phương tiện quốc gia theo các tiêu chuẩn nhất định, đồng thời thu tiền của người sử dụng theo mức phí quy định. Bên nhận nhượng quyền được chọn có thể là các tư nhân, các tổ chức khác nhau.

- Chính phủ bán quyền khai thác các dịch vụ quan trọng đối với xã hội như phát thanh và truyền hình cho tư nhân. Việc khai thác được thực hiện trong một số lĩnh vực nhất định và với thời gian nhất định. Hình thức bán có thể thực hiện dưới dạng đấu thầu công khai.

- Đối với các dịch vụ cần thiết cho xã hội nhưng không có mức lãi hấp dẫn, Chính phủ có thể bù lỗ, bao cấp cho việc cung cấp dịch vụ dưới dạng nhượng quyền. Ví dụ như dịch vụ xe buýt công cộng, dịch vụ bưu chính. Nhà nước chọn bên nhận nhượng quyền bằng phương pháp đấu thầu. Người trúng thầu được ký hợp đồng nhận thầu, phải tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng được quy định, phải thu phí từ người sử dụng theo bảng giá quy định, được giữ lại nguồn thu từ khách hàng, được hỗ trợ về tài chính như vay lãi thấp, dài hạn và thậm chí có thể được bù lỗ.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Nhượng quyền kinh doanh phân phối về khái niệm nhượng quyền kinh doanh phân phối, bản chất của hợp đồng nhượng quyền phân phối và đặc điểm của nhượng quyền cung cấp các dịch vụ công cộng...

VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Nhượng quyền kinh doanh phân phối. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm