Nội dung hợp đồng kinh doanh quốc tế

Nội dung hợp đồng kinh doanh quốc tế được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Các điều khoản khác nhau trong hợp đồng trình bày các vấn đề khác nhau liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế mà các bên đàm phán.

Vấn đề thứ nhất là: Giải thích các từ ngữ, khái niệm, định nghĩa được sử dụng trong hợp đồng. Lý do của việc giải thích khái niệm là do các bên có thể có những cách hiểu khác nhau về cùng một khái niệm. Đặc biệt các chủ thể có quốc tịch khác nhau được đào tạo ở những môi trường khác nhau lại càng khó thống nhất và còn có thể phức tạp khi ngôn ngữ sử dụng khác nhau. Các định nghĩa đưa ra tránh dài dòng phức tạp. Tránh tình trạng vừa ra định nghĩa ở phần đầu hợp đồng rồi sau đó phải thêm những định ở phần sau.

Vấn đề thứ hai là: Nội dung kinh doanh như lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, chuyển giao công nghệ hay các lĩnh vực khác. Các lĩnh vực này được cụ thể hóa thành các điều khoản chi tiết như điều khoản giá cả, số lượng, chất lượng… cùng các yếu tố khác như tỷ lệ góp vốn phân chia lợi nhuận, thời gian hoạt động của dự án và các điều khoản chuyển giao không bồi hoàn.

Vấn đề thứ ba là: Các phương thức thực hiện hợp đồng như phương thức vận chuyển xây dựng bảo quản, lắp đặt bảo dưỡng…

Vấn đề thứ tư là: Các điều kiện bất khả kháng như: bão lụt, hạn hán chiến tranh, khủng hoảng chính trị-văn hóa- xã hội. Các yếu tố này là yếu tố quan trọng để các bên miễn giảm trách nhiệm như đã cam kết:

Vấn đề thứ năm: Liên quan đến khiếu nại hợp đồng và trọng tài xử lý tranh chấp; đây là điều khoản đảm bảo cho tính pháp lý và tính quy phạm của hợp đồng cao hơn.

Vấn đề thứ sáu là: Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng. Điều khoản này quy định thời điểm bắt đầu và kết thúc của hợp đồng về mặt pháp lý.

Vấn đề thứ bảy là: Các vấn đề bổ xung; đây là các vấn đề cần dự kiến phát sinh của hợp đồng trong quá trình thực hiện.

Về mặt nội dung chính của hợp đồng, bao gồm các điều khoản đề cập tới những vấn đề sau:

Điều kiện về tên hàng

Nhằm mục đích các bên xác định được loại hàng cần mua bán, do đó phải diễn tả thật chính xác để làm việc đó người ta d ng các cách ghi sau:

Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học (áp dụng cho các loại hóa chất, giống cây).

Ghi tên hàng kèm tên địa phương sản xuất ra nó, nếu nơi đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ví dụ: nước mắm Phú Quốc.

Ghi tên hàng kèm với qui cách chính của hàng đó.

Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất ra nó. Hình thức này áp dụng với những sản phẩm nổi tiếng của những hãng có uy tín.

Ghi tên hàng kèm với công dụng của hàng. Theo cách này người ta ghi thêm công dụng chủ yếu của sản phẩm, theo tập quán nếu hợp đồng ghi kèm theo công dụng thì người bán phải giao hàng đáp ứng được công dụng đó mặc d giá cả nó cao.

Điều kiện về phẩm chất

"Phẩm chất" là điều khoản nói lên mặt "chất" của hàng hóa mua bán như tính năng, tác dụng, công suất, hiệu suất... của hàng hóa đó.

Xác định cụ thể phẩm chất của sản phẩm, là cơ sở để xác định giá cả. Do vậy: xác định điều kiện phẩm chất tốt, dẫn đến xác định giá cả tốt, đúng, và mua được hàng hóa đúng yêu cầu của mình.

Có nhiều phương pháp để xác định phẩm chất hàng hóa, dưới đây là một số phương pháp chủ yếu:

Xác định phẩm chất dựa vào mẫu hàng Là phương pháp đánh giá phẩm chất của lô hàng dựa vào phẩm chất của một số ít hàng hóa lấy ra làm đại diện cho lô hàng đó.

Phương pháp này có nhược điểm là tính chính xác không cao nên chỉ áp dụng cho hàng hóa chưa có tiêu chuẩn hoặc khó xác định tiêu chuẩn.

Cách thức tiến hành: người bán giao mẫu cho người mua để kiểm tra, nếu người mua đồng ý thì người bán lập ba mẫu: một mẫu giao cho người mua, một cho trung gian, một người bán giữ để đối chiếu, giải quyết tranh chấp (nếu có) sau này.

Cũng có thể mẫu do người mua đưa cho người bán, trên cơ sở đó người bán sản xuất một mẫu đối và ký kết hợp đồng sẽ dựa trên mẫu đối vì có khả năng mẫu đối khác xa với mẫu do người mua đưa.

* Lưu ý:

- Mẫu thông thường không tính tiền, chỉ tính trong trường hợp giá trị mẫu quá cao hoặc số lượng mẫu quá lớn.

- Làm cho hợp đồng và mẫu gắn với nhau:

- Trên mẫu ghi: Mẫu thuộc hợp đồng số... và ngược lại trên hợp đồng ghi mẫu theo mẫu số... đã được giao bên mua hoặc do người bán gửi ngày... Mẫu là một phụ kiện không tách rời của hợp đồng.

- Trên hợp đồng người ta quy định:

+ Tương ứng với mẫu hàng (correspond to sample)

+ Tương tự như mẫu (according to sample)

+ Thời gian giữ mẫu: mẫu được giữ kể từ khi đàm phán để ký hợp đồng cho đến khi hết hạn khiếu nại về phẩm chất thì có thể hủy mẫu (nếu không tranh chấp). Còn nếu có tranh chấp, thì chỉ hủy khi tranh chấp được giải quyết xong.

Xác định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn; Đối với những sản phẩm đã có tiêu chuẩn thì dựa vào tiêu chuẩn để xác định phẩm chất của sản phẩm.

* Lưu ý:

- Trước khi đưa vào hợp đồng cần hiểu rõ về nội dung của tiêu chuẩn (tiêu chuẩn có thể do nhà nước, ngành hoặc cơ quan sản xuất ban hành nên phải ghi rõ người, nơi, năm ban hành tiêu chuẩn).

- Có thể sửa đổi một số chỉ tiêu trong tiêu chuẩn nếu cần thiết.

- Đã theo tiêu chuẩn nào thì cần ghi rõ không nên mập mờ.

Phương pháp xác định phẩm chất dựa vào nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình chữ... để phân biệt hàng hóa của nơi sản xuất này với nơi sản xuất khác.

* Lưu ý:

- Nhãn hiệu đã đăng ký chưa?

- Được đăng ký ở thị trường nào? Hãng sản xuất đó có đăng ký tại thị trường mua sản phẩm chưa?

- Cần ghi năm sản xuất, đợt sản xuất của sản phẩm vì những sản phẩm được sản xuất ở những thời điểm khác nhau có thể có chất lượng khác nhau nên giá cả cũng khác nhau.

- Cần chú ý đến những nhãn hiệu tương tự.

Xác định phẩm chất dựa vào tài liệu kỹ thuật

Bảng thuyết minh, hướng dẫn vận hành, lắp ráp, catalog ...

Phải biến các tài liệu kỹ thuật thành một phụ kiện của hợp đồng tức gắn nó với hợp đồng.

Xác định phẩm chất dựa vào hàm lượng của một chất nào đó trong sản phẩm

Chia làm hai loại hàm lượng của chất trong hàng hóa:

- Hàm lượng chất có ích: qui định hàm lượng (%) min.

- Hàm lượng chất không có ích: qui định hàm lượng (%) max.

Dựa vào xem hàng trước

Nếu áp dụng phương pháp này thì tùy hợp đồng đã ký nhưng phải có người mua xem hàng hóa và đồng ý, lúc đó hợp đồng mới có hiệu lực. Nếu người mua không đến xem trong thời gian qui định thì quá thời gian đó coi như đồng ý.

Điều kiện về số lượng

Nhằm nói lên mặt "lượng" của hàng hóa được giao dịch, điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp qui định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng.

Đơn vị tính số lượng. Ở đây cần lưu ý về hệ thống đo lường, vì bên cạnh hệ mét, nhiều nước còn sử dụng hệ thống đo lường khác. Ví dụ: Hệ thống đo lường của Anh, Mỹ ... do đó để tránh hiểu lầm nên thống nhất dùng hệ mét hoặc qui định lượng tương đương của chúng tính bằng mét.

Phương pháp quy định số lượng Trong các hợp đồng ngoại thương, người ta sử dụng hai phương pháp qui định số lượng hàng hóa

Phương pháp qui định dứt khoát số lượng:

Ví dụ: 1.000 cái máy kéo; 10.000 xe máy

Thường d ng trong buôn bán hàng công nghiệp, hàng bách hóa.

Phương pháp qui định phỏng chừng:

Ví dụ: Khoảng 1.000.000 tấn than, xấp xỉ 5.000 tấn quặng thiếc.

Phương pháp này thường được dùng khi mua bán hàng hóa có khối lượng lớn như: phân bón, quặng, ngũ cốc ...

- Khoảng (about)

- Xấp xỉ (Approximately)

- Trên dưới (More or less)

- Từ... đến... (From... to ...)

* Ví dụ: 1.000 MT more or less 5%.

Hoặc from 950 MT to 1.050 MT about 1.000 MT.

Lưu ý: Khi dùng about hoặc approximately thì trong phương thức thanh toán bằng L/C thường dung sai cho phép là 10%.

Phương pháp qui định trọng lượng - Trọng lượng cả bì (Gross weight): trọng lượng của bản thân hàng hóa cộng trọng lượng mọi thứ bao bì

Gross weight = Net weight + tare

- Trọng lượng tịnh (Net Weight) chỉ tính trọng lượng của bản thân hàng hóa

- Trọng lượng thương mại (Commercial weight) là trọng lượng của hàng hóa có độ ẩm tiêu chuẩn.

Trong đó:

GTM - trọng lượng thương mại của hàng hóa; Gtt - Trọng lượng thực tế của hàng hóa

Wtc - độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hóa (tính bằng %) Wtt - độ ẩm thực tế của hàng hóa (tính bằng %)

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Nội dung hợp đồng kinh doanh quốc tế về điều kiện về tên hàng, điều kiện về phẩm chất, phương pháp xác định phẩm chất dựa vào nhãn hiệu hàng hóa, xác định phẩm chất dựa vào tài liệu kỹ thuật...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Nội dung hợp đồng kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 56
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm