Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure
Peptit nào không có phản ứng màu biure
Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure là dạng câu hỏi bài tập thường xuyên xuất hiện trong các bài thi học kì cũng như thi THPT Quốc gia, các bạn học sinh cần nắm chắc lý thuyết về phản ứng màu biure của peptit từ đó vận dụng vào giải các dạng bài tập.
Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?
A. Ala-Gly
B. Ala-Gly-Gly
C. Ala-Ala-Gly-Gly
D. Gly-Ala-Gly
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án A
Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên với ion đồng.
Nhắc lại lý thuyết tính chất hóa học của peptit
1. Phản ứng thủy phân
Khi thủy phân hoàn toàn tùy theo môi trường mà sản phẩm của phản ứng khác nhau
Trong môi trường trung tính:
n-peptit + (n-1) H2O → aminoaxit
Trong môi trường axit HCl:
n-peptit + (n-1) H2O + (n+x) HCl → muối amoniclorua của aminoaxit
Trong đó x là số mắt xích Lysin trong n-peptit
Trong môi trường bazo NaOH:
n-peptit + (n+y) NaOH → muối natri của aminoaxit + (y+1) H2O
Trong đó y là mắt xích của Glutamic trong n-peptit
Lưu ý: trường hợp thủy phân không hoàn toàn peptit thì ta thu được hỗn hợp aminoaxit và các oligopeptit. Khi gặp bài toán dạng này chúng ta có thể sử dụng bảo toàn số mắt xích của một loại aminoaxit nào đó kết hợp với bảo toàn khối lượng
2. Phản ứng màu biure
Dựa vào phản ứng mẫu của biure: H2N–CO–NH–CO–NH2 + Cu(OH)2 → phức chất màu tím đặc trưng
Amino axit và đipeptit không cho phản ứng này. Các tripeptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức chất màu tím.
Bài tập vận dụng liện quan tính chất hóa học của Peptit
Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong phân từ đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
B. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân,
C. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
D. Protein đorn giản được tạo thành từ các gốc a-amino axit.
Câu 2. Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là:
A. 3.
B. 1.
C.2.
D. 4.
Số n peptit có thể tạo thành từ x phân tử α- amino axit là xnxn
→ Số đipeptit có thể tạo thành từ alanin và glyxin là 22=4
Ala – Ala ; Gly – Gly ; Ala – Gly ; Gly – Ala .
Câu 3. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly với Gly – Ala là:
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch HCl.
D. dung dịch NaOH.
Đipeptit Gly-Ala không có phản ứng màu biure, tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure nên dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để phân biệt.
Câu 4. Hãy cho biết loại peptit nào sau đây không có phản ứng biure?
A. tripeptit
B. tetrapeptit
C. polipeptit
D. đipeptit
Câu 4. Thuỷ phân pentapeptit X thu được các đipeptit là Ala-Gly; Glu-Gly và tripeptit là Gly-Ala-Glu. Vậy cấu trúc của peptit X là:
A. Ala-Gly-Ala-Glu-Gly
B. Ala- Ala-Gly-Glu-Gly
C. Ala- Ala-Glu-Gly- Gly
D. Glu-Gly-Ala-Gly-Ala
Cấu trúc của peptit là: Ala - Gly- Ala - Glu - Gly.
Câu 5. Peptit X có công thức cấu tạo như sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C2H4COOH)-CO-NH-CH2-COOH. Hãy cho biết khi thuỷ phân X, không thu được sản phẩm nào sau đây?
A. Gly-Ala
B. Glu-Gly
C. Ala-Glu
D. Gly-Glu
X: Gly-Ala-Glu-Gly
→ thủy phân X thu được các đipeptit là Gly-Ala, Ala-Glu, Glu-Gly
→ không thu được Gly-Glu
Câu 6. Peptit A có công thức cấu tạo như sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C2H4COOH)-CO-NH-CH2-COOH Hãy cho biết khi thuỷ phân A, thu được sản phẩm nào sau đây?
A. Ala-Gly.
B. Glu-Ala.
C. Ala-Glu.
D. Glu-Glu.
X : Gly-Ala-Glu-Gly
→ thủy phân X thu được các đipeptit là Gly-Ala, Ala-Glu, Glu-Gly
Câu 7. Peptit có công thức cấu tạo như sau: H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH(CH3)2)-COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là:
A. Ala-Gly-Val.
B. Ala-Ala-Val.
C. Gly – Ala – Gly.
D. Gly-Val-Ala.
Khi gọi tên peptit, bắt đầu từ tên của amino axit đầu N và kết thức bằng tên amino axit đầu C
Câu 8. Công thức cấu tạo của đipeptit Gly- Ala là
A. H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CONH-CH2-CH2-COOH
C. H2N-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH.
Công thức cấu tạo của đipeptit Gly- Ala là H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH
Câu 9. Thủy phân hoàn toàn 13,02 gam tripeptit mạch hở X (được tạơ nên từ hai a-amino axit có cùng công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 19,14 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 13,02 gam X bằng dung dịch HC1 dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,59.
B. 21,75.
C. 15,18.
D. 24,75.
Với NaOH: X + 3NaOH → Muối + H2O
Đặt nX = nH2O = x → nNaOH = 3x
Bảo toàn khối lượng: 13,02 + 40.3x = 19.14 + 18x → x = 0,06
Với HCl: X + 2H2O + 3HCl → Muối
0,06…0,12….0,18
→ mmuối = mX + mH2O + mHCl = 21,75 gam
Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam Gly-Gly, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 20.
B. 10.
C. 30.
D. 40.
nGly-Ala = 0,1mol
⇒ nCaCO3 = nCO2 = 0,1.4 = 0,4 mol
⇒ m = 40 gam
..........................
Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,....
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.