Phân tích các hoạt động hỗ trợ
Phân tích các hoạt động hỗ trợ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Phân tích các hoạt động hỗ trợ
Ngoài các hoạt động chủ yếu liên quan trực tiếp với quá trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ở trên, trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp còn có các hoạt động tác động một cách gián tiếp đến các sản phẩm và dịch vụ, được gọi là hoạt động hỗ trợ. Nhờ các hoạt động này mà các hoạt động chủ yếu được thực hiện một cách trôi chảy và hiệu quả. Tùy theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp và thành phần của các hoạt động chủ yếu trong chuỗi giá trị mà cấu trúc của các hoạt động hỗ trợ có thể được xác định một cách khác nhau.
Mua sắm (Producrement): Bộ phận này có trách nhiệm mua các vật liệu cần thiết cho hoạt động của công ty. Tùy hoạt động của từng công ty, các vật liệu đó có thể là: nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng,…Hoạt động mua sắm hiệu quả sẽ giúp công ty có được những hàng hóa chất lượng và khả năng thu lợi nhuận cao. Thông thường tỷ lệ chi phí cho các yếu tố đầu vào của một doanh nghiệp sản xuất là rất lớn. Do vậy, chỉ cần tiết kiệm một tỷ lệ nhỏ chi phí đầu vào cũng có khả năng tăng năng lực lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phát triển công nghệ (Technology Development): Đây là những hoạt động có liên quan tới các hoạt động nghiên cứu và phát triển, cải tiến quá trình và sản phẩm. Đó là những việc làm rất quan trọng đối với sự tồn tại của hầu hết các công ty trong điều kiện hiện nay. Đầu tư cho phát triển công nghệ hiệu quả tạo cơ hội cho doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh lâu dài và bền vững.Tuy nhiên, đầu tư vào phát triển công nghệ cũng hàm chứa rủi ro cao bởi những khoản đầu tư thường rất lớn, song trong quá trình thực hiện lại luôn xuất hiện những nhân tố ngoại lai có khả năng ảnh hưởng tiêu cực như: sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, sự bắt chước nhanh chóng của đối thủ cạnh tranh, sự phát triển như vũ bão của tiến bộ khoa học công nghệ.
Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management): Theo M.Porter đây là những hoạt động có liên quan tới việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân sự của công ty. Nguồn nhân lực đang ngày càng trở thành quan trọng để giúp công ty có thể đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững.Con người là tài sản giá trị nhất của công ty, vì vậy đã có nhà nghiên cứu cho rằng: Quản lý, suy cho cùng là quản lý con người. Để mang lại hiệu quả cao cho hoạt động gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giờ đây hoạt động quản trị nguồn nhân lực cần phải chú trọng đến những hoạt động cụ thể hơn như: tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí và sử dụng hiệu quả, kiểm tra, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, thù lao và hành chính nhân sự.
Cấu trúc hạ tầng của công ty (Firm Infrastructure): Các hoạt động này bao gồm: quản trị chung, kế toán, tài chính, hoạch định chiến lược. Cấu trúc hạ tầng đóng vai trò hỗ trợ cho toàn bộ các hoạt động trong chuỗi giá trị. Những chi phí có liên quan đến hoạt động cấu trúc hạ tầng thường được xem như những chi phí quản lý cố định. Tuy nhiên, các hoạt động này có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Các hoạt động hỗ trợ | Các tiêu chí phân tích, đánh giá |
1. Mua sắm | - Lựa chọn các nhà cung ứng khác nhau nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào một nhà cung ứng - Mua sắm nguyên vật liệu dựa trên cơ sở: đúng tiến độ, hay chi phí thấp nhất có thể; hay mức độ chất lượng có thể chấp nhận - Thủ tục cho việc mua sắm nhà xưởng, máy móc và xây dựng - Xác định các tiêu chí cho các quyết định thuê hoặc mua - Quan hệ tốt và lâu dài với các nhà cung ứng uy tín |
2. Phát triển công nghệ | - Sự thành công của các hoạt động nghiên cứu và phát triển (trong cải tiến quá trình và sản phẩm) - Chất lượng mối quan hệ công việc giữa bộ phận nghiên cứu phát triển và các bộ phận khác - Tính kịp thời của các hoạt động phát triển công nghệ trong việc đáp ứng thời hạn - Chất lượng các phòng thí nghiệm và các năng lực khác - Bằng cấp và kinh nghiệm của các nhà khoa học và của các kỹ thuật viên - Tác động của môi trường làm việc đối với việc khuyến khích sáng tạo và đổi mới |
3. Quản trị nguồn nhân lực | - Hiệu quả của các thủ tục trong việc tuyển dụng, huấn luyện, đề bạt người lao động - Sự phù hợp của hệ thống các công cụ tạo động lực của nhân viên - Môi trường làm việc nhằm giảm thiểu sự vắng mặt và giữ tỷ lệ thuyên chuyển ở mức độ mong đợi - Những quan hệ với công đoàn - Sự tham gia tích cực của các nhà quản trị và các chuyên gia kỹ thuật trong các tổ chức chuyên môn - Mức độ thỏa mãn của người lao động |
4. Cấu trúc hạ tầng của công ty | - Năng lực trong việc nhận định những cơ hội và nguy cơ từ môi trường - Chất lượng của hệ thống hoạch định chiến lược để đạt được các mục tiêu của công ty. - Sự phối hợp và hội nhập của các hoạt động có liên quan trong chuỗi giá trị của tổ chức - Năng lực đạt tới các nguồn vốn với giá rẻ - Mức độ hỗ trợ của hệ thống thông tin trong việc ra các quyết định chiến lược và thường ngày. - Thông tin chính xác và kịp thời cho việc quản lý môi trường cạnh tranh và tổng quát. - Mối quan hệ giữa những người ra quyết định chính sách với các nhóm lợi ích - Hình ảnh trong cộng đồng và sự gắn bó với công ty |
Bảng 3.3. Các hoạt động hỗ trợ của công ty trong chuỗi giá trị
Nguồn: Alex Miller and Gregory G.Dess. ‘‘Strategic Management’’, International Edition Mc Graw – Hill, 1996
Cũng giống như các hoạt động cơ bản, các hoạt động hỗ trợ được xem xét trong mối tương quan với năng lực của các doanh nghiệp đối thủ. Theo đó, mỗi doanh nghiệp phải đánh giá xem mọi hoạt động của mình là ở mức vượt trội, tương đương hay thấp hơn.
Khung chuỗi giá trị nhanh chóng tạo thành những ý tưởng quản lý mũi nhọn như một công cụ phân tích mạnh mẽ trong việc lập chiến lược. Khái niệm đơn giản hơn về chùm giá trị, một quá trình đan chéo giữa các bộ phận đã được phát triển cho thập niên tiếp theo đã có nhiều thành công trong những năm 1990.
Khái niệm chuỗi giá trị đã được mở rộng vượt xa phạm vi của công ty. Khái niệm này có thể áp dụng cho toàn bộ mạng lưới cung ứng và phân phối. Việc phân phối một hỗn hợp sản phẩm và dịch vụ cho người sử dụng sẽ vận động các nhân tố kinh tế khác, mỗi nhân tố sẽ quản lý chuỗi giá trị của riêng mình. Việc tương tác giữa các nhân tố ngành và chuỗi giá trị theo địa ý tạo ra chuỗi giá trị mở rộng, thậm chí nâng tầm toàn cầu.
Thông thường có bốn bước để phân tích chuỗi giá trị:
- Nhận diện các yếu tố liên quan bằng việc sử dụng một sơ đồ chuỗi giá trị nội bộ doanh nghiệp.
- Mô tả những gì mà doanh nghiệp làm tại mỗi hoạt động
- Nhận diện cách thức gia tăng giá trị của mỗi hoạt động về mặt lý thuyết và phân loại chúng.
- Đánh giá các hoạt động bằng việc so sánh tiêu chuẩn với cách thức tốt nhất của đối thủ, của ngành.
Việc phân chia các hoạt động trong chuỗi giá trị tạo điều kiện kiểm tra chi phí và kết quả thực hiện trong từng hoạt động. Tạo điều kiện cho việc tìm cách cải tiến từng hoạt động cũng như việc phối hợp giữa chúng, tương ứng với chiến lược nhằm tạo ra giá trị của từng sản phẩm cụ thể cũng như của cả doanh nghiệp. Đồng thời, qua thông tin tình báo thu thập được về các đối thủ cạnh tranh, ước tính chi phí, kết quả của họ để có căn cứ so sánh với doanh nghiệp mình, tìm cách tạo ra giá trị vượt trội hơn đối thủ.
Để đạt được những mục tiêu tối cao về hiệu quả, chất lượng, đổi mới sản phẩm và thỏa mãn khách hàng thì doanh nghiệp phải có những chiến lược với sự phối hợp một số hoạt động tạo giá trị khác biệt. Những mục tiêu này có thể được xem như những mục tiêu chéo giữa các bộ phận tạo giá trị khác nhau của một doanh nghiệp.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân tích các hoạt động hỗ trợ về các hoạt động chủ yếu liên quan trực tiếp với quá trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ở trên, trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp còn có các hoạt động tác động một cách gián tiếp đến các sản phẩm và dịch vụ..
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân tích các hoạt động hỗ trợ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.