Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích chất lượng sản phẩm

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Phân tích chất lượng sản phẩm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Mỗi sản phẩm dù được tung ra thị trường và đã được thị trường chấp nhận nhưng cũng không có ai, không có gì có thể đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm đó sẽ tiếp tục thành công nếu doanh nghiệp không duy trì và cải tiến, nâng cao chất lượng, nâng cao uy tín sản phẩm, dịch vụ của công ty mình trên thị trường và để giành được phần lớn thị trường tiêu thụ sản phẩm, bắt buộc các nhà kinh doanh phải luôn luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm không những sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn, góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường mà còn ý nghĩa thiết thực đối với người tiêu dùng và xã hội. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tăng thêm giá trị sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, tiết kiệm hao phí cho xã hội. Có thể nói, chất lượng sản phẩm là một yêu cầu quan trọng, thiết yếu và sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.

Do tính chất quan trọng của chất lượng sản phẩm, đòi hỏi các nhà quản lý, phải thường xuyên tiến hành tổng kết, phân tích, đánh giá. Qua đó, sẽ phát hiện nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; từ đó, tìm được biện pháp tác động thích hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất. Việc phân tích chất lượng sản phẩm được thực hiện bằng nhiều phương pháp tùy thuộc vào đối tượng sản xuất.

Trường hợp sản phẩm ca doanh nghip được chia thứ hạng

Đối với các sản phẩm có phân chia thứ hạng chất lượng (loại I, loại II…) khi phân tích chất lượng, có thể sử dụng một trong các chỉ tiêu sau:

1. Phương pháp phân tích chỉ tiêu tỷ trong thứ hạng

Thường chỉ áp dụng phân tích đối với sản phẩm có 2 thứ hạng chất lượng. Theo phương pháp này, trước hết tính ra tỷ trọng sản phẩm của từng thứ hạng chất lượng chiếm trong tổng số sản phẩm kỳ phân tích và kỳ gốc rồi tiến hành so sánh tỷ trọng kỳ phân tích so với kỳ gốc. Nếu tỷ trọng của sản phẩm thứ hạng tốt chiếm trong tổng số cao hơn so với kỳ gốc và tỷ trọng của sản phẩm thứ hạng xấu giảm xuống so với kỳ gốc thì kết luận chất lượng sản phẩm kỳ phân tích tốt hơn và ngược lại, nếu tỷ trọng của sản phẩm thứ hạng tốt chiếm trong tổng số giảm xuống so với kỳ gốc và tỷ trọng sản phẩm thứ hạng xấu tăng lên so với kỳ gốc thì kết luận chất lượng sản phẩm kỳ phân tích này kém hơn kỳ gốc.

Nguyên nhân dẫn đến sản phẩm có nhiều thứ hạng có thể do chất lượng nguyên, vật liệu; do trình độ tay nghề của công nhân; do công nghệ sản xuất… Những sản phẩm có thứ hạng thấp không những kém sản phẩm có thứ hạng cao cả về công dụng, thẩm mỹ và tiêu chuẩn cơ, lý, hóa (độ bền, độ cứng, độ dẻo; trọng lượng, kích thích..) mà còn kém cả về hiệu quả kinh tế đối với doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích chỉ tiêu tỷ trọng đơn giản, dễ áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này không phản ánh được mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm với kết quản sản xuất (biểu hiện qua chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất). Hơn nữa, khi sản phẩm được phân ra nhiều thứ hạng chất lượng khác thì phương pháp này sẽ không chính xác và không áp dụng được.

2. Phương pháp phân tích chỉ tiêu giá đơn vị bình quân

Phương pháp phân tích chỉ tiêu giá đơn vị bình quân được thực hiện bằng cách tính ra đơn vị bình quân của sản phẩm (bình quân các thứ hạng khác nhau) rồi so kỳ phân tích với kỳ gốc. Nếu giá đơn vị bình quân kỳ phân tích lớn hơn kỳ gốc thì kết luận chất lượng sản phẩm đã được nâng cao bởi vì sản phẩm có thứ hạng cao bao giờ cũng bán được với giá cao hơn sản phẩm có thứ hạng thấp; ngược lại, nếu giá đơn vị bình quân kỳ phân tích thấp hơn kỳ gốc thì kết luận chất lượng sản phẩm kỳ phân tích đã giảm xuống so với kỳ gốc. Do chất lượng sản phẩm thay đổi đã làm cho kết quả sản xuất thay đổi theo, vì thế, khi phân tích, cần xác định mức kết quả sản xuất tăng hoặc giảm do chất lượng sản phẩm thay đổi.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân tích chất lượng sản phẩm về nội dung và đặc điểm của phương pháp phân tích chỉ tiêu giá đơn vị bình quân, phương pháp phân tích chỉ tiêu tỷ trong thứ hạng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân tích chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm