Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nội dung và phương pháp tính giá trị sản xuất

Nội dung và phương pháp tính giá trị sản xuất được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Nội dung và phương pháp tính giá trị sản xuất

Đây là 1 chỉ tiêu nằm trong báo cáo thống kê định kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo 2 loại giá là: giá cố định và giá thực tế.

Giá cố định là loại giá do nhà nước quy định dùng cho một thời kỳ dài (hiện tại nhà nước vẫn dùng bảng giá cố định năm 1994).

Giá cố định có tác dụng giúp doanh nghiệp so sánh nhịp độ phát triển hàng hoá chính xác. Nhưng trong thực tế có nhiều mặt hàng không có trong bảng giá cố định. Đối với những sản phẩm chưa có giá cố định thì phải tính đổi từ giá thực tế về giá cố định theo 1 trong 2 cách sau:

Cách thứ nhất: Dựa vào sản phẩm cùng nhóm có trong bảng giá cố định.

Cách tính này được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chọn sản phẩm cùng nhóm có trong bảng giá cố định. Xác định giá cố định (PT) và giá thực tế (P1) của những sản phẩm đó. Số loại sản phẩm cần chọn tùy theo tình hình thực tế, nếu chọn càng nhiều thì việc tính đổi càng chính xác.

Bước 2: Tính hệ số qui đổi bình quân (H) của những sản phẩm đã chọn bước 1.

Q1: Sản lượng sản xuất ở kỳ báo cáo của mỗi loại sản phẩm được chọn ở bước 1

Bước 3: Tính đổi từ giá thực tế của sản phẩm chưa có giá cố định về giá cố định.

a./ Nếu sản phẩm tính được số lượng hiện vật và có đơn giá thực tế được tính theo công thức:

Giá trị tính đổi về giá cố định của những sản phẩm chưa có giá cố định = (  Đơn giá thực tế của sản phẩm chưa có giá cố định x H x Số lượng sản phẩm đã sản xuất)

Đơn giá thực tế của sản phẩm chưa có giá cố định × H chính là đơn giá cố định của sản phẩm cần tính đổi. Giá cố định này sẽ được sử dụng để tính cho sản phẩm đó ở các kỳ báo cáo tiếp sau.

b./ Trường hợp sản phẩm không có giá cố định nhưng không thống kê được khối lượng hiện vật và đơn giá thực tế thì tính theo công thức

Giá trị tính đổi về giá cố định của những sản phẩm chưa có giá cố định = ( Tổng giá trị tính theo giá thực tế của sản phẩm chưa có giá cố định × H )

Cách thứ hai: Căn cứ vào hệ số tính đổi được công bố chung cho từng ngành. Cách thứ hai áp dụng cho các trường hợp không thể dựa vào sản phẩm cùng nhóm có trong bảng giá cố định. Công thức được tính đổi như sau:

Giá trị tính đổi về giá cố định của những sản phẩm chưa có giá cố định =  Tổng giá trị tính theo giá thực tế của sản phẩm chưa có giá cố định x Hệ số tính đổi của ngành tương ứng

Giá thực tế: Là mức giá bán thực tế ở trên thị trường, giá này thường xuyên biến động, ít được sử dụng để so sánh, khi sử dụng để so sánh thì phải dùng giá ở kỳ gốc (nó được sử dụng trong thanh toán, tính toán kinh tế).

* Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá cố định, bao gồm:

Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá cố định gồm các yếu tố và phương pháp tính từng yếu tố như sau:

Yếu tố 1: Giá trị thành phẩm:

Yếu tố này gồm:

Giá trị của những sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu của doanh nghiệp và những sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu của khách hàng đưa đến gia công. Những sản phẩm trên phải kết thúc khâu chế biến cuối cùng tại doanh nghiệp và đã làm xong thủ tục nhập kho.

Giá trị của những bán thành phẩm, vật bao bì đóng gói, công cụ, phụ tùng do hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tạo ra, đã xuất bán ra ngoài doanh nghiệp, hoặc cho các bộ phận khác không phải là hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp, nhưng có hạch toán riêng.

Ví dụ: Trạm điều dưỡng, nhà nghỉ mát, bộ phận trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng…

Tuy bán thành phẩm chưa phải là thành phẩm nhưng vì đã bán ra ngoài, kết thúc khâu chế biến tại doanh nghiệp, nên được coi như thành phẩm.

Đối với một số ngành công nghiệp đặc thù, không có thủ tục nhập kho như: sản xuất điện, nước sạch, hơi nước, nước đá… thì qui định tính như sau:

Đối với ngành điện sản xuất nước sạch, hơi nước: Tính theo sản lượng thương phẩm (không tính theo sản lượng sản xuất ra).

Đối với sản xuất nước đá và các ngành khác không có nhập kho thành phẩm thì tính theo sản lượng thực tế đã tiêu thụ.

Công thức chung để tính yếu tố 1 là:

Giá trị thành phẩm = (Số lượng thành phẩm từng loại X Đơn giá cố định của từng loại sản phẩm tương ứng)

Trong trường hợp những thành phẩm chưa có trong bảng giá cố định, thì phải căn cứ vào giá thực tế để tính đổi về giá cố định theo hướng dẫn ở phần sau.

Yếu tố 2: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài:

Công việc có tính chất công nghiệp là một hình thái của sản phẩm công nghiệp, nó biểu hiện ở việc khôi phục lại hoặc làm tăng thêm giá trị sử dụng, chứ không làm thay đổi giá trị sử dụng ban đầu của sản phẩm.

Giá trị công việc có tính chất công nghiệp được tính vào giá trị sản xuất của doanh nghiệp phải là giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho các đơn vị bên ngoài doanh nghiệp hoặc các bộ phận khác (không phải là hoạt động công nghiệp) trong doanh nghiệp nhưng có hạch toán riêng. Còn đối với giá trị công việc có tính chất công nghiệp phục vụ cho sản xuất công nghiệp tại doanh nghiệp như: Sửa chữa thiết bị máy móc, sửa chữa sản phẩm hỏng… Không được tính, vì giá trị của nó đã được tính vào giá trị thành phẩm của doanh nghiệp.

Công việc có tính chất công nghiệp không sản xuất ra sản phẩm mới mà chỉ làm tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm. Do đó chỉ được tính vào giá trị sản xuất phần giá trị của bản thân công việc có tính chất công việc, không được tính giá trị ban đầu của sản phẩm.

Ví dụ: Sửa chữa 1 xe ô tô, chỉ được tính chi phí sửa chữa (gồm vật tư, phụ tùng, tiền lương chi phí quản lý, thuế và lợi nhuận), không được tính giá trị của xe ô tô đưa vào sửa chữa. Ví dụ khác, đối với công việc đánh bóng, sơn, mạ chỉ được tính giá trị của những công việc trên, không được tính giá trị của bản thân sản phẩm đưa vào đánh bóng, mạ, sơn.

Cách tính yếu tố 2 như sau:

Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho ngoài =∑ (Khối lượng công việc hoặc sản phẩm của công việc có tính chất công nghiệp làm cho ngoài đã hoàn thành x Đơn giá cố định của khối lượng công việc hoặc sản phẩm của công việc có tính chất công nghiệp)

Trường hợp công việc có tính chất công nghiệp không thống kê được khối lượng sản phẩm hiện vật cụ thể hoặc chưa có trong bảng giá cố định thì phải căn cứ vào doanh thu thực tế để tính đổi về giá trị cố định theo hướng dẫn ở phần sau.

Yếu tố 3: Giá trị của phụ phẩm, thứ phẩm,phế phẩm, phế liệu thu hồi:

Yếu tố này bao gồm:

Giá trị của những phụ phẩm (hay còn gọi là sản phẩm song song) được tạo ra cùng với sản phẩm chính trong quá trình sản xuất công nghiệp.

Ví dụ: Hoạt động xay xát, sản phẩm chính là gạo, đồng thời thu được cám; Sản xuất đường sản phẩm chính là đường, đồng thời thu được rỉ đường; Cám và rỉ đường gọi là những phụ phẩm (hay sản phẩm song song).

Giá trị của những thứ phẩm: Là những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn qui cách phẩm chất và không được nhập kho thành phẩm (trường hợp là sản phẩm thứ phẩm, nhưng vẫn được nhập kho và tiêu thụ như thành phẩm chỉ khác là giá bán thấp hơn, thì không tính vào yếu tố này, mà tính vào yếu tố 1 “giá trị thành phẩm”).

Giá trị của những phế phẩm, phế liệu thu hồi do quá trình sản xuất công nghiệp tạo ra.

Vì tất cả các loại sản phẩm được tính ở yếu tố 3 không phải là mục đích trực tiếp của sản xuất, mà chỉ là những sản phẩm thu hồi do quá trình sản xuất tạo ra. Bởi vậy qui định chỉ được tính những sản phẩm thực tế đã tiêu thụ và thu được tiền.

Nói chung thì sản phẩm tính ở yếu tố 3 thường không có trong bảng giá cố định, do vậy phải căn cứ vào doanh thu để tính đổi về giá cố định theo hướng dẫn phần sau.

Yếu tố 4: Giá trị của hoạt động cho thuê thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp:

Yếu tố này chỉ phát sinh khi máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất trong doanh nghiệp không sử dụng mà cho bên ngoài thuê (không phân biệt cho có công nhân vận hành hay không có công nhân vận hành kèm theo).

Thường thì hoạt động cho thuê thiết bị máy móc không có trong bảng giá cố định.

Vì vậy phải căn cứ doanh thu để tính đổi về giá cố định theo hướng dẫn phần sau.

Yếu tố 5: Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo dở dang trong công nghiệp:

Yếu tố này tính trên cơ sở số dư cuối kỳ trừ (-) số dư đầu kỳ của chi phí sản xuất dở dang trên tài khoản kế toán “Giá thành sản xuất” để tính đổi về giá trị cố định theo hướng dẫn sau.

Trong thực tế phần lớn các ngành, yếu tố 5 chiếm tỷ trọng không đáng kể trong chỉ tiêu giá trị sản xuất. Trong khi tính yếu tố này theo giá cố định rất phức tạp. Bởi vậy qui định tính yếu tố “Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo dở dang” vào giá trị sản xuất theo giá cố định chỉ áp dụng đối với ngành chế tạo thiết bị máy móc có chu kỳ sản xuất dài. Còn các doanh nghiệp thuộc ngành khác không tính yếu tố này.

Giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố định) = Giá trị thành phẩm + Giá trị công việc có tính chất công việc làm cho ngoài + Giá trị phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi + Giá trị của hoạt động cho thuê thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp + Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo dở dang trong công nghiệp.

Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế, gồm:

Yếu tố 1: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.

Yếu tố 2: Cộng (+) hoặc trừ (-) giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ trừ (-) đầu kỳ của thành phẩm tồn kho.

Yếu tố 3: Cộng (+) hoặc trừ (-) giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ trừ (-) đầu kỳ của sản phẩm gửi bán nhưng chưa thu tiền được.

Yếu tố 4: Cộng (+) hoặc trừ (-) giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ trừ (-) đầu kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo dở dang.

Yếu tố 5: Giá trị nguyên vật liệu của người gia công.

Giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá thực tế) = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp ± Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ trừ đầu kỳ của thành phẩm tồn kho

Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ trừ đầu kỳ của sản phẩm gửi bán nhưng chưa thu tiền được ± Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ trừ đầu kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo dở dang ± Giá trị nguyên vật liệu của người gia công.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Nội dung và phương pháp tính giá trị sản xuất về đặc điểm, nội dung và công thức tính giá trị sản xuất..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Nội dung và phương pháp tính giá trị sản xuất. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm