Phân tích chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch và khuếch trương thương hiệu
VnDoc xin giới thiệu bài Phân tích chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch và khuếch trương thương hiệu được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn để có thể hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Phân tích chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch và khuếch trương thương hiệu
Về phía Tổng Cục Du Lịch
- Tăng cường nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của du lịch đối với con người bên cạnh việc bảo vệ, giữ gìn và khai thác tài nguyên du lịch.
- Duy trì và nâng cao hình ảnh Việt Nam như là một điểm đến văn hóa, sinh thái có sức hấp dẫn mới lạ nhằm thu hút khách du lịch quốc tế, vốn đầu tư và hội nhập quốc tế.
- Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền và giới thiệu du lịch Việt Nam đủ cung cấp cho các hoạt động xúc tiến ở trong và ngoài nước.
- Tăng cường mở rộng thị trường, tham dự các hội chợ du lịch quốc tế và quảng cáo trên báo chí nước ngoài.
- Mở văn phòng xúc tiến du lịch quốc gia ở một số thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Đức, Singapore, Úc… Năm 2002, Chính phủ cho phép mở văn phòng xúc tiến du lịch tại Nhật, Pháp và Mỹ.
- Xây dựng hệ thống thông tin du lịch.
- Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch
Mục tiêu năm 2007
- Đón từ 23- 24,4 triệu lượt khách du lịch, trong đó 4,0- 4,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng từ 11,1% - 22,2% so với năm 2006 và 19- 20 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng từ 5,5% - 11,1% so với năm 2006.
- Tổng doanh thu xã hội đạt khoảng 56.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2006.
Mục tiêu năm 2010
- Đón từ 5-6 triệu lượt khách du lịch quốc tế & 25- 26 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng từ 5,5% - 11,1% so với năm 2006.
- Tổng doanh thu xã hội đạt khoảng từ 4-4,5 tỷ USD
Về phía Tổng Cục Du Lịch
- Xúc tiến du lịch tại chỗ nhân sự kiện Hội nghị Apec được tổ chức tại Việt Nam. Với chương trình triển lãm “hình ảnh Apec và di sản văn hóa Việt Nam”, Quảng bá du lịch Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước với chương trình “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”…
- Hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Apec tại Hội An vừa qua.
- Các hoạt động xúc tiến nước ngoài cũng được tăng cường thông qua việc tích cực tham gia: các diễn đàn Asean (ATF), Hội chợ Travex (Philipins), Hội chợ ITB (Đức), Hội chợ JATA, Hội chợ WTM (Anh), TOPRESA (Pháp), Roadshow tại Úc, Lễ hội ẩm thực Việt Nam tại New Delhi (Ấn Độ), phối hợp với Bộ Ngoại Giao “Những ngày Việt Nam ở nước ngoài” v.v
Về phía các doanh nghiệp lữ hành
Tranh thủ các sự kiện về du lịch ở Việt Nam cũng như các chương trình hành động quốc gia về du lịch của Tổng Cục để xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch cho doanh nghiệp mình.
Các doanh nghiệp lữ hành đặc biệt là những doanh nghiệp lớn như: Saigon Tourist, Vietnam Tourism Hanoi, Exotissimo, Apech… không ngừng tăng cường các hoạt động xúc tiến nhằm giành lấy thị phần và nâng cao thương hiệu tại nước ngoài.
Các doanh nghiệp tranh thủ tiếp cận các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, các đoàn Fam trip đến từ Lào, Thái Lan, Ấn Độ, các Presstrip Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia… vào Việt Nam tìm hiểu, hợp tác, xúc tiến du lịch.
Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch à khuếch trương thương hiệu là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác marketing du lịch của Tổng cục du lịch và không ít các doanh nghiệp trong những năm qua, thông qua các cuộc triển lãm, hội chợ về du lịch, các festival du lịch, các tuần lễ ẩm thực Việt Nam, các chương trình giới thiệu du lịch… ở trong và ngoài nước. Những chương trình này đã góp phần giới thiệu sản phẩm, hình ảnh Việt Nam, thương hiệu các công ty đối với du khách trong nước và quốc tế.
Hoạt động marketing của Tổng cục du lịch còn nghèo nàn và đơn điệu; Các doanh nghiệp thường đơn lẻ marketing và thiếu sự gắn kết; Nhiều sự kiện về du lịch (festival du lịch) diễn ra ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước thiếu sức hấp dẫn… nên chưa thu hút du khách và đáp ứng nhu cầu hội nhập hiện nay.
Hoạt động marketing Tổng cục du lịch và các doanh nghiệp chưa đi vào chiều sâu, thường chú trọng khai thác những thị trường truyền thống chứ chưa tập trung vào thị trường mới và tiềm năng.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân tích chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch và khuếch trương thương hiệu về duy trì và nâng cao hình ảnh Việt Nam như là một điểm đến văn hóa, sinh thái có sức hấp dẫn mới lạ nhằm thu hút khách du lịch quốc tế, vốn đầu tư và hội nhập quốc tế...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Phân tích chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch và khuếch trương thương hiệu. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của các môn học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.