Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích giá trị hiện thực được thể hiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Phân tích giá trị hiện thực được thể hiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là tài liệu ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 hay được VnDoc.com tổng hợp và đăng tải, đưa ra những gợi ý để các bạn có thể tự hoàn thành bài tập của mình một cách tốt nhất. Mời các bạn tham khảo tài liệu miễn phí dưới đây.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 8. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

1. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích giá trị hiện thực trong Tức nước vỡ bờ

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, khẳng định giá trị hiện thực của đoạn trích: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm đã mang đến cho người đọc một bức tranh về xã hội Việt Nam với những hiện thực ám ảnh và sâu sắc

b. Thân bài

– Giá trị hiện thực thể hiện qua bức tranh xã hội đương thời: đó là một xã hội thối nát, đầy rẫy áp bức bất công đối với người nông dân nghèo khốn khổ

– Giá trị hiện thực thể hiện qua số phận và hoàn cảnh của người nông dân Việt Nam: số phận bị áp bức bóc lột, dồn đến bước đường cùng của người nông dân

– Giá trị hiện thực về quy luật có áp bức có đấu tranh: phản ánh tình cảnh đau thương khốn cùng của người nông dân, đồng thời cũng làm rõ quy luật có áp bức có đấu tranh

c. Kết bài

Ý nghĩa của đoạn trích: đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bộ mặt xã hội đương thời, cảm nhận được ve đẹp tâm hồn người nông dân Việt Nam qua nhân vật chị Dậu

2. Bài tham khảo cho đề Phân tích giá trị hiện thực được thể hiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Ngô Tất Tố là một nhà văn đã để lại cho văn học Việt Nam nhiều tác phẩm hay và đặc sắc, trong đó phải kể đến là “Tắt đèn”, một tác phẩm tiêu biểu cho thành công trong sự nghiệp sáng tác của ông. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm đã mang đến cho người đọc một bức tranh về xã hội Việt Nam với những hiện thực ám ảnh và sâu sắc.

Giá trị hiện thực của đoạn trích được phản ánh qua bức tranh xã hội nước ta trước cách mạng tháng Tám, trong thời kì phong kiến nửa thực dân, đó là một xã hội thối nát, đầy rẫy áp bức bất công đối với người nông dân nghèo khốn khổ. Làng quê nghèo Bắc bộ oằn mình trước những vụ thu thuế quen thuộc thời Pháp thuộc, nó phản ảnh số phận bi thảm của người nông dân, bản chất tàn bạo và vô nhân đạo của giai cấp thống trị. Bằng ngòi bút sắc sảo và chân thực của mình, tác giả đã vẽ lên chân dung vô cùng sống động của một loạt nhân vật, từ vợ chồng lão Nghị Quế, bọn cường hào địa chủ, quan phụ mẫu và bọn tay sai, tất cả đề mang một bản chất tàn ác và đê tiện, vô nhân đạo.

Bên cạnh đó ông cũng thành công trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ nông dân điển hình qua nhân vật chị Dậu. Tác giả miêu tả rất chân thực và cảm động về số phận bị áp bức bóc lột, dồn đến bước đường cùng của người nông dân, đồng thời cũng ca ngợi những phẩm chất và đức tính đáng quý của họ trong hoàn cảnh tối tăm, ngột ngạt. Qua hình ảnh nhân vật, tác giả cũng bày tỏ lòng yêu mến, trân trọng đối với người nông dân, ông không hề giấu diếm sự khinh bỉ và căm ghét bọn sâu mọt, thống trị ở nông thôn. Bọn chúng nhân danh phép nước để làm những điều tàn ác với người nghèo, sẵn sàng gây tội ác mà không chùn tay vì không có ai ngăn cản, vì vậy mà có thể nói những tên cai lệ chính là hiện thận rõ nhất của các guồng máy nhà nước bất nhân lúc bấy giờ.

Nhà văn đã bằng ngòi bút của mình, phơi bày bản chất vô nhân đạo của chế độ thực dân phong kiến, phản ánh tình cảnh đau thương khốn cùng của người nông dân, đồng thời cũng làm rõ quy luật có áp bức có đấu tranh. Điều đó được thể hiện qua hành động chống trả của chị Dậu với những tên cai lệ và người nhà lý trưởng, chị vốn là một người phụ nữ dịu dàng nhưng vì áp bức bóc lột, bị dồn tới đường cùng nên chị đã chống trả quyết liệt, chị phẫn uất là chị “Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình, làm tội như thế, tôi không chịu được”. Câu nói của chị Dậu như một lời tuyên ngôn hùng hồn, khẳng định quy luật có áp bức có đấu tranh, tuy rằng tác phẩm kết thúc bằng hoàn cảnh bế tắc của chị Dậu nhưng bằng chính cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà văn đã cảm nhận được xu thế tức nước vỡ bờ và sức mạnh khôn lường của nó. Là một điềm dự báo về cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp và lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ sẽ lật đổ chế độ thực dân phong kiến mục nát và thối rữa.

Có thể thấy, tác phẩm “Tắt đèn” nói chung và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” nói riêng đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bộ mặt xã hội đương thời, cảm nhận được ve đẹp tâm hồn người nông dân Việt Nam qua nhân vật chị Dậu.

----------------

Ngoài Phân tích giá trị hiện thực được thể hiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8 hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt!

Các tài liệu tham khảo liên quan:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm