Phân tích kinh tế - xã hội

VnDoc xin giới thiệu bài Phân tích kinh tế - xã hội được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Phân tích kinh tế - xã hội

Trong quá trình đánh giá dự án, việc đánh giá thẩm định về phương diện kinh tế xã hội là một trong những nội dung quan trọng nhất liên quan đến quản lý nhà nước đối với dự án. Phân tích, đánh giá kinh tế - xã hội dự án đầu tư là việc so sánh, đánh giá một cách có hệ thống giữa những kết quả và các chi phí của dự án trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân (hay toàn bộ xã hội).

Đánh giá dự án về phương diện kinh tế - xã hội là xem xét dự án có mang lại lợi ích cho đất nước, vùng kinh tế mà dự án định vị hay không? Lợi ích đó được định lượng ở mức bao nhiêu khi mà dự án được đưa vào khai thác? Cụ thể:

Xác định được sự đóng góp của dự án vào mục tiêu phát triển của nền kinh tế và phúc lợi của đất nước.

Những lợi ích mà xã hội thu được qua sự đáp ứng của dự án đối với các mục tiêu chung của nền kinh tế. Sự đáp ứng này có thể xem xét mang tính chất định tính, như: Đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương của nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường…. Hoặc đo lường bằng các chỉ tiêu định lượng, như: Tăng thu cho ngân sách nhà nước, tăng lượng thu hay tiết kiệm ngoại tệ, mức gia tăng số lượng việc làm…

Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện, bao gồm: Toàn bộ nguồn tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động… mà xã hội dành cho dự án, thay vì sử dụng vào các công việc khác.

Như vậy, hiệu quả kinh tế - xã hội dự án chính là kết quả so sánh giữa cái mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình cho dự án với lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế.

Đánh giá kinh tế - xã hội của dự án là nội dung được tiến hành sau khi đã đánh giá về phương diện tài chính của dự án. Đánh giá tài chính là đánh giá dự án trên góc độ vi mô (nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho chủ đầu tư). Đứng trên góc độ xã hội, dự án được coi là có hiệu quả nếu tổng lợi ích mà nó mang lại cho xã hội lớn hơn tổng chi phí mà xã hội phải chi trả, nhưng chi phí xã hội và lợi ích xã hội có thể khác xa so với chi phí và lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy, cần thiết phải đánh giá kinh tế - xã hội dự án đầu tư sau khi đánh giá về phương diện tài chính. Đánh giá kinh tế - xã hội dự án đầu tư là một trong những nội dung quan trọng không chỉ trong quá trình lập, thẩm định để lựa chọn dự án mà còn xuyên suốt cả vòng đời dự án. Việc này có tác dụng trên nhiều mặt không chỉ đối với chủ đầu tư mà còn có ý nghĩa đối với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước và các định chế tài chính trong và ngoài nước. Đối với chủ đầu tư, đánh giá kinh tế - xã hội là căn cứ chủ yếu để chủ đầu tư thuyết phục cơ quan có thẩm quyền nhà nước chấp nhận dự án, và như vậy mới đảm bảo cơ sở pháp lý để có thể tiến hành đầu tư. Mặt khác, nó cũng là căn cứ thuyết phục các định chế tài chính trong và ngoài nước tài trợ vốn cho dự án, đảm bảo tính khả thi của dự án. Đối với các cơ quan có thẩm quyền nhà nước, thì đánh giá kinh tế - xã hội là căn cứ quan trọng để quyết định cho phép đầu tư của dự án, nếu dự án đó chứng minh được nó thực sự đóng góp cho nền kinh tế cũng như đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển đất nước.

Nói tóm lại, khung phân tích, đánh giá để lựa chọn dự án trong giai đoạn lập dự án là một loại đánh giá quan trọng bậc nhất, quyết định đến quá trình lựa chọn dự án để đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá, không có dự án nào hội đủ yêu cầu của mọi tiêu chuẩn cả về mặt định lượng lẫn định tính. Trong thực tế, cho thấy rằng, hy vọng để có một dự án đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của mọi tiêu chuẩn như đã đánh giá là điều không tưởng. Chính vì lẽ đó, trong quá trình đánh giá đòi hỏi các chuyên gia đánh giá phải nắm vững đường lối, chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ để vận dụng các tiêu chuẩn, sắp xếp thứ tự ưu tiên của các tiêu chuẩn, để từ đó, trong từng tình huống cụ thể của từng dự án cụ thể có sự đánh giá, phân tích đúng đắn và thích hợp.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân tích kinh tế - xã hội về việc đánh giá thẩm định về phương diện kinh tế xã hội là một trong những nội dung quan trọng nhất liên quan đến quản lý nhà nước đối với dự án...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân tích kinh tế - xã hội. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 118
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm