Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Một số mô hình tổ chức khác

Một số mô hình tổ chức khác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản trị thực hiện dự án

Đây là mô hình quản trị dự án mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án để quản trị việc thực hiện các công việc dự án theo sự uỷ quyền. Mô hình này thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ, đơn giản về kỹ thuật và gần với chuyên môn của chủ dự án, đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản trị dự án. Để quản trị chủ đầu tư được lập và sử dụng bộ máy có năng lực chuyên môn của mình mà không cần lập ban quản trị dự án.

Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản trị dự án

Hình 3.4. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản trị dự án

2. Mô hình chìa khóa trao tay

Mô hình này là hình thức tổ chức trong đó nhà quản lý không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư - chủ dự án mà còn là "chủ" của dự án. Hình thức chìa khóa trao tay được áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng. Tổng thầu thực hiện dự án có thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ.

Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, khi áp dụng hình thức chìa khóa trao tay chỉ thực hiện đối với các dự án nhóm C, các trường hợp khác phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.

 Hình 3.5. Mô hình chìa khóa trao ta

Hình 3.5. Mô hình chìa khóa trao tay

3. Mô hình tự thực hiện dự án

Chủ đầu tư có đủ khả năng hoạt động sản xuất xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án thì được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án. Hình thức tự thực hiện dự án chỉ áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính chủ đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn huy động từ các nguồn khác). Khi thực hiện hình thức tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng), chủ đầu tư phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình xây dựng.

4. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

Mô hình này là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn để điều hành dự án. Chủ đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp quản trị thực hiện dự án thì phải thuê tổ chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành dự án; chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt tổ chức điều hành dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân có năng lực và có đăng ký về tư vấn đầu tư và xây dựng.

Mô hình chủ nhiệm điều hành dự ánHình 3.6. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

5. Những căn cứ để lựa chọn mô hình tổ chức quản trị dự án phù hợp

Phương pháp quản trị dự án có thể áp dụng hiệu quả cho những trường hợp sau: Dự án có mục tiêu cụ thể; Mang tính đơn chiếc, không liên tục, không thân quen với tổ chức hiện tại; Công việc cụ thể tương tác phức tạp.

Để lựa chọn một mô hình tổ chức quản lý dự án phù hợp cần dựa vào những nhân tố cơ bản như: quy mô dự án, thời gian thực hiện, công nghệ sử dụng, độ bất định và độ rủi ro của dự án, địa điểm thực hiện dự án, nguồn lực và chi phí cho dự án, số lượng dự án thực thi trong cùng thời kỳ và tầm quan trọng của nó…, ngoài ra khi xem xét lựa chọn một mô hình tổ chức dự án, cũng cần phân tích bốn tham số rất quan trọng khác là phương thức thống nhất các nỗ lực, cơ cấu quyền lực, mức độ ảnh hưởng và hệ thống thông tin. Mỗi mô hình tổ chức quản trị dự án có thể áp dụng hiệu quả trong một số trường hợp nhất định. Mô hình tổ chức quản trị dự án theo chức năng thích hợp với những dự án mà mục tiêu chính là áp dụng công nghệ chứ không phải là tối thiểu chi phí hoặc phản ứng nhanh trước những thay đổi của thị trường hoặc đối với những dự án đòi hỏi đầu tư lớn vào máy móc thiết bị. Mô hình tổ chức chuyên trách dự án áp dụng có hiệu quả trong trường hợp có một số dự án tương tự nhau được thực hiện hoặc trong trường hợp thực hiện những công việc mang tính duy nhất, yêu cầu cụ thể cao, đòi hỏi quản lý tỷ mỷ, chi tiết lại không phù hợp với lĩnh vực chức năng nào. Mô hình tổ chức quản trị dự án dạng ma trận áp dụng khá thích hợp đối với những dự án có yêu cầu công nghệ phức tạp, đòi hỏi có sự tham gia thường xuyên của nhiều bộ phận chức năng chuyên môn nhưng lại cho phép các chuyên gia có thể cùng lúc đồng thời tham gia vào nhiều dự án khác nhau.

Trong thực tế ứng dụng, các nhân tố ảnh hưởng nhiều ít khác nhau, nên việc lựa chọn mô hình quản trị nào cho phù hợp là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng.

Nhân tố ảnh hưởng

Mô hình tổ chức theo chức năng

Mô hình chuyên trách quản trị dự án

Mô hình tổ chức theo ma trận

Tính thay đổi

Thấp

Cao

Cao

Kỹ thuật sử dụng

Tiêu chuẩn

Mới

Phức tạp

Mức độ phức tạp của dự án

Thấp

Cao

Trung bình

Thời gian thực hiện

Ngắn

Dài

Trung bình

Quy mô dự án

Nhỏ

Lớn

Trung bình

Tầm quan trọng của dự án

Thấp

Cao

Trung bình

Tính phối hợp trong nội bộ tổ chức, doanh nghiệp

Yếu

Mạnh

Trung bình

Tính phối hợp với các bộ phận bên ngoài tổ chức

Mạnh

Yếu

Trung bình

Tính hạn chế về thời gian

Yếu

Mạnh

Trung bình

Bảng 3.1. Nhân tố ảnh hưởng và mức độ phù hợp của các mô hình quản trị dự án

Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng sự thành công của dự án có mối liên hệ chặt chế với mức độ tự chủ và trao quyền hạn cho nhà quản lý dự án đối với dự án do anh ta quản lý. Tuy nhiên những nghiên cứu này mới chỉ cho chúng ta biết những gì là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án tức là các nghiên cứu mới xét đến các yêu cầu của dự án chứ chưa tính đến các yêu cầu của công ty. Dự án được coi là thành công khi đóng góp cho sự phát triển của công ty cho nên lựa chọn một cơ cấu tổ chức dự án phù hợp cần phải xét đến cả các yêu cầu của công ty và đặc điểm của dự án

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Một số mô hình tổ chức khác về đặc điểm của một số mô hình như:: mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản trị thực hiện dự án, mô hình chìa khóa trao tay, mô hình tự thực hiện dự án...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Một số mô hình tổ chức khác. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 147
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm