Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam

Văn mẫu lớp 7: Phân tích nhân vật Sơn trong truyện ‘Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 8 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý phân tích nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa

I. Mở bài

Giới thiệu khái quát về nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.

II. Thân bài

1. Khái quát chủ đề của truyện

– Chủ đề của truyện xoay quanh những đứa trẻ và sự khác biệt giữa những đứa trẻ lớn lên trong gia đình giàu có và những đứa tre nghèo khổ tận cùng của xã hội.

2. Nhân vật Sơn

– Sơn là một đứa trẻ được yêu thương: từ mẹ và từ chị

=> Bởi vì nhận được sự yêu thương nên Sơn cũng biết trao đi yêu thương.

– Sơn là một cậu bé hòa đồng, thân thiện

  • Sơn và chị mặc dù nhà có khá giả hơn nhưng vẫn thân mật chơi đùa với mấy đứa trẻ con ở dãy nhà lá, chứ không kiêu kì, và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
  • Sơn còn chủ động chơi với chúng: Sơn thấy chị gọi Hiên không lại thì tự bước đến gần.

– Sơn là một cậu bé biết thương người

  • Thấy thương khi nhắc đến em Duyên
  • Đem cho Hiên cái áo bông cũ
  • Trong lòng thấy ấm áp, vui vui khi được cho người khác chiếc áo ấm
  • Mặc dù sau đó lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy vội ra chợ tìm Hiên, ra cánh đồng

=> Tâm lí chung của trẻ nhỏ, không phải biểu hiện của việc thay đổi.

3. Đánh giá chủ đề và ý nghĩa nhân vật

– “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương.

– Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

III. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận.

Phân tích nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa mẫu 1

Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn – nhân vật chính của tác phẩm.

Truyện mở đầu với việc nhà văn miêu tả khung cảnh thời tiết vào mùa động. Trong hoàn cảnh đó, Sơn thức dậy và thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Sau đó, khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn được Thạch Lam khắc họa thật giản dị.

Mẹ của Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, sau đó mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”.

Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Có thể thấy, nhân vật Sơn hiện lên là một cậu bé giàu tình cảm.

Sơn sống trong một gia đình khá giả. Cậu được mẹ quan tâm, chăm sóc rất chu đáo. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với những đứa trẻ em nghèo ngày xưa là cả một niềm mơ ước.

Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”.

Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Ở đây, nhân vật Sơn tiếp tục hiện lên là một cậu bé hòa đông, thân thiện.

Không chỉ vậy, Sơn còn giàu lòng yêu thương. Khi nhìn thầy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà.

Sơn đã nói với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo chứa đựng tấm lòng đồng cảm sâu sắc.

Như vậy, có thể “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

Phân tích nhân vật Sơn mẫu 2

Trong “Gió lạnh đầu mùa”, nhân vật Sơn đã được nhà văn khắc họa để gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của mình.

Tác phẩm mở đầu bằng những cụm từ tinh tế miêu tả thiên nhiên qua các mùa. Mùa đông đã đến, trong hoàn cảnh này nhân vật Sơn hiện lên với những hành động và suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ như thế. Sơn tung chăn tỉnh dậy thì thấy mọi người trong nhà, mẹ và em gái đã dậy, nhóm bếp nấu chè. Và Sơn cũng được mẹ mặc cho chiếc áo bông màu đỏ và chiếc áo trấn thủ, ngoài mặc chiếc áo vải sẫm màu. Các chi tiết cho thấy Sơn là một cậu bé sinh ra trong một gia đình giàu có, cậu luôn nhận được sự yêu thương, chăm sóc của mọi thành viên trong gia đình.

Không những thế Thạch Lam còn khắc họa được tính cách của nhân vật này. Sơn là một cậu bé tình cảm và tốt bụng. Tôi nghe kể về Duyên - người chị gái tội nghiệp của Sơn đã chết khi cô ấy bốn tuổi. Khi thấy cô bảo mẫu “với tay lấy chiếc áo lật đi lật lại xem, mân mê những đường chỉ”, Sơn cảm thấy “nhớ cô, sờ cô và thương cô lắm”. Anh cũng xúc động khi thấy mẹ mình "hơi rưng rưng nước mắt". Sơn luôn thân thiện và chơi đùa với lũ trẻ hàng xóm - cháu Cúc, cháu Xuân, con chị Tí, cháu Túc - những đứa trẻ nghèo của xóm trợ.

Nhưng cảm động nhất là hành động của Sơn khi thấy Hiền - cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Khi thấy Hiền đứng “co ro” bên quầy bar, trong gió lạnh chỉ mặc độc chiếc áo sơ mi “tả tơi”, “hở cả lưng, hở hai tay”, Sơn chợt nhớ mẹ Hiền nghèo lắm, nhớ Duyên của ngày hôm nay. . Trước đây, anh luôn chơi với Hiền trong vườn. Một ý hay nảy ra trong đầu Sơn, đó là đem chiếc áo bông cũ của Duyên cho Hiền. Nghĩ vậy, anh nói với em gái mình và được cô đồng ý. Lan “háo hức” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn, anh lặng lẽ đứng chờ, trong lòng cảm thấy “ấm áp vui sướng”. Truyện có giọng văn nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, nhân vật Sơn được thể hiện sinh động. Với nhân vật Sơn, nhà văn đã gửi gắm bài học quý giá về tình người trong cuộc sống.

Truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" có cốt truyện đơn giản nói về chuyện cho áo, trả áo rét giữa ba đứa trẻ và hai người mẹ nơi phố huyện nghèo, cách chúng ta ngày nay trên 60 năm trời. Đúng như có ý kiến đã cho rằng: "Truyện tuy có nói đến gió lạnh nhưng lại ấm áp tình đời và tình người".

Phân tích nhân vật Sơn trong truyện ‘Gió lạnh đầu mùa” mẫu 3

Trong truyện không thấy nói đến bố. Hay là Sơn mồ côi bố? Hay là bố Sơn đi làm ăn nơi xa? Sơn ở nhà với mẹ, với chị Lan, với vú già, với em nhỏ…

Sáng sớm ngủ dậy khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về, trời trắng đục, gió vi vu, khóm lan trong chậu ‘rung động và hình như sắt lại vì rét’. Sơn cũng thấy lạnh, em kéo chăn lên đầu rồi cất tiếng gọi mẹ. Một chén nước nóng mẹ đưa cho em ‘ấp vào mặt, vào má cho ấm’, một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại phủ cái áo vải thâm, em mặc vào, đứng trên giường quay đi quay lại bốn lần để mẹ ngắm… Những chi tiết ấy cho biết Sơn còn bé nhỏ, ngây thơ, em rất được mẹ yêu. Không một tiếng khóc, một lời vòi vĩnh, Sơn đã cùng chị Lan đi chơi vì em biết lũ bạn con nhà nghèo xóm láng ‘đang đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo’. Gặp các bạn, khi chúng nó đến ngắm cái áo đẹp của Sơn, em cũng hồn nhiên ngây thơ như bất cứ đứa trẻ con nào, Sơn cũng ‘ưỡn ngực’ khoe áo mới: ‘Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một chiếc áo nhiều tiền hơn nữa kia’. Đúng là tâm lý đáng yêu: ‘Già được bát canh, trẻ được manh áo mới’.

Sơn là một em bé rất giàu tình cảm.Anh em như thể chân tay… Sơn đối với em đầy tình thương. Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn ‘kéo chăn lên đắp cho em’ đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – ‘Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá’. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Em rất yêu mẹ, vâng lời mẹ, lễ phép với vú già, biết tôn trọng chị. Sơn là một đứa bé được mẹ chăm sóc và dạy bảo nên em rất ngoan.

Sơn là một em bé sống với bạn bè rất có tình người.Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì ‘kiêu kì và khinh khỉnh’ với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế mới thấy chị em Sơn đến, chúng nó ‘lộ vẻ vui mừng’. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Trời lạnh mà chúng nó vẫn ‘ăn mặc không khác ngày thường, vần những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ’, và ‘môi chúng nó tím lại…’, chỗ áo quần rách ‘da thịt thâm đi’. Mỗi lần làn gió lạnh thổi qua, các bạn nhỏ của Sơn ‘lại run lên’ và ‘hai hàm răng đập vào nhau’. Biết quan tâm tới đồng loại, biết san sẻ, cảm thông với bạn bè chỉ có ở những trái tim nhân ái, những tấm lòng nhân hậu. Sơn đã chơi, đã sống với bạn bằng trái tim nhân ái, bằng tấm lòng nhân hậu như thế!

Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên ‘co ro đứng bên cột quán’, chỉ mặc có ‘manh áo rách tả tơi hở cả lưng và tay’, chị Lan gọi,'nó cũng không đến… Nghe cái Hiên ‘bịu xịu’ nói với chị Lan là ‘hết áo rồi, chỉ còn cái áo này’, bấy giờ Sơn mới chợt nhớ ra ‘mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa’. Sơn đã ‘động lòng thương’ bạn và một ‘ý nghĩ tốt thoảng qua’… Sơn đã nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Sơn thấy lòng mình ‘ấm áp vui vui’ khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. Sao không ‘ấm áp vui vui’ được vì một miếng khi đói bằng một gói khi no.Đâu phải là một sự bố thí ban ơn! Đó là một nghĩa cử san sẻ tình thương đồng loại ‘lá lành đùm lá rách’.Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tình cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ thế mà mẹ em đã biết cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào đem về mua áo cho con.

Sơn và chị Lan đã ‘cúi đầu lặng im’ nhận lỗi. Mẹ đã ôm hai em vào lòng, âu yếm nhẹ trách: ‘dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?’. Hai chị em Lan và Sơn đã được dạy bảo, được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương nên Sơn và chị mới biết thương bạn, mới biết ‘thương người như thể thương thân’ vậy.

Sơn là một trong những gương mặt tuổi thơ trong truyện Thạch Lam rất đáng yêu, đáng mến. Thạch Lam đôn hậu, tinh tế nên văn ông mới đậm đà và cho ta nhiều nhã thú. Trong gió lạnh đầu mùa mà lòng Sơn ấm áp biết bao!

....................

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích nhân vật Sơn trong truyện ‘Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Hy vọng rằng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Văn lớp 8. Để xem thêm các tài liệu Ngữ văn lớp 8, mời các bạn vào chuyên mục Ngữ Văn 8 Cánh diều trên VnDoc nhé.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Soạn bài lớp 8, Ngữ Văn 8... mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Chúc các bạn học tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Cánh diều

    Xem thêm