Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích sức ép của nhà cung cấp và khách hàng

Phân tích sức ép của nhà cung cấp và khách hàng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Phân tích sức ép của nhà cung cấp và khách hàng

Phân tích sức ép của nhà cung cấp

Nhà cung cấp là những cá nhân, tổ chức cung cấp các nguồn lực (sản phẩm, dịch vụ, nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị, tài chính, nhân lực…) cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.Có thể xem nhà cung cấp như một nguy cơ khi họ đòi nâng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm cung cấp khi đó họ làm cho lợi nhuận của công ty sụt giảm.

Các nhà cung cấp có khả năng gây áp lực cho doanh nghiệp trong các trường hợp:

  • Số lượng nhà cung cấp ít
  • Tính chất thay thế các yếu tố đầu vào là khó
  • Ngành kinh doanh của công ty không quan trọng đối với nhà cung cấp hoặc số lượng mua chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản lượng của nhà cung cấp.
  • Khi người mua phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung cấp
  • Khi các nhà cung ứng đe dọa hội nhập về phía trước

Phân tích sức ép của khách hàng

Khách hàng là những cá nhân tổ chức có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng là mối quan hệ giữa người mua và người bán là mối quan hệ tương quan thế lực. Khách hàng là đối tượng có ảnh hưởng rất mạnh trong các chiến lược kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều hướng vào khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, kích thích sự quan tâm, thúc đẩy khách hàng đến với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu môi trường kinh doanh để hoạch định các chiến lược, thông tin về khách hàng được các nhà quản trị thu thập, phân tích và đánh giá đầu tiên, qua đó, nhà quản trị có cơ sở lựa chọn khách hàng mục tiêu, phát triển các chính sách và chương trình hành động nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu, mong muốn của khách hàng trong từng thời kỳ. Mặt khác, hiểu biết khách hàng còn giúp doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện các hoạt động marketing, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại, phát triển được khách hàng mới.

Khách hàng có khả năng gây áp lực đối với nhà cung cấp trong các điều kiện sau:

Khi có ít người mua: có nhiều nhà cung ứng có quy mô vừa và nhỏ trong ngành cung cấp trong khi đó người mua là một số ít và có quy mô lớn; người mua có thể cấu kết với nhau để chèn ép người bán.

Khi người mua mua một sản lượng lớn và tập trung: trường hợp này người mua có thể sử dụng ưu thế mua của họ như một ưu thế để mặc cả cho sự giảm giá không hợp lý.

Khi người mua bao tiêu sản phẩm của người bán: lúc này sự tồn tại của người bán hoàn toàn phụ thuộc vào người mua thì sức mạnh đàm phán, trả giá của họ sẽ rất lớn, người mua có thể thao túng và ép giá người bán.

Khi các sản phẩm không có tính khác biệt và là các sản phẩm cơ bản thì khách hàng dễ dàng có được sản phẩm từ các nguồn cung ứng khác nhau. Điều này đẩy những người bán vào tình thế cạnh tranh để giành khách hàng, thị trường và dẫn tới những cuộc chiến về giá.

Khi khách hàng đe doạ hội nhập về phía sau: bằng cách mua đứt người bán, hay tự đầu tư và khép kín quá trình sản xuất. Sự hội nhập về phía sau nhằm cung cấp các sản phẩm có chất lượng, an toàn và chủ động hơn.

Sản phẩm của doanh nghiệp không giữ vai trò quan trọng, quyết định đối với chất lượng sản phẩm của người mua khi đó sức mạnh đàm phán của người mua sẽ lớn, họ có thể tạo sức ép với doanh nghiệp và đe dọa giảm lợi nhuận ngành.

Khi khách hàng có đầy đủ thông tin về thị trường như nhu cầu, giá cả của các nhà cung cấp thì áp lực mặc cả của họ lại càng lớn.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân tích sức ép của nhà cung cấp và khách hàng về phân tích sức ép của khách hàng và phân tích sức ép của nhà cung cấp...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân tích sức ép của nhà cung cấp và khách hàng. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính có trong bài rồi đúng không ạ? Bài viết phân tích cho chúng ta thấy được sức ép của nhà cung cấp và sức ép của khách hàng. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm