Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương pháp cân đối

Phương pháp cân đối được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Khái nim

Phương pháp cân đối trong phân tích kinh doanh là đặt đối tượng nghiên cứu vào các trường hợp giả định khác nhau. Từ đó, lần lượt xác định và loại trừ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của đối tượng nghiên cứu.

Nhưng khác với phương pháp loại trừ là phương pháp đòi hỏi mối quan hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu là mối quan hệ chặt (mối quan hệ tích số hoặc thương số hoặc là kết hợp tích số với thương số), trong phương pháp cân đối mối quan hệ giữa các nhân tố là mối quan hệ lỏng (quan hệ dạng tổng số hoặc hiệu số hoặc kết hợp tổng số với hiệu số).

2. Mục đích

Mục đích của các nhà phân tích khi sử dụng phương pháp cân đối là tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế.

3. Điều kin áp dụng

Phương pháp cân đối được sử dụng khi giữa các nhân tố có mối quan hệ tổng đại số đến chỉ tiêu phân tích.

4. Nội dung của phương pháp cân đi

Để tính ảnh hưởng của một nhân tố nào đó người ta chỉ việc tính chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của bản thân nhân tố đó. Tổng hợp các nhân tố phải bằng đối tượng cụ thể của phân tích.

Có thể khái quát phương pháp cân đối theo mô hình sau:

Giả sử D là chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu và D chịu ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c. Các nhân tố này có quan hệ tổng số, hiệu số với D.

- Phương trình kinh tế: D = a + b - c

Kỳ phân tích: D1 = a1 + b1 - c1

Kỳ gốc: Dk = ak + bk – ck

- Đối tượng phân tích: ∆D = D1 – Dk

Xác định mức ảnh hưởng của nhân tố a: ∆D(a) = a1 - ak

Xác định mức ảnh hưởng của nhân tố b: ∆D(b) = b1 bk

Xác định mức ảnh hưởng của nhân tố c: ∆D(c) = - (c1 ck)

(Dấu (-) trước (c) biểu hiện tác động của nhân tố c ảnh hưởng ngược chiều đến chỉ tiêu phân tích).

- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:

∆D = D1 – Dk = ∆ D(a) + ∆ D(b) + ∆ D(c)

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phương pháp cân đối về khái niệm, ý nghĩa và điều kiện áp dụng, nội dung của phương pháp cân đối...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phương pháp cân đối. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm