Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương pháp nghiên cứu môn học và vị trí của môn học Kinh tế thương mại

Phương pháp nghiên cứu môn học và vị trí của môn học Kinh tế thương mại được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế thương mại đại cương để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Phương pháp nghiên cứu môn học và vị trí của môn học Kinh tế thương mại

Kinh tế thương mại là môn học kinh tế ngành. Là môn khoa học xã hội nên các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng nghiên cứu kinh tế thương mại.

Phương pháp duy vật biện chứng đòi hỏi phải nghiên cứu các sự vật và các hiện tượng trong sự vận động và trong mối quan hệ tác động qua lại với các hiện tượng và sự vật khác. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, và quá trình phát triển không ngừng của các hiện tượng và sự vật là sự tích lũy những biến đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất.

Trong khi đó, phương pháp duy vật lịch sử đòi hỏi nghiên cứu sự vật, hiện tượng ở thực tại nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với quá khứ, lịch sử của sự vật và hiện tượng đó. Nhờ vậy mà có thể dự báo được xu hướng vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng trong tương lai.

Thương mại là một hệ thống kinh tế với sự tham gia của nhiều yếu tố cấu thành. Vì vậy phương pháp tiếp cận hệ thống cũng cần thiết sử dụng làm phương pháp nghiên cứu môn học.

Ngoài ra môn học còn sử dụng nhiều phương pháp khác như điều tra xã hội, phân tích thống kê và mô hình hóa nhằm phân tích tổng hợp, diễn dịch và quy nạp...nhằm làm rõ nội dung và đặc thù của môn học.

Trong kinh tế thương mại cũng như các môn khoa học xã hội nói chung, phương pháp trừu tượng hóa khoa học có ý nghĩa rất to lớn. Trừu tượng hóa cho phép gạt bỏ những yếu tố cụ thể, ngẫu nhiên, rời rạc, để tìm thấy những cái điển hình, bền vững, ổn định, có tính phổ biến, trên cơ sở đó chỉ ra bản chất của các hiện tượng, phát hiện ra các quy luật và tính quy luật vận động của các hiện tượng các mối quan hệ kinh tế thương mại.

Kinh tế thương mại là môn học chuyên môn chính trong chương trình đào tạo cử nhân kinh tế thương mại của trường đại học Thương mại. Ngoài ra kinh tế thương mại đại cương giữ vị trí của môn học cơ sở của các chuyên ngành quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, tài chính và kế toán thương mại và các chuyên ngành khác của trường đại học thương mại.

Kinh tế thương mại có quan hệ chặt chẽ với các môn khoa học khác như kinh tế học, kinh tế chính trị học, kinh tế phát triển, lịch sử các học thuyết kinh tế... Kinh tế thương mại sử dụng các khái niệm và phạm trù đó trong lĩnh vực lưu thông và trao đổi buôn bán các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phương pháp nghiên cứu môn học và vị trí của môn học Kinh tế thương mại về phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, và quá trình phát triển không ngừng của các hiện tượng và sự vật là sự tích lũy những biến đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Phương pháp nghiên cứu môn học và vị trí của môn học Kinh tế thương mại. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm