Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân loại Thương mại

Chúng tôi xin giới thiệu bài Phân loại Thương mại được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế thương mại đại cương để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Theo phạm vi hoạt động thương mại

Người ta phân thành Thương mại nội địa (nội thương) và Thương mại Quốc tế (ngoại thương)

Thương mại nội địa có thể được phân thành: Thương mại thành thị và Thương mại nông thôn, Thương mại vùng đặc biệt,thương mại biên giới, thương mại vùng sâu, vùng xa, ...

Thương mại nội địa phản ánh những quan hệ kinh tế thị trường của các chủ thể kinh tế của một quốc gia. Các hoạt động thương mại nội địa về cơ bản diễn ra trong phạm vi biên giới của một quốc gia.

Thương mại Quốc tế bao gồm việc mua bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia có thể ở phạm vi toàn cầu (WTO), có thể ở phạm vi khu vực (EU, ASEAN ...) hoặc thương mại song phương giữa 2 quốc gia. Thương mại quốc tế phản ánh những mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các chủ thể kinh tế của các quốc gia với nhau. Chúng tuân thủ những luật lệ và những thông lệ buôn bán toàn cầu, khu vực và các hiệp định thương mại ký kết song phương giữa các quốc gia.

Trong hoạt động ngoại thương, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài và nhập khẩu là việc mua hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài.

Ngoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ rất lâu, nhưng ngoại thương chỉ thực sự phát triển trong thời đại Tư bản chủ nghĩa. Ngày nay toàn cầu hóa kinh tế thế giới và tự do hóa thương mại là một xu hướng phổ biến, thì sự phát triển ngoại thương hết sức mạnh mẽ. Ngoại thương không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là sự trao đổi buôn bán với bên ngoài mà thực chất cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác ngoại thương tham gia vào phân công lao động quốc tế.

Thương mại nội địa diễn ra trên thị trường nội địa, ngoại thương là hoạt động thương mại diễn ra trên thị trường quốc tế. Thị trường thế giới và thị trường nội địa là những thị trường khác nhau vì vậy thương mại nội địa và ngoại thương được thực hiện theo những hình thức và phương pháp hoàn toàn không giống nhau.

2. Theo các khâu của quá trình lưu thông

Người ta phân thành Thương mại bán buôn và thương mại bán lẻ.

Thương mại bán buôn chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực buôn bán các sản phẩm vật thể. Chủ thể của hoạt động thương mại bán buôn là những nhà sản xuất và thương gia. Chúng phản ánh các mối quan hệ kinh tế thương mại giữa những nhà sản xuất, giữa nhà sản xuất với thương gia và giữa những người thương gia với nhau. Khi hoàn thành các hoạt động mua bán buôn, hàng hóa vẫn chưa kết thúc quá trình lưu thông, chúng nằm lại trong khâu sản xuất để sau khi kết thúc sản xuất lại tiếp tục quay trở lại lưu thông hoặc vẫn nằm trong lưu thông để chờ bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Thương mại bán lẻ: phản ánh mối quan hệ buôn bán hàng hóa và các dịch vụ giữa những nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ hoặc các thương gia với bên kia là những người tiêu dùng cuối cùng. Khi hoàn thành các hoạt động mua, bán lẻ hàng hóa sẽ kết thúc quá trình lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của xã hội.

Sự phân biệt giữa thương mại bán buôn và thương mại bán lẻ dựa chủ yếu về sự khác biệt theo các khâu của quá trình lưu thông của sản phẩm. Bất kỳ mối quan hệ thương mại nào mà một bên có sự tham gia của người tiêu dùng cuối cùng quan hệ thương mại đó thuộc về thương mại bán lẻ và ngược lại thì đó là thương mại bán buôn.

Các hoạt động bán buôn diễn ra ở các chợ đầu mối, thị trường với trung tâm buôn bán trong nước và quốc tế… Ngược lại, hoạt động bán lẻ diễn ra ở các chợ, các cửa hàng chuyên doanh, tổng hợp, các siêu thị, hội chợ thương mại…

3. Theo đối tượng của hoạt động thương mại

Người ta phân thành thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ.

Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ là những khái niệm phân biệt với nhau chủ yếu dựa vào sự khác biệt về đối tượng của hoạt động trao đổi trong thương mại. Nếu thương mại hàng hóa về cơ bản là trao đổi các sản phẩm hữu hình thì Thương mại dịch vụ là lĩnh vực trao đổi, mua bán các sản phẩm “vô hình” .

Thương mại dịch vụ là lĩnh vực rất rộng và phức tạp. Trong nền kinh tế hiện đại, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thương mại dịch vụ tồn tại song song cùng thương mại hàng hóa và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của xã hội hiện đại.

Thương mại hàng hóa gồm thương mại hàng tư liệu sản xuất và thương mại hàng tiêu dùng. Người ta có thể phân chia thương mại theo từng nhóm hàng. Ví dụ: Thương mại về hàng công nghiệp, hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản,hay theo mặt hàng Ví dụ như: gạo, cà phê, chè hay sắt thép, máy nông nghiệp...

4. Theo kỹ thuật trao đổi, buôn bán

Người ta phân thành thương mại truyền thống và thương mại điện tử.

Sự phân biệt giữa hai khái niệm này dựa trên sự khác biệt về các phương thức mua bán trong thương mại. Các phương thức mua bán trong thương mại truyền thống được xẩy ra trong môi trường tự nhiên ở đó người mua, người bán thường tiếp xúc trực tiếp trên thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau.Trong thương mại truyền thống người mua người bán gặp gỡ trực tiếp, tiến hành các giao dịch mua bán ở các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm... thương mại truyền thống đã có từ rất lâu cùng với sự ra đời của trao đổi.

Ngược lại, thương mại điện tử là một phương thức trao đổi mua bán bằng phương pháp điện tử trong môi trường điện tử. Thương mại điện tử chỉ xuất hiện trong xã hội hiện đại. Hiện nay thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh chóng trên toàn thế giới và đó là xu hướng phát triển tất yếu vừa là yếu tố hợp thành của nền kinh tế số hóa.

Theo định nghĩa phổ biến hiện nay, thương mại điện tử là phương thức hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử, là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch.

Các phương tiện điện tử được sử dụng trong phương thức mua bán này rất đa dạng: điện thoại, máy fax, truyền hình,các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử, các mạng nội bộ (intranet), mạng ngoại bộ (extranet), mạng toàn cầu internet…

Cần lưu ý rằng “Thương mại điện tử” còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với cách hiểu thông thường chỉ là buôn bán các hàng hóa và dịch vụ. Trong thực tế, áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của gần như tất cả các hoạt động kinh tế.

Thương mại điện tử sẽ trở thành phương thức thương mại phổ biến trong xã hội tương lai, tuy nhiên thương mại truyền thống vẫn giữ nguyên giá trị về kinh tế và văn hóa, nó vẫn tồn tại song song cùng với thương mại điện tử mặc dù kinh tế thị trường và thương mại thế giới không ngừng mở rộng và phát triển.

5. Phân loại theo mức độ cản trở thương mại

Người ta phân thành thương mại có bảo hộ và thương mại tự do hóa.

Thương mại bảo hộ thường được các quốc gia áp dụng trong một số lĩnh vực nhạy cảm để bảo vệ các lợi ích quốc gia hoặc để bảo vệ sản xuất trong nước, nhất là đối với những ngành công nghiệp non trẻ, mới hình thành. Các biện pháp thường được sử dụng trong thương mại bảo hộ là thuế quan và các biện pháp phi thuế quan như: các biện pháp hành chính, cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép, các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn… đồng thời các quốc gia còn có thể áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đối với sản xuất trong nước.

Thương mại tự do hóa được thể hiện qua việc xóa bỏ và giảm thiểu hàng rào thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho các thương nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa trong nước và quốc tế lưu thông thông suốt. Thương mại tự do hóa có nhiều cấp độ và hình thức khác nhau.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân loại Thương mại về  hoạt động ngoại thương, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài và nhập khẩu là việc mua hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Phân loại Thương mại. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm