Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Khái niệm

Phương pháp so sánh trong phân tích kinh doanh là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu.

2. Mục đích

Như vậy, qua khái niệm đã nêu ta có thể xác định các mục đích chính khi sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là:

  • Để biết được tốc độ hay xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế và quá trình kinh tế.
  • Để biết được mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch.
  • Để biết được mức độ tiên tiến hay lạc hậu trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao giữa các doanh nghiệp cùng loại.

3. Điều kiện để thực hiện các phương pháp so sánh

Để thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là: Phải tồn tại ít nhất 2 chỉ tiêu (hoặc 2 đại lượng).

Các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất:

Về thời gian: Các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên cả 3 mặt:

  • Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.
  • Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán.
  • Phải cùng một đơn vị đo lường.

Về không gian: Các chỉ tiêu phải được qui đổi về cùng một qui mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

4. Lựa chọn gốc so sánh

Gốc so sánh thường được xác định theo thời gian (thời kỳ, thời điểm) hoặc không gian hoặc cả thời gian và không gian tùy thuộc vào điều kiện và mục đích phân tích cụ thể.

Gắn liền với gốc so sánh là trị số của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu ở kỳ gốc (hoặc điểm gốc).

Kỳ gốc (hay điểm gốc) là khái niệm dùng để chỉ thời kỳ hay thời điểm hoặc điểm không gian được chọn làm căn cứ (gốc) để so sánh.

Kỳ so sánh (hay điểm so sánh) là khái niệm dùng để chỉ thời kỳ hay thời điểm hoặc điểm không gian được chọn để so sánh. Kỳ so sánh hay điểm so sánh còn được gọi là kỳ phân tích hay điểm phân tích. Gắn liền với kỳ hoặc điểm phân tích là trị số của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu ở kỳ phân tích (hoặc điểm phân tích).

Gốc so sánh về mặt thời gian:

* Mục đích:

Khi phân tích thường so sánh hiện tại với quá khứ để đánh giá kết quả đạt được, mức độ và xu hướng tăng trưởng của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.

Để đạt được mục đích này người ta thường:

So sánh giữa kết quả của kỳ thực tế với nhiệm vụ đặt ra ở kỳ kế hoạch nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của đối tượng nghiên cứu.

So sánh giữa kết quả thực tế của kỳ này với kết quả thực tế của kỳ trước nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu.

- Gốc so sánh về mặt không gian

* Mục đích:

Để xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp, đánh giá mức độ phấn đấu của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

* Để đạt được mục đích này người ta thường:

So sánh giữa kết quả thực hiện với các thông số kinh tế kỹ thuật trung bình hay tiên tiến giúp đánh giá mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu của doanh nghiệp khác tương đương, điển hình hoặc doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp.

So sánh số liệu thực hiện với mức hợp đồng đã ký, tổng nhu cầu,... để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

So sánh các thông số kinh tế kỹ thuật của các phương án kinh tế khác nhau để lựa chọn phương án tối ưu.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phương pháp so sánh về khái niệm, mục đích và điều kiện để thực hiện các phương pháp so sánh, lựa chọn gốc so sánh...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phương pháp so sánh. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm