Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quan điểm cực đoan về vai trò của Khu vực công

Quan điểm cực đoan về vai trò của Khu vực công được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Quan điểm cực đoan về vai trò của Khu vực công

Không phải tất cả các nhà tư duy xã hội của thế kỷ 19 đều bị lập luận "bàn tay vô hình" của Smith thuyết phục. Từ thực trạng về bất bình đẳng thu nhập, cảnh thất nghiệp đói nghèo của nhiều người lao động, những nhà tư tưởng xã hội như Karl Marx, Sismondi và Robert Owen, đã cố gắng để không chỉ đưa ra những học thuyết giải thích cho những gì họ thấy, mà còn đưa ra những cách thức mà xã hội có thể tổ chức lại. Đối với nhiều người, những tệ nạn trong xã hội bị quy cho là do chế độ sở hữu tư nhân về tư bản; cái mà Adam Smith cho là đức hạnh thì họ cho là điều xấu xa. Karl Marx là người nổi bật trong số những người ủng hộ vai trò lớn hơn của Nhà nước trong việc kiểm soát tư liệu sản xuất. Học thuyết của Marx được Lenin phát triển và vận dụng thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917, xây dựng thành công Nhà nước vô sản Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (gọi tắt là Liên Xô) và là tiền đề phát triển thành hệ thống Xã hội Chủ nghĩa ở nhiều quốc gia Đông Âu, Á, Mỹ La tinh cho đến sự kiện bức tường Berlin sụp đổ năm 1990.

Lập luận cơ bản của Marx cho rằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Cuộc đấu tranh giai cấp này tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của giai cấp tư sản. Khi đó, con đường đi đến một xã hội cộng sản không có giai cấp sẽ được mở ra, trong đó các phương tiện sản xuất sẽ thuộc về sở hữu công cộng. Các xí nghiệp đều bị xã hội hóa và sản xuất được điều phối chung bởi một nền kinh tế có kế hoạch. Sự quyết định về sản xuất và phân phối hàng hóa cần phải được tiến hành trong sự đồng thuận với tất cả các thành viên của xã hội. Phương thức sản xuất tư bản dần dần sẽ được thay thế bằng phương thức sản xuất cộng sản và cuối cùng sẽ dẫn đến chủ nghĩa cộng sản.

Với lý thuyết này, tất cả các nước thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa (ngay sau khi giành được chính quyền) đều phá bỏ triệt để cấu trúc và các quan hệ kinh tế tồn tại trước đó để xây dựng nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung (central planning economy), hay còn được gọi là nền kinh tế mệnh lệnh (command economy). Theo mô hình này, Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Cơ chế quản lý kinh tế này có đặc trưng cơ bản là Nhà nước quản lý và kế hoạch hóa nền kinh tế một cách tập trung, thống nhất từ chính quyền trung ương.

Tính pháp lệnh thể hiện ở chỗ: Nhà nước xây dựng các chỉ tiêu một cách chủ quan, sau đó đưa xuống cho các doanh nghiệp, thậm chí cả hợp tác xã để thực hiện; Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở của các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao; Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức nhà máy, nhân sự, tiền lương... đều do các cấp có thẩm quyền quyết định; Mọi sự thay đổi trong kế hoạch và tổ chức thực hiện đều phải báo cáo lên cơ quan chủ quản, khi nào được chấp nhận mới được triển khai.

Hệ thống chỉ tiêu gồm: sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và phân phối cho ai; nguồn lực sản xuất gồm: vốn, vật tư, nhân lực; giá bán các loại sản phẩm đều nằm trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước. Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp đối với mọi đơn vị cấp dưới và doanh nghiệp Nhà nước, kể cả hợp tác xã. Đầu vào của các doanh nghiệp – các yếu tố sản xuất do Nhà nước cấp hoàn toàn. Do vậy toàn bộ sản phẩm làm ra đều phải giao nộp lại để Nhà nước phân phối.

Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh; cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh. Nguồn lực được phân bổ hoàn toàn theo cách thức hành chính cho các xí nghiệp và đơn vị sản xuất. Chế độ tài chính của Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc thu đủ, chi đủ; nghĩa là Nhà nước sẽ thu lợi nhuận khi có lãi, và ngược lại cũng sẽ bù cho các xí nghiệp khi bị lỗ.

Tất cả các mặt hàng quan trọng trong đời sống nhân dân được Nhà nước quản lý và phân phối theo khẩu phần thông qua hệ thống tem phiếu. Gạo được phân phối cho khu vực cán bộ/công nhân viên chức và nhân dân khu vực đô thị theo mức giá thống nhất với khối lượng cụ thể cho từng đối tượng, bán tại cửa hàng lương thực của Nhà nước theo sổ (sổ gạo). Thịt, đường, sữa, vải mặc, chất đốt… được phân phối theo phiếu. Các loại hàng hóa kém quan trọng hơn được mua tại cửa hàng bách hóa Nhà nước mà không cần tem phiếu, nhưng có định mức như: muối, nước mắm, thuốc lá, bánh kẹo, kim chỉ, giấy và vở viết… Tất cả các hàng công nghiệp dân dụng được phân phối nhỏ giọt trong hệ thống cơ quan Nhà nước theo nguyên tắc bình bầu trong nội bộ. Chỉ riêng có rau, quả và một vài loại thức ăn tươi sống khác có thể mua tự do ngoài chợ với quy mô nhỏ.

Hạn chế của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Mô hình nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung phát huy nhiều ưu thế trong những bối cảnh nhất định. Liên Xô đã từng đạt được các thành tựu phát triển kỳ diệu trong thời kỳ công nghiệp hóa. Đây là giai đoạn Liên Xô đạt mức phát triển cao nhất và có vị thế chưa từng có trong lịch sử của mình. Năm 1972 so với năm 1922 (năm Liên Xô thành lập), tổng sản lượng công nghiệp Liên Xô đã tăng 321 lần, thu nhập quốc dân tăng 112 lần. Năm 1975, chỉ cần 2 ngày rưỡi, Liên Xô đã sản xuất ra lượng sản phẩm bằng cả năm 1917 (năm có sản lượng cao nhất của Đế quốc Nga cũ), sản lượng công nghiệp chiếm 20% thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Liên Xô đã đóng góp khối lượng sức người sức của rất lớn và là một lực lượng chủ đạo tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Liên Xô đã từng đạt được vị trí dẫn đầu thế giới trong một số lĩnh vực như khoa học vũ trụ, điện hạt nhân, luyện kim, công nghệ vũ khí; là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu về dầu mỏ và khí tự nhiên trong thập niên 1960; xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của thế giới năm 1954 tại Obninsk; phóng vệ tinh vũ trụ Sputnik đầu tiên trên thế giới năm 1957; đưa con người đầu tiên bay vào vũ trụ thành công năm 1961.

Tuy nhiên, mô hình kế hoạch hóa tập trung đã sớm bộc lộ những khiếm khuyết nghiêm trọng mang tính căn bản. Với tính đa dạng, phức tạp và biến động không ngừng của nền kinh tế thì không một bộ máy Chính phủ nào có đủ năng lực, nhân lực và cơ chế linh hoạt để thực hiện tốt mọi chức năng quản lý thay thế hoàn toàn cơ chế thị trường. Hơn nữa, bản thân bộ máy Chính phủ cũng có những khiếm khuyết nội tại mà nó không thể tự khắc phục được. Trong bối cảnh bộ máy Chính phủ làm thay cơ chế thị trường thì những khiếm khuyết này càng trở nên trầm trọng hơn. Những khiếm khuyết của mô hình kế hoạch hóa tập trung được khái quát như sau:

Can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại về vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách Nhà nước phải gánh chịu.

Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh. Việc chạy theo và chạy đua với chỉ tiêu được ấn từ trên xuống nhiều khi chỉ là làm thế nào cho thật đẹp sổ sách báo cáo cuối kỳ. Doanh nghiệp chỉ quan tâm đến một vấn đề duy nhất đó là hoàn thành chỉ tiêu, dù cho chỉ tiêu đó có phi lý đến đâu; bởi vì, doanh nghiệp không phải người định giá bán sản phẩm, không quan tâm đến cái gọi là lỗ hay lãi. Những cơ sở hoàn thành chỉ tiêu thường được nhận được tấm bằng khen và trái lại thì bị phê bình hoặc kỷ luật.

Chế độ tài chính của Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc thu đủ, chi đủ. Nghĩa là Nhà nước sẽ thu lợi nhuận khi có lãi, và ngược lại cũng sẽ phải bù khi bị lỗ. Và trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp này lỗ thì nhiều mà lãi chẳng thấy đâu do không có sự gắn liền giữa quyền lợi và trách nhiệm của cấp thực hiện.

Nghịch lý là đồng tiền không được lưu thông tự do vì kinh tế đều thuộc quyền kiểm soát của Nhà nước; sức lao động không được hoàn trả bằng vật chất xứng đáng;

Nguồn lực được phân bổ hoàn toàn theo cách thức hành chính; Cơ chế cung/cầu gần như không có tác động trong nền kinh tế.

Tất cả các hàng công nghiệp dân dụng được phân phối nhỏ giọt theo hệ thống cấp ngành hành chính và cơ quan Nhà nước theo nguyên tắc bình bầu trong nội bộ. Do việc cấp, phát, quy định khối lượng hàng hóa tiêu dùng trong nhân dân một cách cứng nhắc, không phù hợp với nhu cầu thực tiễn nên xuất hiện tình trạng mua đi, bán lại các hàng hóa theo kiểu “chợ đen”.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quan điểm cực đoan về vai trò của Khu vực công về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Quan điểm cực đoan về vai trò của Khu vực công. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm