Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm Khu vực công cộng

Khái niệm Khu vực công cộng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm Khu vực công cộng

Từ khi chúng ta ra đời và biết nhận thức, các cụm từ như: "công", "công cộng", "công quyền", "công ích"... liên tục tác động đến chúng ta qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua giao tiếp xã hội, hoặc qua môi trường học tập, làm việc. Trong suốt cuộc đời, chúng ta được hưởng các dịch vụ công cộng như: đường quốc lộ, công viên, đèn đường công cộng. Ở nhiều nơi, rác rưởi, cống rãnh do cơ quan công cộng xử lý; nước chúng ta uống nước do công ty cấp nước công cộng cung cấp và hưởng môi trường sinh thái trong lành, trật tự xã hội an toàn và an ninh quốc gia do cơ quan công cộng kiểm soát, bảo vệ.

Cá nhân chúng ta sử dụng nhiều giấy tờ, xác nhận do các cơ quan hành chính công cung cấp, từ giấy khai sinh cho đến các loại căn cước, hộ chiếu, bằng cấp. Nhà nước bảo đảm duy trì một khung khổ pháp luật trong đó các cá nhân sống, giao tiếp và làm việc; các doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo cách cùng có lợi. Luật pháp bảo đảm quyền sống và tự do của mỗi cá nhân, bảo đảm các hợp đồng đã ký kết phải được thực hiện. Khi có tranh chấp giữa các cá nhân hoặc tổ chức thì được đưa ra tòa án để giải quyết. Chúng ta có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước để được hưởng các điều kiện chung nêu trên và một số cá nhân được trợ cấp, trợ giúp trong những trường hợp nhất định.

Khái niệm "công cộng" là một phạm trù để phân biệt với những gì thuộc về "tư", hoặc "gia đình". Để có thể nhận diện khu vực công cộng một cách dễ dàng hơn, có thể tham khảo cách tiếp cận phân chia xã hội thành ba khu vực, đó là: khu vực công, khu vực tư và khu vực xã hội dân sự. Khu vực công cộng có thể được xác định phạm vi tùy cách tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Có quan điểm cho rằng những hoạt động mang tính hiệp hội, hoặc tự phát vì một mục tiêu công ích cũng thuộc về khu vực công. Tuy nhiên, nếu đặt mục tiêu nghiên cứu các tổ chức, nhân tố thuộc về hệ thống công quyền thì cần có các tiêu chí cụ thể để xác định tập trung vào các tổ chức công cộng mang tính “công quyền”. Trong phạm vi giáo trình này, khu vực công cộng được xác định như sau:

Khu vực công cộng bao gồm các tổ chức được hình thành và vận động theo quyết định của hệ thống hành chính Nhà nước, sử dụng nguồn lực từ ngân sách

Nhà nước và chịu sự chỉ đạo điều hành bởi những người đại diện do nhân dân bầu ra theo các quy trình và thủ tục thống nhất. Khu vực công cộng được sử dụng quyền lực tối thượng do xã hội trao cho và được kiểm soát bởi xã hội cùng với cơ chế kiểm soát đan xen trong khu vực công cộng nhằm theo đuổi mục tiêu tối ưu hóa phúc lợi xã hội trong dài hạn.

Nhận diện các tổ chức thuộc khu vực công cộng

Theo nội hàm của khái niệm nêu trên, phạm vi của khu vực công cộng chỉ bao gồm các tổ chức về kinh tế, chính trị, quân sự, hành chính, văn hóa, xã hội do Nhà nước quyết định thành lập, bổ nhiệm lãnh đạo và cấp kinh phí hoạt động, có tổ chức và hoạt động theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Như vậy, có thể nêu ra những tổ chức cơ bản thuộc khu vực công cộng như sau:

Hệ thống các cơ quan công quyền:

Hệ thống các cơ quan quyền lực của Nhà nước gồm các cơ quan lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ và chính quyền các cấp), tư pháp (tòa án và viện kiểm sát).

Hệ thống quốc phòng và các cơ quan an ninh (thực chất đây cũng là 1 bộ phận của Chính phủ làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và đảm bảo trật tự xã hội).

Hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ công:

  • Giáo dục, y tế công lập.
  • Dịch vụ văn hóa thông tin, thể dục thể thao… của Chính phủ.
  • Dịch vụ giao thông, bưu chính công.
  • Hệ thống các cơ quan an sinh xã hội.
  • Hệ thống các đơn vị kinh tế Nhà nước:
  • Các doanh nghiệp Nhà nước.
  • Các định chế tài chính trung gian.
  • Các đơn vị được Nhà nước cấp vốn hoạt động.

Nhà nước và Chính phủ

Trong khu vực công cộng, “Nhà nước” và “Chính phủ” là hai khái niệm được nhắc tới nhiều và dễ gây nhầm lẫn. Theo quan điểm các nhà luật học thì một Nhà nước (state) phải có bốn yếu tố cấu thành là: nhân dân, lãnh thổ, Chính phủ, và chủ quyền quốc gia. Chính phủ (government) là một chủ thể có quyền lực để thi hành luật pháp trong một quốc gia hay một nhóm người chấp chính ở tầm quốc gia. Như vậy, Nhà nước có tính bền vững và lâu dài với quyền lực tuyệt đối và vô hạn. Nhà nước chỉ có thể thay đổi bởi một cuộc cách mạng mang tính lịch sử với vai trò thay đổi hình thức chính thể. Chính phủ thì tồn tại theo nhiệm kỳ, được nhân dân trao cho các quyền lực hữu hạn theo hiến pháp, được thay đổi bởi những cuộc bầu cử quốc gia (định kỳ hoặc bất thường). Chính phủ không sở hữu nhân dân, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

Theo Điều 94 và 95 của Hiến pháp 2013 của Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Như vậy, Chính phủ là một bộ phận trọng yếu của khu vực công, thuộc ngành hành pháp, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành lập pháp và tư pháp, chịu trách nhiệm trực tiếp việc quản lý xã hội, điều hành nền kinh tế và thực hiện các chức năng đối ngoại.

Sự phân biệt giữa Nhà nước và Chính phủ là rõ ràng, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, việc sử dụng các cụm từ "Chính phủ" và "Nhà nước" có thể có cùng ngữ nghĩa và có thể thay thế cho nhau. Trong giáo trình này, trừ những trường hợp cần phân biệt cụ thể, những cụm từ: "Chính phủ", "Nhà nước" hoặc "Khu vực công" có thể được hiểu là tương đương trong mối quan hệ với xã hội và khu vực thị trường.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm Khu vực công cộng về nhận diện khu vực công cộng một cách dễ dàng hơn, có thể tham khảo cách tiếp cận phân chia xã hội thành ba khu vực, đó là: khu vực công, khu vực tư và khu vực xã hội dân sự....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Khái niệm Khu vực công cộng. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm