Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quan hệ giữa giá xuất khẩu và giá nội địa

Quan hệ giữa giá xuất khẩu và giá nội địa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa

Một lập luận cho giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa là sản phẩm của nhà sản xuất thị trường xuất khẩu hầu như ít được biết đến hơn so với thị trường nội địa, do đó để có được sự chấp nhận của thị trường và việc mua hàng ban đầu thì nên báo với giá thấp nhất có thể được. Ngoài ra, để được thị trường chấp nhận, nhà sản xuất nên tự gánh chịu những chi phí phát sinh như chi phí vận chuyển, bảo hiểm và thậm chí đôi khi cả thuế nhập khẩu ở nước ngoài.

Một số người khác tin rằng giá xuất khẩu nên thấp hơn giá nội địa vì các đối thủ ở nước ngoài có thể sản xuất rẻ hơn do chi phí lao động thấp hơn, do được sự trợ cấp từ chính phủ nước họ hay các lợi thế khác mà họ được hưởng. Cũng có lập luận khác ủng hộ giá xuất khẩu thấp để tăng sản lượng bán ra nhằm thu hồi những chi phí sản xuất và quản lý. Thêm một lập luận nữa là nhà sản xuất đã chịu những chi phí cần thiết nhất định khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, mà những chi phí này đã được trả và không thể tránh được. Vì vậy, bất cứ việc kinh doanh xuất khẩu nào với nghĩa mở rộng kinh doanh thì không nên tính vào khoản ngân quỹ này.

Một vấn đề tiềm ẩn phát sinh theo sau chính sách này là nhà xuất khẩu có thể bị xem là bán phá giá. Vì thế, nhà xuất khẩu nên theo dõi phản ứng của chính phủ sở tại trên thị trường xuất khẩu.

Giá xuất khẩu cao hơn giá nội địa

Một trong những lập luận thường xuyên nhất ủng hộ cho việc định giá xuất khẩu cao hơn giá nội địa là nhằm trang trải những chi phí ban đầu của công ty khi tham gia vào xuất khẩu. Khả năng có thể xảy ra là chi phí bán hàng khi xuất khẩu có thể cao hơn khi bán ở nội địa vì thủ tục phức tạp, khó khăn về ngôn ngữ, khác biệt về tập quán thương mại cũng như sự thay đổi về luật pháp và thị hiếu của khách hàng ở các thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, khi bán hàng xuất khẩu cũng thường phải có sự đầu tư nhiều hơn bình thường và những chi phí tăng thêm do phải lập những chứng từ đặc biệt, cách thức đóng gói bao bì, chuẩn bị và thay đổi sản phẩm. Một số nhà xuất khẩu tin rằng chi phí cho những khoản tín dụng kéo dài và mở tài khoản ở nước ngoài làm doanh thu thấp hơn và chi phí cao hơn. Một số nhà sản xuất cảm thấy rằng rủi ro tăng lên khi kinh doanh ở nước ngoài do những điều kiện kinh tế và chính trị không ổn định, và những rủi ro này nên được b đắp bằng một mức giá cao hơn.

Giá xuất khẩu bằng giá nội địa

Chính sách đem giá nội địa vào thị trường xuất khẩu được nhiều người ủng hộ, đặc biệt ph hợp cho những nhà sản xuất lần đầu xuất khẩu và họ chưa phát hiện ra các điều kiện khác biệt mà họ sẽ thấy sau này ở thị trường nước ngoài. Có một số lập luận ủng hộ chính sách này. Chẳng hạn, chính sách này giúp họ cố định mức giá xuất khẩu mà những chi phí và kinh nghiệm ở thị trường nội địa đã cho thấy là cần thiết và công bằng. Nó làm cho nhà xuất khẩu cảm thấy an toàn khi thâm nhập vào thị trường xuất khẩu khi họ không có cơ hội nghiên cứu thị trường, thiếu những hiểu biết về điều kiện cạnh tranh và kinh nghiệm trước đây. Chính sách này cũng làm tan biến bất cứ lo ngại nào mà nhà sản xuất có thể gặp phải là luật chống bán phá giá ở nhiều nước. Đây cũng là chính sách có thể được thay đổi dễ dàng khi nhà xuất khẩu có được kinh nghiệm và những kiến thức toàn diện về thị trường xuất khẩu.

Cách tiếp cận này dễ thực hiện nhưng có thể sẽ không phù hợp nếu giá nội địa được định thấp là do những hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn đó là giá mà nhà sản xuất phải đưa ra do đang trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu khác. Do đó, trước khi theo cách tiếp cận này, hoặc theo cách giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa, nhà quản trị xuất khẩu nên chắc chắn rằng giá bán nội địa trong thực tế là giá được định trong những hoàn cảnh bình thường. Các nhà xuất khẩu định giá bằng với giá bán ở nội địa giả định rằng những mục tiêu của công ty là tương tự nhau. Tuy nhiên, nên nhìn nhận rằng những mục tiêu của công ty và điều kiện thị trường không thể giống nhau giữa các thị trường.

* Giá khác biệt

Vì thị trường, các điều kiện cạnh tranh và các yếu tố môi trường khác thay đổi từ thị trường nước ngoài này đến thị trường nước ngoài khác, do đó có khả năng phải định giá xuất khẩu riêng cho mỗi thị trường. Các sách về kinh tế quốc tế thường nói nhiều về những điều kiện mà theo đó sự khác biệt về giá cả xảy ra giữa những thị trường nước ngoài. Những điều kiện quan trọng nhất là: (1) sự khác nhau về hệ số co giãn của cầu; (2) sự phân chia các thị trường hiệu quả.

Sự khác nhau về hệ số co giãn của cầu là cần thiết nếu nhà xuất khẩu có một động cơ về lợi nhuận để định giá ở thị trường này cao hơn thị trường khác. Hệ số co giãn cao thì nên định giá thấp và cầu không co giãn theo giá thì nên định giá cao.

Một điều kiện cần thiết khác cho việc định giá khác biệt là các thị trường có liên quan phải được phân chia hiệu quả. Trừ khi biểu thuế quan, chi phí vận tải, hoặc chi phí tái xuất khẩu cao hơn sự chênh lệch giá, hoặc trừ khi có những hạn chế khác về việc tự do di chuyển hàng hóa qua các biên giới chính trị, sản phẩm được bán ở thị trường giá thấp có thể tìm thấy đường vào thị trường giá cao. Trong trường hợp giá xuất khẩu cao hơn giá bán nội địa, nhà xuất khẩu phải bảo vệ đối với việc định giá khác biệt quá cao đến mức làm khách hàng nước ngoài hoặc đại diện của họ sẽ thấy thị trường nội địa trở nên hấp dẫn và sẽ tự thực hiện chức năng xuất khẩu. Đây là trường hợp mà công ty Minolta, nhà sản xuất camera hàng đầu ở Nhật Bản đã gặp vào những năm đầu 1970 (Keegan, 1989, pp. 422-32). Do sự chuyển tải từ Hongkong (một thị trường cạnh tranh dữ dội), các camera được bán thông qua một kênh không được ủy quyền bao gồm các nhà bán buôn và bán lẻ, tới người tiêu d ng ở Tây Đức với giá thấp hơn đáng kể so với giá phải trả qua kênh chính thức. Rõ ràng là một số nhà buôn ở Hongkong đã trực tiếp lấy thêm sản phẩm từ Nhật Bản và xuất khẩu tới Tây Đức.

Đây là vấn đề giá bán thông qua việc nhập khẩu song song (parallel import) hay được gọi là thị trường không chính thức (gray market). Nếu người mua ở một nước có thể mua hàng hóa ở nơi khác với giá rẻ hơn thì sẽ tạo ra động lực để khách hàng ở thị trường có giá thấp chuyển hàng hóa tới thị trường có giá cao hơn để kiếm lợi nhuận. Như vậy, nhà phân phối của nhà xuất khẩu và những thương nhân ở nước có giá cao hơn sẽ than phiền về những nhà nhập khẩu không ủy quyền này khi họ bị thua lỗ. Có một số quốc gia bao gồm cả EU và Nhật Bản khuyến khích các nhà nhập khẩu song song để kích thích cạnh tranh và buộc nhà phân phối được ủy quyền phải giảm giá bán (Johnson, 1991, p.83). Ở EU, bất cứ sự cố gắng nào ngăn cản việc bán hàng ra khỏi quốc gia của nhà phân phối, nhưng trong phạm vi EU, có thể bị coi là vi phạm pháp luật.

Khi xem xét việc định giá khác biệt, nhà xuất khẩu cũng phải chú ý đến những yếu tố khác, bao gồm sự cạnh tranh nội địa ở mỗi thị trường, tỷ lệ định phí/ biến phí của sản phẩm, sự ổn định của nhu cầu ở thị trường nội địa và chiến lược marketing tổng thể được sử dụng.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quan hệ giữa giá xuất khẩu và giá nội địa về đặc điểm quan hệ  của giá xuất khẩu bằng giá nội địa, giá xuất khẩu cao hơn giá nội địa, giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quan hệ giữa giá xuất khẩu và giá nội địa. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 1.735
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm