Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quản lý và sử dụng vốn

Quản lý và sử dụng vốn được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Tài chính tiền tệ để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Quản lý và sử dụng vốn

Quản lý vốn cố định cần thực hiện trên 2 phương diện: Quản lý hiện vật và quản lý giá trị.

Quản lý hiện vật là phương thức quản lý yêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau để từ đó có những biện pháp quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả hơn. Các cách phân loại TSCĐ phổ biến là:

Căn cứ vào hình thái vật chất TSCĐ có 2 loại:

- TSCĐ hữu hình

- TSCĐ vô hình

* Căn cứ vào quyền sở hữu:

- TSCĐ do doanh nghiệp sở hữu là TSCĐ mua bằng vốn của mình, vốn vay hoặc do được biếu tặng những tài sản này giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh.

- TSCĐ thuê ngoài gồm: TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính. Và theo điều 8 của thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

Đối với TSCĐ thuê hoạt động: Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ; Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê.

Đối với TSCĐ thuê tài chính: Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định; Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.

Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.

* Căn cứ vào tình trạng sử dụng:

- TSCĐ đang được khai thác sử dụng là những tài sản trực tiếp làm tăng năng suất, năng lực hoạt động của doanh nghiệp.

- TSCĐ chờ thanh lý là những tài sản hư hỏng, tài sản lạc hậu về công nghệ kỹ thuật, tài sản không tương thích.

Quản lý giá trị là phương thức quản lý gắn liền việc tính khấu hao TSCĐ và quản lý, sử dụng quỹ khấu hao của doanh nghiệp.

Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn là một vấn đề mang tính tất yếu khách quan. Trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ, để tái tạo TSCĐ doanh nghiệp phải tiến hành khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự tính toán số tiền biểu hiện mức hao mòn của TSCĐ.

Theo điều 9 của thông tư 45/2013/TT-BTC quy định tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.

- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

Theo Sử Đình Thành (2008), trong thực tế có các phương pháp tính khấu hao sau:

Phương pháp khấu hao đường thẳng: Theo phương pháp này khấu hao TSCĐ hàng năm được tính theo công thức:

Mkh=NG/T

Trong đó:

Mkh: Mức khấu hao năm t.

NG: Nguyên giá tài sản

T: Là thời gian sử dụng định mức TSCĐ, có 2 loại:

Thời gian sử dụng định mức về kỹ thuật: Thời gian này được xác định chủ yếu dựa vào các thông số kỹ thuật và do vậy mức khấu hao tính được chỉ khắc phục hiện tượng hao mòn hữu hình TSCĐ.

Thời gian sử dụng định mức về kinh tế: Để chống lại hiện tượng mất giá do hao mòn vô hình, dựa vào thời gian sử dụng định mức kỹ thuật người ta ước lượng xác định thời gian định mức về kinh tế. Thông thường thời gian sử dụng định mức về kinh tế của TSCĐ luôn nhỏ hơn thời gian sử dụng định mức về kỹ thuật của nó.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quản lý và sử dụng vốn về phương thức quản lý yêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau để từ đó có những biện pháp quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả hơn...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Quản lý và sử dụng vốn. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc nhiều ngành nghề khác của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm