Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân loại lạm phát

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Phân loại lạm phát được chúng tôi tổng hợp và sưu tầm nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Lạm phát vừa phải

Lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức một con số hàng năm (dưới 10%/năm). Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát nước kiệu hay lạm phát một con số. Loại lạm phát này thường được các nước duy trì như một chất xúc tác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Lạm phát cao

Lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ hai con số hàng năm (từ 10 –100%/năm). Lạm phát cao còn được gọi là lạm phát phi mã. Một số nhà kinh tế cho rằng lạm phát ba con số cũng thuộc loại lạm phát phi mã. Lạm phát phi mã gây ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi lạm phát cao xảy ra người dân không còn muốn nắm giữ tiền mà chuyển sang mua hàng hóa, vàng, ngoại tệ cất trữ. Ví dụ như lạm phát ở Ý năm 1970 là 25%/năm, ở Việt Nam thời kỳ năm 1985 – 1990 luôn ở mức 3 con số.

Siêu lạm phát

Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hàng năm trở lên. Siêu lạm phát còn gọi là là lạm phát siêu tốc. Không có điều gì là tốt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng siêu lạm phát. Ví dụ lạm phát ở Nhật năm 1949 là 23.700%/năm.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân loại lạm phát về đặc điểm của lạm phát vừa phải, lạm phát cao và siêu lạm phát...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Phân loại lạm phát. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc nhiều ngành nghề khác của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 107
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm