Quản trị xung đột

Quản trị xung đột được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Quản trị xung đột

Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột, và vào cách giải quyết xung đột.

Là sự va chạm của các khuynh hướng đối lập không tương đồng trong một thời kỳ nhận thức nào đó của con người.

* Tại sao phải giải quyết xung đột?

Xung đột là một hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi trong môi trường làm việc, và không tự mất đi.

Nếu được giải quyết tốt, xung đột có thể đem lại lợi ích cho tổ chức.

Nếu giải quyết không tốt, xung đột nhỏ sẽ gây ra xung đột to lớn hơn và cuối cùng sẽ phá vỡ tổ chức.

- Để giải quyết xung đột có các phương pháp sau:

* Phương pháp cạnh tranh

Đây là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách sử dụng “ảnh hưởng” của mình. Ảnh hưởng này có từ vị trí, cấp bậc, chuyên môn, hoặc khả năng thuyết phục.

Áp dụng khi: Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng; người quyết định biết chắc mình đúng; vấn đề nảy sinh đột không phải lâu dài và định kỳ.

* Phương pháp hợp tác

Là việc giải quyết xung đột bằng cách thỏa mãn tất cả mọi người có liên quan.

Áp dụng khi: Vấn đề là rất quan trọng, và có đủ thời gian để tập hợp quan điểm, thông tin từ nhiều phía để có phương pháp xử lý hoàn hảo nhất; trong nhóm đã tồn tại mâu thuẫn từ trước; cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên.

* Phương pháp lẩn tránh

Là cách giải quyết xung đột bằng cách phó mặc cho đối phương định đoạt, hoặc người thứ 3 định đoạt. Những người dùng phương pháp này không tham gia vào tranh luận để đòi quyền lợi. Dù cho kết quả thế nào họ cũng không có ý kiến, và thường tích tụ lại sự không hài lòng của mình.

Áp dụng khi: Vấn đề không quan trọng; vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình; hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại; người thứ 3 có thể giải quyết vấn đề tốt hơn.

* Phương pháp nhượng bộ

Là phương pháp xử lý xung động bằng cách sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình, mà không đòi hỏi hành động tương tự từ bên kia.

Áp dụng khi: Giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp là ưu tiên hàng đầu; cảm thấy vấn đề là quan trọng với người khác hơn với mình (thấy không tự tin để đòi quyền lợi cho mình)

Sự khác nhau giữa phương pháp “nhượng bộ” và “lẩn tránh” là ở mối quan tâm về đối phương và xung đột. Phương pháp nhượng bộ bắt nguồn từ sự quan tâm, trong khi phương pháp lẩn tránh bắt nguồn từ sự thờ ơ của cá nhân với đối phương lẫn xung đột.

* Phương pháp thỏa hiệp

Đây là tình huống mà trong đó mỗi bên chịu nhường một bước để đi đến giải pháp mà trong đó tất cả các bên đều cảm thấy thoải mái nhất.

Áp dụng khi: Vấn đề tương đối quan trọng, trong khi hai bên đều khăng khăng giữ mục tiêu của mình, trong khi thời gian đang cạn dần. Hậu quả của việc không giải quyết xung đột là nghiêm trọng hơn sự nhượng bộ của cả 2 bên.

Nguyên tắc chung khi giải quyết xung đột: Nên bắt đầu bằng phương pháp hợp tác, không thể sử dụng tất cả các phương pháp, áp dụng các phương pháp theo hoàn cảnh.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quản trị xung đột về quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quản trị xung đột. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 436
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm