Quỹ dự trữ Nhà nước
VnDoc xin giới thiệu bài Quỹ dự trữ Nhà nước được chúng tôi tổng hợp và sưu tầm nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Quỹ dự trữ Nhà nước
Đây là loại quỹ tiền tệ có tính chất tích lũy đặc biệt. Quỹ dự trữ Nhà nước được hình thành và sử dụng cho những trường hợp sau:
Thực hiện các giải pháp khẩn cấp nhằm phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn trên diện rộng;
Khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn đối với thiệt hại tài sản Nhà nước, hỗ trợ khắc phục hậu quả đối với thiệt hại các tổ chức và dân cư;
Thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về an ninh quốc phòng;
Thực hiện các nhiệm vụ để bình ổn thị trường, giá cả hàng hóa và lưu thông tiền tệ…
Căn cứ vào hình thức dự trữ, quỹ dự trữ quốc gia có thể chia thành quỹ dự trữ bằng các hàng hoá hiện vật có tầm chiến lược quan trọng và quỹ dự trữ các loại ngoại tệ, vàng bạc, đá quý… Nếu căn cứ vào sự phân cấp quản lý, thì quỹ dự trữ quốc gia được chia thành:
Quỹ dự trữ tập trung quốc gia: Quỹ này được giao cho Cục dự trữ Quốc gia quản lý, thông thường dự trữ những loại hàng hóa, lương thực thực phẩm, vật tư chiến lược quốc gia.
Quỹ dự trữ của các bộ ngành: dự trữ các hàng hoá vật tư có tính chất quan trọng gắn liền với đặc điểm ngành.
Quỹ dự trữ của Ngân hàng Nhà nước: Dự trữ ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động quỹ dự trữ quốc gia chủ yếu là do ngân sách Nhà nước cấp. Hoạt động của quỹ được xây dựng, thực hiện theo kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn và các qui định khác của Chính phủ. Trong quá trình hoạt động, đòi hỏi quỹ phải tôn trọng những nguyên tắc quản lý sau:
Nguyên tắc tập trung thống nhất: Do sự phân cấp, quỹ dự trữ quốc gia được thực hiện ở nhiều cấp, ngành nhưng để đảm bảo hiệu quả hoạt động đòi hỏi quỹ phải được tổ chức thành một hệ thống thống nhất đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, có như vậy Chính phủ mới có thể tập trung tổng nguồn lực, chủ động ứng phó kịp thời với những bất ổn xảy ra trong nền kinh tế.
Nguyên tắc bí mật và an toàn: Dự trữ quốc gia là khoản dự phòng có tính chất chiến lược và chuẩn bị để đối phó với những bất ổn xảy ra từ mọi phía, cho nên việc quản lý quỹ phải đảm bảo tính bí mật và an toàn về quy mô, chất lượng và chuẩn loại hàng hóa, vật tư dự trữ để sẵn sàng đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quỹ dự trữ Nhà nước về hoạt động của quỹ được xây dựng, thực hiện theo kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn và các qui định khác của Chính phủ...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Quỹ dự trữ Nhà nước. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.