Quy trình để lựa chọn dự án

VnDoc xin giới thiệu bài Quy trình để lựa chọn dự án được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Quy trình để lựa chọn dự án

Để lựa chọn dự án, cần thiết phải tiến hành công tác đánh giá dự án trong giai đoạn lập dự án. Về bản chất đánh giá dự án trong giai đoạn này chính là công tác thẩm định dự án. Thẩm định dự án là quá trình phân tích, kiểm tra, đánh giá lại một cách kỹ lưỡng các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tương lai của dự án trên các phương diện: Thị trường, quản trị, kỹ thuật - công nghệ, tài chính và kinh tế xã hội… Đây là đánh giá quan trọng nhất, quyết định đến việc lựa chọn dự án để đầu tư của chủ đầu tư, đồng thời là căn cứ để thực hiện các đánh giá sau trong quá trình thực hiện và kết thúc dự án.

Bất kỳ một dự án nào mà chưa được tổ chức phân tích, đánh giá trong giai đoạn thẩm định này thì dự án ấy chưa đủ độ tin cậy và sức thuyết phục thu hút nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn đầu tư. Vì vậy, việc lựa chọn khung phân tích, đánh giá dự án là một công việc cực kỳ cần thiết không thể thiếu được sau khi kết thúc giai đoạn soạn thảo dự án. Kết quả của việc phân tích, đánh giá dự án trong giai đoạn này là phải đưa ra được những kết luận về tính khả thi hay không khả thi của dự án. Để có những kết luận chính xác, giúp cấp có thẩm quyền ra quyết định, đòi hỏi trong quá trình phân tích, đánh giá phải nắm vững kỹ thuật tính toán, phân tích các mặt lợi ích kinh tế - xã hội, cũng như khả năng sinh lợi mà dự án có thể mang lại cho chủ đầu tư và cho xã hội.

Vì những mục đích khác nhau nên khung phân tích đánh giá lựa chọn dự án thường được đánh giá bởi nhiều cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân.

Đối với cơ quan thẩm định nhà nước, mục đích của việc phân tích, đánh giá là nhằm xem xét những lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án mang lại có phù hợp với mục tiêu đã được đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay không. Thông qua đó đưa ra những kết luận về sự chấp nhận hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc không chấp nhận dự án đề nghị.

Đối với các định chế tài chính thì ngoài việc xem xét khả năng sinh lời cho chủ đầu tư và sự đóng góp của dự án đối với nền kinh tế quốc dân, việc đánh giá dự án giai đoạn này còn nhằm mục đích xem xét tuổi thọ bền vững của dự án, qua đó mà định hướng tài trợ.

Đối với chủ đầu tư, ngoài việc xem xét khả năng ảnh hưởng của dự án đến lợi ích kinh tế - xã hội, không vi phạm luật pháp và những quy định của nhà nước, mục đích của phân tích, đánh giá dự án trong giai đoạn này của họ còn là xác định khả năng sinh lợi của dự án cao hay thấp, đồng thời phát hiện để xử lý những khiếm khuyết, những rủi ro và những khó khăn lớn có thể xảy ra khi dự án đi vào thực hiện.

Mọi dự án bất luận là dự án có vốn đầu tư nước ngoài hay dự án có vốn đầu tư trong nước đều hướng chủ yếu vào hai mục đích cơ bản: Đạt được lợi nhuận và thỏa mãn lợi ích kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, khung phân tích, đánh giá để lựa chọn dự án trong giai đoạn này cần tập trung hướng vào hai phần sau đây:

Phần phục vụ yêu cầu của chủ đầu tư: Đánh giá khả năng sinh lợi của dự án thông qua các phân tích: Thị trường, quản trị, kỹ thuật - công nghệ, tài chính…

Phần phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước: Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội do dự án mang lại thông qua các phân tích, đánh giá về mức đóng góp dưới hình thức thuế thu được, số ngoại tệ thu về hay tiết kiệm được, tạo công ăn việc làm, khai thác được tài nguyên trong nước, tạo ra được hàng hóa hay nguyên vật liệu thay thế hàng nhập khẩu…

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quy trình để lựa chọn dự án về việc đánh giá quan trọng nhất, quyết định đến việc lựa chọn dự án để đầu tư của chủ đầu tư, đồng thời là căn cứ để thực hiện các đánh giá sau trong quá trình thực hiện và kết thúc dự án...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quy trình để lựa chọn dự án. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 101
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm