Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế

Chúng tôi xin giới thiệu bài Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế được chia làm 4 giai đoạn có quan hệ chặt chẽ với nhau.

1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của công ty

Nội dung của bản tuyên bố nhiệm vụ của một công ty kinh doanh quốc tế phụ thuộc vào loại hình kinh doanh mà công ty tham gia, những người có liên quan mà công ty thường xuyên phải cố gắng làm hài lòng và cả các nhiệm vụ kinh doanh quan trọng nhất để đạt được các mục tiêu của công ty. Và do vậy, bản tuyên bố nhiệm vụ cũng thường làm rõ vấn đề hoạt động của công ty có ảnh hưởng như thế nào đến những người có liên quan. Đó là tất cả những đối tượng chịu ảnh hưởng từ hoạt động của công ty, từ nhà cung cấp đến các cổ đông và những người tiêu dùng sản phẩm của công ty. Có những bản tuyên bố nhiệm vụ chỉ tập trung vào lợi ích của người tiêu dùng như: “Là một công ty chăm sóc mắt toàn cầu, chúng tôi sẽ giúp người tiêu dùng nhìn, xem và cảm nhận tốt hơn thông qua các công nghệ và những thiết kế được phát minh ra” (công ty chăm sóc mắt toàn cầu Bausch & Lamb), nhưng cũng có bản tuyên bố nhiệm vụ có nội dung rộng hơn, bao hàm tất cả những người có liên quan như “Nhiệm vụ của chúng tôi là dựa trên truyền thống về chất lượng và giá trị của sản phẩm của mình để cung cấp các nhãn hiệu, sản phẩm, nâng cao tiềm lực tài chính và cải tiến quản lý nhằm đáp ứng các lợi ích của các cổ đông, người tiêu dùng, công nhân, khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động” (công ty Cadbury Schweppers chuyên kinh doanh đồ uống và đồ ngọt trên 200 quốc gia).

Các nhà quản lý phải luôn xác định những mục tiêu mà họ muốn đạt được trên thị trường toàn cầu. Những mục tiêu này thường là một hệ thống bao gồm nhiều mục tiêu có mức độ chi tiết khác nhau và hợp thành một hệ thống mà các nhà quản trị gọi là “cây mục tiêu”. Trong đó, các cấp cao nhất của công ty thường có các mục tiêu chung nhất, tổng quát nhất. Còn các cấp thấp hơn thì thường xác định những mục tiêu cụ thể hơn, và nhiều khi những mục tiêu này được cụ thể hóa bằng những con số. Thậm chí, các mục tiêu sẽ trở nên chính xác hơn tại các cấp, các phòng ban.

2. Đánh giá môi trường kinh doanh quốc tế

Trong những điều kiện của xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển, để thích ứng với xu hướng này, các doanh nghiệp phải tăng dần khả năng hội nhập, thích ứng của mình với điều kiện mới của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước.

Mục tiêu của đánh giá, phân tích môi trường kinh doanh quốc tế là phải tìm ra và xác định chính xác các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty. Các nhân tố này cũng luôn biến đổi. Do đó, điều quan trọng là phải nắm và dự đoán được xu hướng vận động của chúng, để từ đó đưa ra chiến lược hội nhập thích ứng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Việc phân tích kinh doanh phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau đây:

Thứ nhất, phân tích môi trường phải chỉ ra được những cơ hội kinh doanh cho công ty trong việc xâm nhập thị trường, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, đầu tư.

Thứ hai, việc phân tích phải tính đến những mối đe dọa, thách thức của môi trường đối với công ty, để từ đó giúp công ty tiến hành những hoạt động thích ứng nhằm chớp thời cơ đạt kết quả lớn.

Thứ ba, phải nắm được khả năng nội tại của công ty, nếu không đánh giá đúng khả năng mà đưa ra mục đích quá cao, chắc chắn sẽ khó thành công, thậm chí thất bại. Việc đánh giá tiềm năng của công ty được xem xét trên các mặt: khả năng về vốn; tiềm năng về công nghệ; về năng lực quản lý; phân phối, chất lượng sản phẩm, mẫu mã...

Như vậy, sự đánh giá, phân tích môi trường kinh doanh quốc tế nhằm giúp cho công ty thích ứng và thích nghi trong các hoạt động kinh doanh, giảm thách thức và tăng thời cơ kinh doanh, gia tăng kết quả và hạn chế rủi ro.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế về việc xác định sứ mệnh và mục tiêu của công ty và đánh giá môi trường kinh doanh quốc tế...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 343
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm