SiO2 là oxide gì? Tính chất hóa học của SiO2
SiO2 là oxide gì? Silicon dioxide thuộc loại oxide gì?
SiO2 là oxide gì? Tính chất hóa học của SiO2 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải đáp thắc mắc câu hỏi Silicon dioxide thuộc loại oxide gì, cũng như biết được tính chất hóa học của SiO2. Từ đó vận dụng vào giải các dạng bài tập câu hỏi tương tự.
I. SiO2 là gì?
SiO2 hay Silicon dioxide là một hợp chất hóa học còn có tên gọi khác là silica. Nó là một oxit của silic với có độ cứng cao được biết đến từ thời cổ đại.
Phân tử SiO2 không tồn tại ở dạng đơn lẻ mà liên kết lại với nhau thành phân tử rất lớn và tồn tại ở 2 dạng là dạng tinh thể và vô định hình.
SiO2 là oxide acid của H2SiO3 (acid không tan trong nước).
SiO2 không tan trong nước, không tan trong kiềm loãng, tan trong kiềm đặc nóng.
SiO2 chất ở dạng tinh thể, không tan trong nước, nóng chảy ở 17130C
II. SiO2 là oxde gì?
SiO2 là oxide acid
SiO2 có tính chất của oxide acid.
SiO2 tan chậm trong dung dịch kiềm và tan dễ trong kiềm nóng chảy hoặc carbonate kim loại kiềm nóng chảy → Silicate
III. Tính chất hóa học của SiO2
1. SiO2 tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan nhanh trong kiềm nóng chảy hoặc carbonate kim loại kiềm nóng chảy
SiO2 + 2NaOH
SiO2 + Na2CO3
Không phản ứng được với nước
2. Silic dioxit tác dụng với HF
(dùng phản ứng này để khắc chữ, tranh lên thủy tinh)
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
3. Silicon dioxide không phản ứng với nước
IV. Phương pháp điều chế SiO2
- Cho Silicon phản ứng với oxi trong điều kiện nhiệt độ cao
Si(r) + O2 (k) → SiO2 (r)
Phương pháp này thường được sử dụng để phủ lớp SiO2 trên bề mặt của Silicon.
- Phương pháp phun khói
Là phương pháp thủy phân Silicon halogel ở nhiệt độ cao với oxygen và hydrogen theo phương trình hóa học:
2H2 + O2 + SiCl4 → SiO2 + 4HCl
- Phương pháp kết tủa
Cho Silicon lỏng phản ứng với 1 acid vô cơ. Phản ứng xảy ra như sau:
Na2SiO3 + H+ → 2Na+ + SiO2 + H2O
V. Ứng dụng của silic dioxit
Thạch anh dùng để lọc nước, xử lí nước tinh khiết.
HF dùng để khắc chữ trên thủy tinh → không dùng bình thủy tinh để đựng acid HF.
Sodium silicat (Na2SiO3) được dùng để chế tạo ra xà phòng, chất ngăn ngừa mụn gỗ, ủng trứng và dùng trong việc nhuộm màu. Nó cũng được sử dụng trong việc chế tạo ra cao su nhân tạo. Người ta trộn Silicon với cát và đất để chế tạo ra gạch.
VI. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các oxide acid?
A. CO2, SO3, Na2O, NO2.
B. CO2, SO2, P2O5, CaO.
C. SO2, P2O5, CO2, SiO2.
D. SiO2, CO2, P2O5, CuO.
Câu 2. Oxide acid nào sau đây không tác dụng với nước?
A. Carbon dioxide
B. Sulfur dioxide
C. Silicon dioxide
D. Dinitrogen pentoxide
Câu 3. Silicon dioxide (SiO2) tan chậm trong dung dịch kiềm đặc, nóng, tan dễ trong dung dịch kiềm nóng chảy tạo thành silicat. SiO2 là
A. oxide acid
B. oxide trung tính
C. oxide base
D. oxide lưỡng tính
Câu 4. Silicon dioxide không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. dung dịch NaOH đặc, nóng
B. Na2CO3 nóng chảy
C. dung dịch HF
D. dung dịch HCl
Câu 5. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. SiO2 tan được trong dung dịch HF.
B. Si không có khả năng tác dụng với kim loại.
C. Thành phần hóa học chính của thạch cao nung là CaSO4.H2O.
D. Si tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí hydrogen.
Câu 6. Trong phản ứng nào sau đây, silic có tính oxi hóa ?
A. Si + 2F2 → SiF4
B. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
C. 2Mg + Si → Mg2Si
D. Si + O2 →SiO2
Câu 7. Silicon dioxide phản ứng được với tất cả các chất trong dãy sau đây ?
A. NaOH, MgO, HCl
B. KOH, MgCO3, HF
C. NaOH, Mg, HF
D. KOH, Mg, HCl
..............................................