So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết
So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết
Đề bài: So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết. Bản vẽ lắp dùng để làm gì?
Lời giải
* So sánh
- Giống nhau: Đều là bản vẽ kỹ thuật và có hình biểu diễn, kích thước và khung tên
- Khác nhau:
Bản vẽ lắp | Bản vẽ chi tiết |
- Không có yêu cầu kỹ thuật - Bảng kê: gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng, vật liệu. - Nhờ các chi tiết lắp ghép với nhau tạo nên một bộ phận máy hoặc máy | - Yêu cầu kĩ thuật: gồm chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt... - Không có bảng kê - Bản vẽ chi tiết là một trong các thành phần để xây dựng lên bản vẽ lắp |
* Bản vẽ lắp dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm
A. Bản vẽ lắp
1. Nội dung của bản vẽ lắp
Bản vẽ lắp là tài liệu kĩ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.
Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm.
Hình biểu diễn: Gồm hình chiếu và hình cắt diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí các chi tiết máy của bộ vòng đai.
Kích thước: Gồm kích thước chung của sản phẩm, kích thước lắp của các chi tiết.
Bảng kê: Gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng,vật liệu …
Khung tên: Tên sản phẩm, tỷ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế …
2. Đọc bản vẽ lắp
Đọc bản vẽ lắp là thông qua các nội dung của bản vẽ lắp để biết được hình dạng. Kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm.
Khi đọc thường theo trình tự nhất định.
- Khung tên.
- Bảng kê.
- Hình biểu diễn.
- Kích thước.
- Phân tích chi tiết.
- Tổng hợp.
Lưu ý:
- Cho phép vẽ một phần hình cắt (hình cắt cục bộ) ở trên hình chiếu.
- Kích thước chung: kích thước chiều dài, chiều cao và chiều rộng của sản phẩm.
- Kích thước lắp: kích thước chung của hai chi tiết ghép với nhau như đường kính của trục và lỗ, đường kính ren.
- Vị trí của chi tiết: mỗi chi tiết được tô một màu để xác định vị trí của nó ở trên bản vẽ.
- Trình tự tháo lắp: ghi số chi tiết theo trình tự tháo và lắp.
B. Bản vẽ chi tiết
1. Định nghĩa
Bản vẽ chi tiết là bản vẽ vừa thể hiện được hình dạng, vừa thể hiện được kích thước và các yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ. Thường thì bản vẽ chi tiết gồm: Các hình biểu diễn, khung bản vẽ và khung tên, các con số kích thước và các yêu cầu kỹ thuật. Bản vẽ chi tiết là tài liệu kĩ thuật dùng trong việc chế tạo và kiểm tra chi tiết.
2. Cách đọc bản vẽ chi tiết
Trình tự đọc bản vẽ
Gồm 5 bước:
- Đọc nội dung trong khung tên.
- Phân tích các hình chiếu, hình cắt.
- Phân tích kích thước.
- Đọc yêu cầu kĩ thuật.
- Mô tả hình dáng và cấu tạo của chi tiết, công dụng của chi tiết đó.
Bản vẽ ống lót:
Tên gọi chi tiết: ống lót.
Vật liệu: thép
Tỉ lệ: 1:1
Tên gọi hình chiếu: hình chiếu cạnh
Vị trí hình cắt: cắt ở vị trí hình chiếu đứng.
Kích thước chung của chi tiết: 28mm,30mm.
Kích thước các phần của chi tiết: Đường kính ngoài 18mm, đường kính lỗ 16mm, chiều dài 30mm.
Gia công: làm tù cạnh
Xử lí bề mặt: mạ kẽm.
Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết: ống hình trụ tròn.
Công dụng của chi tiết dùng để lót giữa các chi tiết.
Phân loại bản vẽ kỹ thuật
Bản vẽ kỹ thuật bao gồm :
- Bản vẽ chi tiết
- Bản vẽ lắp ráp
- Bản vẽ tháo rời
- Bản vẽ sơ đồ
C. Bài tập: Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Bản vẽ lắp thể hiện
- Hình dạng sản phẩm
- Kết cấu sản phẩm
- Vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm
- Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 2: Bản vẽ lắp dùng trong:
- Thiết kế sản phẩm
- Lắp ráp sản phẩm
- Sử dụng sản phẩm
- Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 3: Trong bản vẽ lắp thể hiện mấy nội dung?
- 2
- 3
- 4
- 5
Đáp án: C
Đó là hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên.
Câu 4: Bản vẽ lắp có thêm nội dung nào mà bản vẽ chi tiết không có?
- Hình biểu diễn
- Kích thước
- Bảng kê
- Khung tên
Đáp án: C
Câu 5: Bản vẽ lắp thiếu nội dung nào so với bản vẽ chi tiết?
- Hình biểu diễn
- Yêu cầu kĩ thuật
- Kích thước
- Khung tên
Đáp án: B
Câu 6: Trình tự đọc bản vẽ lắp gồm mấy bước?
- 4
- 5
- 6
- 7
Đáp án: C
Đó là hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên, phân tích chi tiết, tổng hợp.
Câu 7: Trình tự đọc bản vẽ lắp khác trình tự đọc bản vẽ chi tiết ở chỗ có thêm bước
- Bảng kê
- Phân tích chi tiết
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Đáp án: C
Câu 8: Kích thước trên bản vẽ lắp là
- Kích thước chung
- Kích thước lắp
- Cả A và B đều đúng
- Đáp án khác
Đáp án: C
Câu 9: Kích thước chung trên bản vẽ lắp là kích thước
- Chiều dài sản phẩm
- Chiều rộng sản phẩm
- Chiều cao sản phẩm
- Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 10: Trình tự đọc bản vẽ lắp là
- Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp
- Khung tên, hình biểu diễn, bảng kê, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp
- Khung tên, hình biểu diễn, bảng kê, phân tích chi tiết, kích thước, tổng hợp
- Hình biểu diễn, khung tên, bảng kê, phân tích chi tiết, kích thước, tổng hợp
Đáp án: A
-------------------------------------
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.