Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Truyền chuyển động

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8: Truyền chuyển động được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Trong bài này các em cùng tìm hiểu trong một máy gồm nhiều cơ cấu hợp thành, các cơ cấu có chuyển động khác nhau như nào, từ chuyển động đó được truyền đến các bộ phận xảy ra như thế nào? Các em hãy cùng tìm hiểu ở nội dung bài học dưới đây nhé

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

I. Tại sao cần truyền chuyển động?

Máy hay các thiết bị cần có cơ cấu truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ quay không giống nhau song đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.

Nhiệm vụ của các bộ truyền chuyển động là: Truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.

II. Bộ truyền động

1. Truyền động ma sát – truyền động đai

a) Cấu tạo bộ truyền động đại

Truyền động ma sát là là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.

Gồm 3 bộ phận chính: bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai. Dây đai: làm bằng vật liệu tạo ma sát tốt, bánh đai: Kim loại, gỗ ...vv

Lý thuyết Công nghệ 8: Truyền chuyển động có đáp án

b) Nguyên lí làm việc

Khi bánh dẫn 1 (đường kính D1) quay với tốc độ nd (n1) (vòng/phút), nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, bánh bị dẫn 2 (đường kính D2) sẽ quay với tốc độ nb d (n2) (vòng/phút), tỉ số truyền i được xác định bởi công thức:

Lý thuyết Công nghệ 8: Truyền chuyển động có đáp án

c) Ứng dụng

Cấu tạo đơn giản, làm việc êm, ít ồn, có thể truyền chuyển động giữa các trục ở cách xa nhau, được sử dụng rộng rải như: máy khâu, máy tiện, ô tô vv...

Khi ma sát giữa bánh và dây đai không đủ đảm bảo thì chúng có thể bị trượt nên tỉ số truyền bị thay đổi.

2. Truyền động ăn khớp

Để khắc phục sự trượt của chuyển động đai người ta dùng chuyển động ăn khớp.

a) Cấu tạo bộ truyền động

Bánh răng: Bánh dẫn và bánh bị dẫn.

Xích: Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích.

Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau thì khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bánh này phải bằng khoảng giữa hai răng kề nhau trên bánh kia.

Để đĩa ăn khớp được với xích thì cỡ răng của đĩa và cỡ xích phải tương ứng.

b) Tính chất

Bánh răng 1 có số răng là Z1, tốc độ quay n1, Bánh răng 2 có số răng là Z2, tốc độ quay n2 thì tỉ số truyền i:

Lý thuyết Công nghệ 8: Truyền chuyển động có đáp án

c) Ứng dụng

Bộ truyền chuyển động bánh răng dùng để truyền chuyển động quay giữa các trục song song hoặc vuông góc với nhau, có tỉ số truyền xác định, được dùng nhiều trong trong hệ thống truyền động như đồng hồ, hộp số xe máy vv...

Bộ truyền động xích dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục xa nhau, tỉ số truyền xác định được sử dụng xe đạp, xe máy, máy nâng chuyển vv...

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Các máy móc hay thiết bị do mấy bộ phận hợp thành?

A. 1

B. 2

C. Nhiều

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 2: Trong các máy móc hay thiết bị, các bộ phận được đặt ở:

A. Cùng vị trí

B. Các vị trí khác nhau

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: B

Câu 3: Tại sao trong máy cần có các bộ phận truyền chuyển động?

A. Do các bộ phận của máy thường đặt xa nhau

B. Do các bộ phận của máy đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu

C. Do các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 4: Nhiệm vụ của các bộ phận truyền chuyển động là:

A. Truyền tốc độ cho phù hợp với tốc độ của bộ phận trong máy

B. Biến đổi tốc độ phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án A hoặc B

Đáp án: C

Câu 5: Cấu tạo bộ truyền động đai có mấy bộ phận?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Đó là bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai.

Câu 6: Dây đai được làm bằng:

A. Da thuộc

B. Vải dệt nhiều lớp

C. Vải đính với cao su

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Câu 7: Bộ truyền động đai được ứng dụng trong:

A. Máy khâu

B. Máy khoan

C. Máy tiện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Do có cấu tạo đơn giản, làm việc êm, ít ồn, có thể truyền chuyển động giữa các trục cách xa nhau nên được sử dụng rộng rãi.

Câu 8: Cấu tạo bộ truyền động bánh răng gồm mấy bộ phận?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Đó là bánh dẫn và bánh bị dẫn.

Câu 9: Cấu tạo bộ truyền động xích gồm mấy bộ phận?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Đó là đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích.

Câu 10: Bộ truyền động xích ứng dụng trong:

A. Xe đạp

B. Xe máy

C. Máy nâng chuyển

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

 Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8: Truyền chuyển động được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tà liệu này giúp các em nắm chắc nội dung kiến thức cũng như khái niệm về chuyển động, bộ truyền động và ứng dụng của truyền chuyển động vào cơ khí....Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu nhé

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn bài lý thuyết Công nghệ 8: Truyền chuyển động. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập
Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Công nghệ 8

    Xem thêm