Biểu diễn ren
Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8: Biểu diễn ren được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lại trong loạt bài lý thuyết môn Công nghệ 8 nhằm giúp các bạn tham khảo và học tập tốt cho một học kì mới.
Bài: Biểu diễn ren
A. Lý thuyết & Nội dung bài học
I. Chi tiết có ren
Công dụng của ren: liên kết các chi tiết với nhau và để truyền lực.
Tên chi tiết | Công dụng |
a) Trụ ghế | - Thay đổi độ cao của ghế |
b) Miệng lọ mực | - Vặn chặt nắp lọ mực |
c) Ruột đui đèn | - Lắp chặt bóng đèn |
d) Đầu đinh vít | - Vặn chặt vít vào vật |
e) Đuôi bóng đèn | - Lắp chặt vào đui |
g) Lỗ trong đai ốc | - Vặn chặt vào ren trục |
h) Đầu trục bu lông | - Vặn vào đai ốc |
II. Quy ước vẽ ren
1. Ren ngoài
Ren ngoài là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.
Quy ước vẽ ren ngoài:
- Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.
- Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh.
2. Ren trong
Ren trong là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ.
Quy ước vẽ ren trong có mặt cắt nhìn thấy:
- Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.
- Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh.
Chú ý: Đường gạch gạch được kẻ đến đường đỉnh ren.
3. Ren bị che khuất
Quy ước: các đường giới hạn ren, đường đỉnh ren, đường chân ren, đều vẽ bằng nét đứt.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Ren có kết cấu:
A. Đơn giản B. Phức tạp C. Tùy từng trường hợp D. Đáp án khác
Đáp án: B
Câu 2: Các loại ren được vẽ:
A. Theo cùng một quy ước
B. Theo các quy ước khác nhau
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đáp án: A
Câu 3: Có mấy loại ren?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Đáp án: A
Đó là ren ngoài và ren trong.
Câu 4: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào có ren?
A. Đèn sợi đốt B. Đai ốc C. Bulong D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 5: Đối với ren bị che khuất, dùng nét đứt vẽ:
A. Đường đỉnh ren
B. Đường chân ren
C. Đường giới hạn ren
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: C
Câu 6: Đối với ren nhìn thấy, dùng nét liền đậm vẽ:
A. Đường đỉnh ren
B. Đường giới hạn ren
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Đáp án: C
Câu 7: Đối với ren nhìn thấy, đường chân ren vẽ bằng nét:
A. Liền mảnh
B. Liền đậm
C. Nét đứt mảnh
D. Đáp án khác
Đáp án: A
Câu 8: Vòng chân ren được vẽ
A. Cả vòng B. 1/2 vòng C. 3/4 vòng D. 1/4 vòng
Đáp án: C
Câu 9: Tên gọi khác của ren ngoài là:
A. Ren lỗ
B. Ren trục
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Đáp án: B
Câu 10: Tên gọi khác của ren trong là:
A. Ren lỗ B. Ren trục C. Đỉnh ren D. Chân ren
Đáp án: A
Bài: Biểu diễn ren trên đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững về công dụng của ren, quy ước cùa ren,....
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài lý thuyết Công nghệ 8: Biểu diễn ren. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Giải bài tập Công nghệ 8, Tài liệu học tập lớp 8.